5 bà cháu bị ong vò vẽ tấn công, 2 người tử vong
Bà Nguyễn Thị Hương ở Bạc Liêu cưa cây bần trước nhà, tổ ong vò vẽ trên cây bị động nên ong bay ra tấn công.
Ngoài bà Hương 50 tuổi, khi ấy còn có cụ bà 92 tuổi cùng 3 cháu nhỏ từ 22 tháng tuổi đến 7 tuổi đứng xem. Cả 5 người bị đàn ong tấn công. Cụ bà và cháu bé 22 tháng tuổi tử vong tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Cần Thơ, bà Hương đang nguy kịch, hai cháu bé còn lại được chuyển tiếp đến Bệnh viện Nhi đồng TP HCM.
Bác sĩ Lê Vũ Phượng Thy, Trưởng Khoa Hồi sức Chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, cho biết hai bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, sưng phù mặt và toàn thân. Mỗi bé bị đốt khoảng 100 vết, nhiều vết sưng to hoại tử. Cả hai đều khó thở, nước tiểu đỏ, suy đa tạng, men gan tăng gần 100 lần, suy thận, rối loạn đông máu nặng.
Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực, lọc máu liên tục nhiều giờ. Sáng 16/8, hai bệnh nhân đã tỉnh, thoát sốc, chức năng gan, thận đang trong quá trình hồi phục và tiếp tục được theo dõi sát.
Bà Nguyễn Thị Ngân, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc cho biết, gia đình nạn nhân thuộc diện khó khăn.
Cháu bé được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ khuyến cáo tránh tiếp xúc với ong, không kích động, chọc phá tổ ong. Khi ong bay đến, không nên chạy mà đứng hoặc ngồi im không cử động. Thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà. Khi ong vào nhà làm tổ cần phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ. Nên phá ngay khi tổ mới xây.
Video đang HOT
Sơ cứu khi bị ong đốt:
- Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi khu vực có ong.
- Đặt người bị ong đốt nằm yên tại chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền nhanh trong cơ thể.
- Khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra.
- Tuyệt đối không dùng tay nặn ép lấy ngòi vì có thể làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.
- Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng, uống nhiều nước để loại thải các độc tố.
- Đưa người bị đốt tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Lê Phương – Phúc Hưng
Theo Vnexpress
Bé sơ sinh ọc máu, hôn mê vì rối loạn chuyển hóa
Cất tiếng khóc chào đời được 5 ngày tuổi, bệnh nhi đột nhiên bỏ bú, ọc máu, hôn mê. Bác sĩ xác định đây là trường hợp bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh nặng.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (ngày 9/7) cho hay, tại đây vừa tiếp nhận bệnh nhi từ bệnh viện tuyến dưới chuyển đến trong tình trạng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa... nguy cơ tử vong cao.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng mê man, do rối loạn chuyển hóa
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, trước đó 5 ngày bé chào đời bằng phương pháp sinh thường sau khi đã đủ tuổi thai kỳ với cân nặng 3,2kg. Sau sinh, bé hoàn toàn khỏe mạnh, được cho bú sữa mẹ và sữa công thức. Tuy nhiên, sau 5 ngày tuổi, bé đột nhiên bỏ bú, quấy khóc, ọc máu, suy hô hấp, mê man.
Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, bệnh nhi trong tình trang li bì, suy hô hấp, thở yếu, sốc, tụt huyết áp. Cháu được bác sĩ cấp cứu tích cực, đặt nội khí quản thở máy. Các xét nghiệm cho thấy bệnh nhi bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh nặng, ứ độc chất NH3 gấp hơn 10 lần bình thường.
Ngay lập tức bệnh nhi được chuyển đến khoa Hồi sức, tiến hành lọc máu liên tục. Sau 2 ngày lọc máu, điều trị tích cực bác sĩ dần loại bỏ được độc tố trong máu bệnh nhi, giúp cháu bình phục. Đến nay, sau 2 tuần điều trị, bé đã tự thở, tỉnh táo hoàn toàn, bú sữa mạnh, tăng cân.
Sau 2 tuần được chăm sóc, điều trị tích cực bé đã bình phục
TS.BS Hồ Tấn Thanh Bình, Trưởng khối Sơ sinh - Hồi sức Sơ sinh cho hay: Trẻ sơ sinh nguy cơ đối mặt với bất thường chuyển hóa amino acid có trong sữa dẫn đến tích tụ các chất chuyển hóa độc thần kinh khiến trẻ hôn mê, tổn thương não không hồi phục.
Trước đây, các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh thường khiến bệnh nhi tử vong. Hiện nay, với chế độ ăn kiêng bằng loại sữa đặc biệt kết hợp những phương pháp điều trị truyền dịch, cung cấp năng lượng cao, cấp cứu giúp thải trừ nhanh các chất độc thần kinh đã mang lại kết quả khả quan trong điều trị.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, trẻ sơ sinh đủ tháng nếu có biểu hiện thần kinh như lừ đừ, li bì, mê, co giật kèm vàng da... người làm công tác chuyên môn cần nghĩ đến bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh để điều trị, can thiệp sớm, tránh nguy hiểm cho bệnh nhi.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Vì sao bệnh nhân suy tim nên ăn nhiều đạm? Một nghiên cứu trên hơn 2.000 người châu Âu đã xem xét, và so sánh, sức khỏe tim mạch của một người với lượng đạm ăn vào của họ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn ít protein nhất có khả năng tử vong cao hơn 46% so với những người ăn nhiều nhất. Các chuyên gia tin rằng chế độ...