5 bài học kinh nghiệm trong xây dựng NTM của Bộ Công an
Ngày 28.12, Bộ Công an đã tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” trong lực lượng công an nhân dân, giai đoạn 2016 – 2020. Qua 2 năm thực hiện, Bộ Công an đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm.
5 bài học kinh nghiệm
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 – 2020. Cũng trong năm này, Bộ Công an đã ban hành kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” trong lực lượng Công an nhân dân, giai đoạn 2016 – 2020.
Sơ kết 2 năm thực hiện phong trào thi đua, theo dự thảo báo cáo sơ kết 2 năm, Bộ Công an đã rút ra một số bài học kinh nghiệm.
Đầu tiên, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua. Có sự quan tâm của lãnh đạo, phong trào thi đua sẽ được triển khai sâu rộng với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng…, từ đó sớm đạt được tiêu chí đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Thứ hai, nội dung phong trào thi đua phải được gắn kết với việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự và phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, các cuộc vận động khác nhau như “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”…
Sau rất nhiều thành tích đạt được trong 2 năm thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong lực lượng công an, Bộ Công an đã rút kinh nghiệm 5 vấn đề. (Ảnh: Tuấn Đạt)
Thứ ba, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, để quần chúng nhân dân hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhằm phát triển tổng thể kinh tế – xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần.
Cùng với đó đảm bảo sự bình yên của người dân nông thôn, qua đó nhân dân tích cực tham gia công tác đảm bảo an ninh, trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Thứ tư, Bộ Công an rút ra bài học kinh nghiệm, để thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân.
Sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa lực lượng Công an với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền vận động, phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn hóa, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Cuối cùng, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng công an xã; thường xuyên kiện toàn tổ chức, bổ sung cán bộ có trình độ nghiệp vụ, pháp luật, có kinh nghiệm tuyên truyền vận động quần chúng và phẩm chất đạo đức, đồng thời quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm việc và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với lực lượng công an xã.
Tại hội nghị, phát biểu tham luận về kết quả thực hiện phong trào trong công an nhân dân, đại diện các tỉnh Nam Định, Lai Châu, Đồng Nai, Bình Thuận… đã có nhiều kiến nghị, đề xuất, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cho phong trào thi đua trong thời gian tới.
Video đang HOT
Cũng tại hội nghị, Bộ Công an đã công bố các Quyết định khen thưởng và trao cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua của các tỉnh, thành trên cả nước.
Một số nơi đánh giá còn xuê xoa
Phát biểu tại buổi sơ kết, ông Trần Thanh Nam – Thứ tưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia nhận định, hơn 8 năm qua, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, các bộ ngành, các địa phương, nhân dân cả nước đã chung sức xây dựng nông thôn mới, đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Tính đến tháng 12.2018 cả nước có 3787 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 42,4% số xã), 61 đơn vị cấp huyện thuộc 31 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Nhiều tiêu chí đạt tỉ lệ cao như thủy lợi, điện, chợ nông thôn, thông tin truyền thông, văn hóa… trong đó, điển hình là tiêu chí số 19 về quốc phòng và an ninh. Tiêu chí này có 7639 xã đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự, chiếm tỉ lệ 85,35%.
Nhiều địa phương đã xây dựng thành công các khu dân cư, nông thôn mới kiểu mẫu, các mô hình bảo tồn giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống…
Đối với ngành công an, đã cụ thể hóa phong trào cả nước xây dựng chương trình nông thôn mới, lực lượng công an các cấp đã tích cực chủ động, đề ra nhiều nội dung, giải pháp thiết thực để triển khai trong toàn lực lượng. Cùng với đó, tích cực tham mưu kịp thời, có hiệu quả trong cấp ủy, chính quyền các cấp, trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc nói chung, và giữ vững an ninh trật tự xã hội trong xây dựng nông thôn mới.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, ở một số địa phương có hiện tượng đánh giá các tiêu chí còn xuê xoa. (Ảnh minh họa)
Đại diện Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia chia sẻ, lực lượng công an đã thường xuyên nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân ở các vùng nông thôn nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, làm tốt công tác bảo vệ an ninh.
Lực lượng công an các cấp đã chủ động xây dựng với các ngành liên quan xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Nhiều địa phương có cách làm sáng tạo, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, nhất là thực hiện tiêu chí xây dựng xã đạt an toàn về an ninh trật tự và đảm bảo bình yên trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, tạo sự lan tỏa, đem lại hiệu quả to lớn trong công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, tiêu chí 19 đã được đưa vào một tiêu chí để xét huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Theo đó, khi xét duyệt huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trước tiên phải được Bộ Công an đưa xã từ trọng điểm mất an ninh trật tự ra khỏi danh sách, qua đó mới xem xét trình Chính phủ.
“Chúng tôi đánh giá rất cao Bộ Công an có tiêu chí cụ thể này, là cơ sở để chúng tôi xét huyện đạt chuẩn nông thôn mới” – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói.
Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia đánh giá cao trong những năm qua, Bộ Công an đã rất tích cực chỉ đạo và tổ chức hoạt động tốt, hiệu quả các mô hình quần chúng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, và công tác phát triển, ngăn ngừa và tố giác tội phạm.
Tại hội nghị, Bộ Công an đã tổng kết có 2150 mô hình tổ chức quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh trật tự đang hoạt động, trong đó có nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Nam, ý nghĩa lan tỏa của các mô hình đã nâng cao nhận thức của quần chúng, từ đó biến thành những hành động cụ thể của các cá nhân. Các gương điển hình trong an ninh trật tự hay nhiều mô hình đảm bảo an ninh trật tự được nhân rộng, phát triển mạnh mẽ.
Tại hội nghị, Bộ Công an đã trao bằng khen cho các cá nhân, tập thể đã đạt được những thành tích tốt trong quá trình thực hiện phong trào thi đua. (Ảnh: Tuấn Đạt)
Tuy nhiên, theo Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách về an ninh trật tự để nâng cao ý thức, trách nhiệm và năng lực bảo vệ an ninh trật tự pháp luật ở một số địa phương có lúc, có nơi còn hạn chế. Việc đánh giá đạt chuẩn các tiêu chí nông thôn mới, trong đó có tiêu chí số 19 ở một số địa phương còn xuê xoa, chưa thực chất, làm ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng nông thôn mới.
Theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương, phấn đấu đến hết 2019, cả nước có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, không còn xã dưới 5 tiêu chí, về đích trước 1 năm so với Nghị quyết của Quốc hội. Để đạt được đòi hỏi các cấp, các địa phương, các ngành trong đó có ngành Công an phải nỗ lực cao hơn nữa, đảm bảo vừa chỉ đạo đạt mục tiêu, vừa đảm bảo tính hiệu quả và thực chất của xây dựng nông thôn mới.
Đề nghị ngành công an tiếp tục chỉ đạo tốt một số công việc: tiếp tục phát huy kết quả đạt được, hiệu quả các mô hình cả nước xây dựng nông thôn mới, tăng cường tuyên truyền thông tin, phố biến giáo dục cho các tầng lớp nhân dân ở địa bàn nông thôn về bảo vệ an ninh trật tự.
Vận động nhân dân tích cực phòng ngừa, tố giác, tham gia giữ gìn trật tự xã hội. Tích cực phối hợp với các cơ quan, chính quyền các cấp để đào tạo nghề cho lao động nông thôn…
Đối với các xã đủ điều kiện tiêu chuẩn nông thôn mới, ngành công an cần phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiến hành rà soát, đủ điều kiện đưa ra khỏi diện phức tạp về an ninh trật tự.
Thứ trưởng Nam cũng đề nghị ngành công an sớm hoàn thiện, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề án Nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới.
“Có nhiều kiến nghị xác đáng, đối với lĩnh vực trong chương trình nông thôn mới, chúng tôi đề nghị các đồng chí phối hợp, tiếp tục làm tốt việc thẩm định các xã là trọng điểm mất an ninh trật tự, để khi đưa vào xét được chính xác” – Thứ trưởng Nam bày tỏ.
Theo Danviet
Cơ quan T.Ư nào sẽ kỷ luật Đảng cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh?
Theo nguồn tin của PV Dân Việt, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật Đảng với ông Trần Văn Minh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng lên cấp có thẩm quyền.
Ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng (đồ họa Việt Anh).
Nguồn tin cho biết, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang thực hiện quy trình, đề xuất hình thức xử lý kỷ luật Đảng với ông Trần Văn Minh trình lên Ban Bí thư để cơ quan này xem xét, quyết định.
Ông Trần Văn Minh là trường hợp đang trong quá trình bị khởi tố, tạm giam để điều tra, liệu có cần phải chờ bản án có hiệu lực của tòa án, tổ chức Đảng mới tiến hành xem xét thi hành kỷ luật? Theo một vị Ủy viên Ủy ban Kiêm tra Trung ương, tại Điều 40 Quy định 30/2016 thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra giám sát kỷ luật của Đảng có nêu rõ:
Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam, nếu tổ chức Đảng có thẩm quyền kết luận rõ đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý thì chủ động xem xét, xử lý kỷ luật Đảng, không nhất thiết chờ kết luận hoặc tuyên án của tòa án, không cần quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt mới xem xét, xử lý kỷ luật. Sau khi có bản án hoặc quyết định của tòa án, nếu thấy cần thiết, tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật xem xét lại việc kỷ luật Đảng đối với đảng viên đó.
Trường hợp bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì tổ chức Đảng có thẩm quyền căn cứ bản án của tòa án để quyết định khai trừ hoặc xóa tên trong danh sách đảng viên (đối với đảng viên dự bị), không phải theo quy trình thi hành kỷ luật.
Trường hợp ông Trần Văn Minh đang được tiến hành xử lý theo cách thứ nhất, đó là tổ chức Đảng chủ động xem xét, kết luận và xử lý, không cần phải căn cứ vào bản án của tòa.
Trước đó có trường hợp ông Đinh La Thăng bị Ban chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, việc khai trừ Đảng diễn ra trước khi ông Thăng bị tòa cấp phúc thẩm tuyên án (ông Thăng bị khai trừ Đảng ngày 9.5.2018, Tòa án cấp phúc thẩm tuyên án ngày 14.5.2018).
Trở lại trường hợp ông Trần Văn Minh, vào chiều 9.8, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã họp và thống nhất đề xuất khai trừ Đảng đối với ông Trần Văn Minh (Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng giai đoạn năm 2006-2011).
Trước đó ngày 17.4.2018, khi mở rộng điều tra vụ án Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ nhôm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng là ông Trần Văn Minh và ông Văn Hữu Chiến.
Hai ông này cùng bị khởi tố về các tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015) và Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai (Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Cuối tháng 7, Bộ Công an đã đề nghị chính quyền Đà Nẵng phối hợp rà soát, cung cấp thông tin, hồ sơ pháp lý và tạm dừng giao dịch đối với tài sản thuộc sở hữu của các bị can trên.
Liên quan đến vụ án Vũ nhôm, vào ngày 8.8, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã quyết định khởi tố bị can đối với Phan Văn Anh Vũ, về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đồng thời khởi tố 3 cựu giám đốc và 1 Tổng giám đốc ở Đà Nẵng cũng về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Theo Quy định 102 năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, có bốn hình thức kỷ luật áp dụng đối với đảng viên chính thức gồm: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Quy định 102, cũng nêu rõ: Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật.
Theo Danviet
Đà Nẵng đề xuất khai trừ Đảng đối với cựu Chủ tịch TP Trần Văn Minh Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng đã họp đề xuất khai trừ Đảng đối với ông Trần Văn Minh - cựu Chủ tịch TP Đà Nẵng (giai đoạn 2006-2011) - người đã bị Cục Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an quyết định khởi tố và bắt tạm giam từ tháng 4/2018 do liên quan vụ Phan Văn Anh Vũ (tức...