5 bài thuốc dân gian từ rau mồng tơi chữa bệnh rất hiệu quả
Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc không chỉ mang tới những món ăn ngon mà còn là thảo dược rất quý cho sức khỏe…
Rau mồng tơi là loại rau phổ biến, được chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Canh mồng tơi là món ăn lý tưởng để giải nhiệt. Nói đến mồng tơi là người ta nghĩ ngay tới nhuận tràng, chống táo bón.
5 bài thuốc dân gian từ rau mồng tơi chữa bệnh rất hiệu quả.
Theo đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu.
Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.
Chữa khí hư, suy nhược
Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.
Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp
Video đang HOT
Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Chữa yếu sinh lý
Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.
Trị bệnh trĩ
Nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.
Trị mụn nhọt ở lưng, vai và cơ thể
Những nốt mụn đáng ghét xuất hiện ở vai và lưng là kẻ thù đáng ghét của những chị em thích diện đồ trễ và sexy. Tuy nhiên chị em cũng không cần quá lo lắng mà tìm đến những spa trị mụn đắt đỏ và mua những sản phẩm trị mụn cầu kì. Chỉ cần kết hợp rau mồng tơi, rau diếp cá và muối trắng, những nốt mụn đầu đen, mụn trứng cá, và mụn cám sẽ không còn chỗ trú trên cơ thể ngọc ngà của các nàng.
Sử dụng lá mồng tơi và lá diếp cá theo tỉ lệ 1:1 rồi giã nát, chị em lưu ý nên sử dụng luôn sau khi hái ngoài vườn. Giã thật nát cho tới khi nước 2 loại lá chảy ra rồi cho thêm muối trắng vào giã.
Với những nốt mụn ở cơ thể, chị em có thể sử dụng cả bã rau để đắp cùng. Chị em nên sử dụng hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý:
Rau mồng tơi có tính hàn, lạnh những người có hay bị lạnh bụng, đi ngoài phải cẩn thận khi dùng. Để giảm tính hàn nên nấu mồng tơi thật kỹ hoặc nấu mồng tơi với các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Theo Khoevadep
2 bài thuốc dân gian chữa bệnh cảm cúm cực hiệu quả
Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức.
Cúm hay cảm lạnh không đơn giản chỉ là những bệnh lý hô hấp bình thường. Nếu không được chữa trị và xử lý đúng cách, kịp thời, bệnh cúm có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, viêm tai, viêm phổi và viêm cầu thận.... Thế nhưng vẫn còn có rất nhiều người vẫn còn chưa biết cách phòng và điều trị đúng cách, thậm chí những hiểu biết chưa đúng về căn bệnh phổ biến này.
2 bài thuốc dân gian chữa bệnh cảm cúm cực hiệu quả.
Để trị bệnh cảm cúm này chúng ta thường dùng tới thuốc tây nhưng có những cách vô cùng đơn giản có thể điều trị căn bệnh này ngay tại nhà mà không cần dùng tới thuốc.
Cúc tần
Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được hoặc dùng 8-16 g dạng hoàn, tán.
Người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt, giải cảm...
Cây tía tô
Nếu cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy, nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.
Trong trường hợp cảm mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy, có thể lấy 15g lá tía tô, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.
Người bệnh cảm cúm gai rét không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông. Cảm cúm bốn mùa thì dùng 3 chén nước với tía tô, kinh giới, sắn dây, bạc hà, nghệ, sài hồ (tất cả đều phơi khô) và gừng tươi lấy một chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.
Ăn tía tô với các loại rau sống, rửa sạch cũng có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc. Tuy nhiên, không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.
Theo Khoevadep
Bài thuốc dân gian về cầm máu vết thương rất hiệu quả Có những bài thuốc dân gian rất hữu dụng trong việc cầm máu khi bị thương, bạn hãy áp dụng nhé! Khi bị một vết thương chảy máu, cần phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong. Dùng các loại thuốc cầm máu vào vết thương...