5-6 cơn bão mạnh sẽ có xu hướng chuyển xuống phía Nam
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong năm nay nước ta sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới.
Ngày 6-7, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) tổ chức hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm sáu tháng cuối năm 2020.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết trong năm nay nước ta sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trong đó có 5-6 cơn bão sẽ đổ bộ vào đất liền, bão muộn, cường độ mạnh, xu hướng dịch chuyển vào phía Nam, là khu vực có cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm phòng, chống thiên tai còn hạn chế.
Đặc biệt, theo ông Hiệp, mưa lũ đang diễn biến phức tạp ở Trung Quốc, Nhật Bản, Myanmar có nguy cơ gây mưa lũ lớn tại nước ta. Từ đó, ông Hiệp yêu cầu thời điểm hiện nay ứng phó là quyết định, phòng ngừa là tương lai và lâu dài, khi công tác phòng ngừa tốt thì công tác ứng phó sẽ giảm. Cạnh đó, các đơn vị liên quan cần tập trung hoàn thiện và bổ sung các kịch bản lũ lớn ở các lưu vực sông, các kịch bản vận hành liên hồ chứa…
Video đang HOT
Hỗ trợ người dân Lai Châu khắc phục hậu quả trận mưa đá kèm theo gió lốc. Ảnh: TTXVN
Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, cho biết công tác phòng, chống thiên tai hiện nay thực sự chưa bài bản, nguy cơ rủi ro thiên tai còn rất lớn, thiệt hại về người và tài sản còn cao. Công tác đôn đốc, hướng dẫn việc lập kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai của các bộ, ngành, địa phương còn chậm.
Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, cho biết hiện nguồn lực dành cho công tác phòng, chống thiên tai còn nhiều hạn chế. Nhiều lĩnh vực trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai chưa được nghiên cứu hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, khả năng ứng dụng chưa cao…
Theo báo cáo, từ đầu năm 2020 đến nay thiên tai đã làm 47 người chết, 130 người bị thương, hơn 1.700 nhà sập, gần 60.000 ngôi nhà bị hư hại, tốc mái; 108.458 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại… Ước thiệt hại về kinh tế khoảng 3.400 tỉ đồng.
Không cho người qua lại nơi ngầm sâu, nước xiết….
Ngày 6- 7, Văn phòng Bộ Công an phát đi Công điện số 04/CĐ-V01 gửi Ban chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự và các đơn vị liên quan về việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Công điện nêu rõ vừa qua tại một số tỉnh miền núi phía Bắc đã xảy ra mưa lớn cục bộ, gây lũ quét, sạt lở đất, nhất là trên địa bàn các tỉnh gây thiệt hại về người. Theo dự báo mưa lớn liên tiếp sẽ còn kéo dài, nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét… là rất lớn.
Nhằm chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả, Văn phòng Bộ Công an đề nghị các đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai khi có yêu cầu; rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt khi mưa lớn, khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn, bảo đảm an ninh trật tự…
Đặc biệt, các đơn vị phải bố trí lực lượng, tổ chức hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính…
Thủ tướng chủ trì hội nghị về công tác phòng, chống thiên tai
Tính đến hết tháng 4, thiên tai đã làm 11 người chết và mất tích, gây thiệt hại kinh tế hơn 3.100 tỉ đồng.
Chiều nay, 15-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến đến cấp huyện của 63 tỉnh, TP.
Báo cáo tại hội nghị cho biết năm 2019, thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt nhưng mang nhiều yếu tố dị đoan, dị thường trên khắp cả nước. Hậu quả đã có 133 người chết và mất tích; về kinh tế cũng thiệt hại hơn 7.000 tỉ đồng. So với năm 2018 thiệt hại gần 20.000 tỉ đồng thì con số này đã giảm đi đáng kể.
Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc chủ trì hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020. Ảnh: VGP
Tuy nhiên, sang đến năm 2020, thiên tai tiếp tục diễn biến cực đoan, bất thường. Đến nay, cả nước đã xảy ra bảy đợt giông lốc và mưa đá diện rộng. Đặc biệt, nhiệt độ ngày 24-4 tại Hà Nội xuống 16,5 độ, thấp nhất trong vòng 50 năm trở lại đây. Hạn hán và xâm nhập mặn tại ĐBSCL diễn ra khốc liệt... Tính đến hết tháng 4, thiên tai đã làm 11 người chết và mất tích. Về kinh tế cũng gây thiệt hại hơn 3.100 tỉ đồng.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, từ nay đến cuối năm 2020 sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trong đó khoảng 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đất liền.
Do đó, hội nghị lần này sẽ đánh giá toàn diện công tác phòng, chống thiên tai năm 2019, từ những vấn đề còn tồn tại sẽ rút kinh nghiệm từ thực tế trong công tác chỉ đạo, điều hành thời gian qua. Đồng thời, hội nghị cũng sẽ đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống thiên tai năm 2020.
83 người tử vong trong 4 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 Ủy ban ATGT quốc gia vừa có báo cáo về tình hình trật tự an toàn giao thông trong ngày 26/1 (tức mồng 2 Tết Nguyên đán). Thống kê sau 4 ngày kì nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 cả nước đã xảy ra 105 vụ tai nạn giao thông, làm chết 83 người, bị thương 65 người. 4 ngày kì nghỉ...