5 bài thuốc chữa bệnh từ sâm cau
Trong Đông y sâm cau được coi là một vị thuốc bổ thận, tráng dương, thường dùng chữa liệt dương, ho, đi ngoài lỏng, đau bụng…
1. Đặc điểm của sâm cau
Sâm cau còn có tên gọi khác là ngải cau, tiên mao. Tên khoa học Curculigo orchioides Gaertn. Thuộc họ Tỏi Hypoxidaceae.
Sâm cau là một loại cỏ cao 40cm hay hơn, thân ngầm hình trụ dài. Lá hình mác hẹp hai đầu nhọn, dài 15-40cm, rộng 12-35mm, cuống dài 10cm, trông gần giống lá cau.
Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Ngoài ra, còn thấy mọc cả ở Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Philippines…
Bộ phận dùng rễ rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc.
Cây sâm cau.
2. Công dụng và liều dùng của sâm cau
Video đang HOT
Theo ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Tuệ Tĩnh, một số vùng dân tộc ít người ở nước ta dùng rễ cây này làm thuốc bổ cho nên mới gọi là sâm, vì lá giống lá cau cho nên có tên sâm cau. Tại Ấn Độ, rễ cây này cũng được coi là một vị thuốc bổ.
Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa…
Ngoài ra, người ta còn dùng sâm cau chữa ho, trĩ, vàng da, đi ngoài lỏng, đau bụng… Dùng ngoài giã nát đắp lên nơi ghẻ, lở loét.
Uống trong: Mỗi ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Vị thuốc sâm cau ôn bổ thận khí.
3. Bài thuốc có sâm cau
ThS.BS. Nguyễn Quang Dương giới thiệu một số bài thuốc có sâm cau như sau:
- Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương: Sâm cau thái mỏng, sao vàng 100g, thiên niên kiện 10g, rượu trắng 500ml. Ngâm trong vòng 7 ngày hay hơn. Mỗi ngày uống hai lần, vào trước bữa ăn chính, mỗi lần một chén nhỏ chừng 25-30ml.
- Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: Sâm cau 20g, sâm bố chính, trâu cổ, câu kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, hoài sơn, ba kích, phá cố chỉ mỗi thứ đều 12g; nữ trinh tử, ngũ gia bì mỗi thứ 8g. Tất cả làm 1 thang cho 1 lít nước vào sắc còn 300ml, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.
Thiên niên kiện cùng với sâm cau và các vị thuốc khác chữa phong thấp.
- Chữa hen, tiêu chảy:Rễ sâm cau phơi khô, xắt lát mỏng, nhỏ, sao vàng. Dùng 20g, nấu với 250ml nước, sắc còn 50ml, uống một lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc 20g sâm cau hãm nước uống trong ngày.
- Chữa tê thấp, đau nhức toàn thân: Rễ sâm cau, hà thủ ô, hy thiêm thảo, mỗi thứ 20g, ngâm với 500ml rượu trắng, trong 7 – 10 ngày (hoặc càng lâu càng tốt).
- Trĩ nội chảy máu: Sâm cau 20g, đẳng sâm 8g, huyền sâm 20g, trắc bách thán sao 15g, cỏ nhọ nồi 20g, cát căn 15g, thăng ma 8g. Sắc uống chia 2 lần sáng chiều, sau ăn.
Lưu ý: Những người bị âm hư hỏa vượng không nên dùng sâm cau.
Ăn đuôi bò giúp tăng cường sinh lý?
Đuôi bò là món ăn được ca truyền từ thời xưa đến nay về công dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực cho nam giới.
Thực hư thế nào?
Nam giới bị suy giảm chức năng sinh lý là nguyên nhân gây ra tình trạng xuất tinh sớm, lượng tinh trùng ít hoặc khó có khả năng thụ thai.
Có rất nhiều phương pháp giúp tăng cường sinh lý nam, trong đó việc bổ sung những loại thực phẩm tăng cường sinh lý vào khẩu phần ăn hàng ngày như đuôi bò là lời khuyên được nhiều người truyền tai nhau khi giải quyết vấn đề này.
Ảnh minh họa
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, thịt bò là thực phẩm được nhiều người yêu thích, không chỉ bởi ngon miệng, đa dạng cách chế biến mà còn dinh dưỡng bởi chứa nhiều sắt, giàu protein,... khiến da dẻ hồng hào.
Tuy nhiên, thực phẩm này chứa nhiều mỡ, nhất là thịt ba chỉ và nội tạng, do vậy ăn nhiều dễ mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, gout, mỡ máu...
Trong đó, đuôi bò là bộ phận khá đặc thù, không xếp vào phần nội tạng cũng như thịt thành phẩm. Bộ phận này ít thịt, ít mỡ song nhiều dinh dưỡng. Ngoài các chất như canxi, sắt, đuôi bò còn nhiều collagen, giúp xương chắc khỏe và làm đẹp da tóc.
Có thể hầm hoặc ninh nhừ đuôi bò để tiết chất collagen nhiều, dễ hấp thu vào cơ thể khi ăn. Dinh dưỡng trong đuôi bò cải thiện sức khỏe tổng thể nói chung, từ đó tăng cường sinh lý.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng nhấn mạnh, thịt bò được xếp vào nhóm thịt đỏ, mỡ bò cũng ở nhóm mỡ động vật không lành mạnh. Ăn nhiều thịt đỏ, đặc biệt chế biến dưới nhiệt độ cao, là nguyên nhân dẫn tới các vấn đề tăng mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, ung thư. Do đó, mọi người nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm này.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, nhà khoa học, Lương y Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Cộng nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, trong y học cổ truyền, đuôi bò có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ hư, kiện tỳ thận, ích khí, dưỡng huyết, mạnh gân xương, gân xương yếu, da sần khô nám, râu tóc bạc sớm đặc biệt tốt với người yếu sinh lý.
Lương y Bùi Đắc Sáng tư vấn đuôi bò có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác như hầm cùng hạt sen, củ cải trắng, táo đỏ, lá ngải,... để tạo nên những món ăn hấp dẫn, có tác dụng bồi bổ, chữa bệnh rất tốt.
Loại táo rẻ tiền có nhiều ở Việt Nam, giúp làm sạch mỡ máu, tốt tiêu hoá và thận Sơn tra hay táo mèo là loại quả rẻ tiền, nhưng cũng là một dược liệu quý bảo vệ sức khoẻ. Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, táo mèo được biết tới với nhiều tên gọi khác nhau như táo dại, táo nhám, sơn tra... Đây là dược liệu có tác dụng làm tăng vị giác, kích thích...