49 ngày trôi dạt trên biển của nhóm chiến sĩ Liên Xô năm 1960

Theo dõi VGT trên

4 thủy thủ Liên Xô trải qua 7 tuần sinh tồn gian khổ khi một cơn bão cuốn chiếc sà lan của họ ra Thái Bình Dương.

49 ngày trôi dạt trên biển của nhóm chiến sĩ Liên Xô năm 1960 - Hình 1

4 thủy thủ Liên Xô sau khi trở về từ Mỹ. Ảnh: RBTH.

Đầu năm 1960, Liên Xô triển khai sà lan tự hành T-36 tới gần đảo Iturup thuộc quần đảo Nam Kuril, để biến nó thành một điểm trung chuyển nổi, cung cấp đạn dược và lương thực cho các tàu lớn không thể tiếp cận bờ đá của hòn đảo này.

Đêm 17/1/1960, trung sĩ Askhat Ziganshin cùng ba đồng đội đang ở trên sà lan thì một cơn bão ập đến, làm đứt dây neo và cuốn chiếc sà lan ra khơi. Đây là điểm khởi đầu cho hành trình khắc nghiệt kéo dài 49 ngày trên biển, buộc 4 người lính Liên Xô tìm cách sinh tồn trong điều kiện thiếu thốn lương thực và mất liên lạc, theo War History.

Thủy thủ đoàn trực trên sà lan không được cảnh báo trước về cơn bão, cũng như không được cấp khẩu phần ăn dài ngày. Trong 10 giờ sau khi bị cuốn ra biển, Ziganshin cùng các đồng đội gồm Philip Poplavsky, Anatoly Kryuchkovsky và Ivan Fedotov ba lần cố gắng điều khiển sà lan trở lại đảo dưới những cơn sóng biển cao tới 15 m.

“Tôi quyết định cho sà lan ủi bãi nhưng bất thành. Nó bị thủng một lỗ do va vào đá, nước bắt đầu tràn vào khoang động cơ. Trong lần thứ ba, đáy sà lan đã chạm vào bờ cát gần đảo, nhưng chúng tôi cạn sạch nhiên liệu và bị kéo ngược ra biển”, Ziganshin nhớ lại.

Họ chỉ kịp gửi về sở chỉ huy thông điệp cho biết sà lan gặp nạn và không thể trở về bờ trước khi thiết bị liên lạc vô tuyến bị hỏng hoàn toàn.

Ziganshin và các đồng đội tìm cách nhanh chóng vá lỗ thủng. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng hơn là thực phẩm gần cạn kiệt. Những gì còn sót lại là một ổ bánh mì, một ít đậu xanh, hạt kê, một rổ khoai tây và một lọ mỡ. Trên sà lan có nước ngọt, nhưng số nước này đã dùng để làm mát động cơ và trở nên đục ngầu.

Khi cơn bão suy yếu, hải quân Liên Xô bắt đầu tìm kiếm chiếc sà lan mất tích. Đội cứu hộ phát hiện nhiều mảnh vỡ sà lan T-36 ở gần bờ, khiến họ tin rằng nó đã bị chìm. Người thân của các thủy thủ được thông báo rằng họ đã hy sinh.

Trong lúc đó, sà lan T-36 bị trôi dạt về phía đông nam quần đảo Kuril. Nó lọt vào dòng hải lưu ấm Kuroshio, nơi không có cá sinh sống vì tốc độ dòng chảy quá lớn. “Chúng tôi không bắt được con cá nào, dù đã thử nhiều cách khác nhau”, Ziganshin nhớ lại.

Chiếc sà lan T-36 dường như đã trôi vào khu vực thử tên lửa trên biển của Liên Xô, nơi cấm tàu thuyền qua lại. Điều này có nghĩa là họ không có cơ hội được phát hiện và giải cứu.

Nhóm thủy thủ bắt đầu phân chia khẩu phần ăn. Ban đầu, mỗi ngày họ chỉ ăn một bữa, trong đó mỗi người được một bát súp nấu từ hai củ khoai tây và một thìa mỡ. Họ cũng phải uống số nước làm mát động cơ, trước khi chuyển sang hứng nước mưa.

Lương thực nhanh chóng cạn kiệt, dù họ đã giảm xuống chỉ ăn hai ngày một lần. Ziganshin nghĩ ra cách ăn những thứ như thắt lưng da, ủng, xà phòng và kem đánh răng. “Chúng tôi cắt thắt lưng da thành các sợi nhỏ và nấu súp từ đó. Một vài đôi ủng được nhúng vào nước biển để loại bỏ lớp xi đánh giày, cắt vụn và cho vào lửa rồi ăn”, Ziganshin cho biết.

Do trời lạnh, 4 người trên sà lan phải ôm nhau ngủ trên một chiếc giường để ủ ấm. Dù rơi vào cảnh đói khát, họ vẫn giữ được tính kỷ luật và không xảy ra cãi vã.

Ngày 23/2, thủy thủ đoàn muốn kỷ niệm Ngày bảo vệ Tổ quốc, ngày lễ quốc gia của Liên Xô. Tuy nhiên, theo kế hoạch phân chia khẩu phần, họ không được ăn trong ngày đó, nên Ziganshin đề nghị 4 anh em chia nhau hút điếu thuốc lá cuối cùng trên sà lan.

Video đang HOT

Ngày 7/3, sau 49 ngày trôi dạt trên biển, các thủy thủ Liên Xô chỉ còn lại nửa ca nước ngọt, một chiếc ủng da và ba que diêm. Cơ thể họ lúc này đã suy nhược và bắt đầu xuất hiện ảo giác. Đúng lúc này, họ được tàu sân bay USS Kearsarge của Mỹ phát hiện.

49 ngày trôi dạt trên biển của nhóm chiến sĩ Liên Xô năm 1960 - Hình 2

Hai thủy thủ Liên Xô (trái và giữa) kể lại hành trình cho sĩ quan Mỹ. Ảnh: RBTH.

“Chúng tôi đang nằm thoi thóp trong khoang lái thì nghe được tiếng ồn và thấy một chiếc trực thăng đang bay trên đầu. Dù không hiểu họ nói gì, chúng tôi cố giải thích rằng mình cần lương thực và một tấm bản đồ để tự di chuyển”, Ziganshin hồi tưởng.

Trực thăng Mỹ đề nghị giúp đỡ, nhưng thủy thủ đoàn Liên Xô từ chối vì sợ bị coi là kẻ phản bội. Đến lần thứ ba, họ mới quyết định rời sà lan để lên tàu sân bay Kearsarge.

Các thủy thủ Liên Xô được đưa đến thành phố San Francisco, nơi họ được thị trưởng tặng một chiếc chìa khóa mang tính biểu tượng. Họ được coi là những người hùng ở cả Liên Xô và Mỹ vì đã sống sót một cách kỳ diệu sau chuyến hành trình khắc nghiệt.

4 thủy thủ Liên Xô được Mỹ đề nghị cho tị nạn chính trị, nhưng đều từ chối. Sau khi trở về Moskva, họ được đích thân bộ trưởng quốc phòng Liên Xô đón và trao tặng Huân chương Cờ đỏ. Ziganshin sau này cho biết ông không hối tiếc về sự cố đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời mình.

Theo Duy Sơn (VNE)

6 sự kiện từng đẩy nước Nga tới bên 'miệng hố chiến tranh'

Kinh nghiệm ngoại giao và sự chuyên nghiệp về quân sự đã cứu nước Nga (và đôi khi là cả thế giới) không chỉ một lần thoát khỏi những hậu quả thảm khốc.

Lịch sử nước Nga được nhiều người biết đến với một số cuộc xung đột quốc tế mà dường như không có giải pháp nào khác ngoài chiến tranh. Tuy nhiên, kinh nghiệm ngoại giao và sự chuyên nghiệp về quân sự đã cứu nước Nga (và đôi khi là cả thế giới) khỏi những hậu quả thảm khốc.

1. Đại sứ quán Nga trong cuộc thảm sát Tehran (1829)

6 sự kiện từng đẩy nước Nga tới bên miệng hố chiến tranh - Hình 1

Hình ảnh mô phỏng cuộc tấn công vào Đại sứ quán Nga ở Tehran năm 1829. (Ảnh: Kinopoisk)

Khi một đám đông Ba Tư bất bình sát hại các nhà ngoại giao Nga ở Tehran, mọi người đều chắc chắn rằng, cuộc chiến tranh giữa đế chế Nga và Ba Tư là không thể tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ, đế chế Nga khi đó đã đang chiến tranh với người Ottoman và không thể chiến đấu với 2 kẻ thù cùng một lúc.

Dư luận Ba tư vốn nổi giận với Hiệp ước Turkmenchay 1828, kết thúc cuộc chiến Nga-Ba Tư (1826-1828) và kéo Ba Tư vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị kéo dài. Nước này đã nhượng lại cho Nga các vùng lãnh thổ lớn và phải bồi thường thiệt hại chiến tranh không hề nhỏ.

Cuối cùng sự bất mãn của người dân lên đến cao trào vào ngày 11/2/1829, một đám đông bất bình đã tấn công Đại sứ quán Nga tại Tehran. Kết quả là hơn 30 người của Đại sứ quán đã bị sát hại. Trong số các nạn nhân còn có cả nhà thơ nổi tiếng người Nga Alexander Griboedov.

Tuy nhiên, chiến tranh đã không xảy ra, bởi cả 2 nước đều hoàn toàn không sẵn sàng cho điều đó. Ba Tư đã cử phái viên mang quà tới gặp Sa hoàng để xin lỗi và Sa hoàng Nikolas I chấp nhận điều đó.

2. Sự kiện Panjdeh (1885)

6 sự kiện từng đẩy nước Nga tới bên miệng hố chiến tranh - Hình 2

Bức vẽ mô phỏng sự kiện Panjdeh. (Ảnh: Wikipedia)

Cuộc chơi lớn giữa đế chế Nga và đế chế Anh nhằm giành ảnh hưởng địa chính trị ở Trung Á diễn ra mà không có cuộc đụng độ lớn nào giữa 2 siêu cường. Tuy nhiên, sự kiện Panjdeh đã đặt cả 2 ở bên bờ vực chiến tranh.

Năm 1885, quân đội Nga tiến vào khu vực Panjdeh của Afghanistan - khi đó là thuộc địa của Anh. Anh khi đó rất lo ngại về sự tiến quân của Nga vào khu vực lợi ích của mình và đã "thúc" chính quyền Afghanistan "đá" Nga khỏi khu vực. Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng ấn tượng thuộc về Nga. Anh khi đó đã sẵn sàng tiến hành chiến tranh trực tiếp, nhưng lại bị các nhà ngoại giao Nga thuyết phục rằng, Nga sẽ không tiến sâu hơn vào khu vực này.

3. Sự kiện Dogger Bank (1905)

6 sự kiện từng đẩy nước Nga tới bên miệng hố chiến tranh - Hình 3

Bức ảnh tư liệu tàu chiến của Nga.

Cuộc chiến định mệnh của Nga chống Nhật có thể tồi tệ hơn, do Anh đã sẵn sàng tham gia cùng phe với Nhật Bản. Đó là bởi khi đội tàu chiến Hải quân Nga rời biển Baltic và tiến về vùng Viễn Đông, thì họ gần như đã bắt đầu một cuộc chiến với Anh.

Không xa bờ biển English, các tàu chiến Nga đã khai hỏa vào các tàu cá địa phương, vì tưởng rằng đó là tàu của Nhật Bản trong đêm sương mù dày đặc. Kết quả là một vài ngư dân thiệt mạng và 1 tàu đánh cá bị chìm.

Nước Anh phẫn nộ khi đó đã gọi Nga là "một hạm đội điên cuồng" và bắt đầu chuẩn bị cho chiến tranh. May mắn thay, việc bồi thường của Nga cho các ngư dân sau đó đã giải quyết mọi việc một cách êm thấm.

4. Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962)

6 sự kiện từng đẩy nước Nga tới bên miệng hố chiến tranh - Hình 4

Tàu và máy bay Nga. (Ảnh: Getty)

Cuộc khủng hoảng này đã suýt kéo 2 siêu cường vào một cuộc chiến tranh hạt nhân, biến cuộc Chiến tranh Lạnh thành nóng. Nó bắt đầu từ năm 1961 khi Mỹ đặt tên lửa đạn đạo Jupiter ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có khả năng vươn tới Nga, những quả tên lửa này bị Liên Xô coi là mối đe dọa lớn.

Liên Xô đã phản ứng theo cách tương tự, đặt hơn 50.000 binh sỹ và vũ khí hạt nhân ở Cuba, một đồng minh mới. Quốc đảo Caribe này ngay lập tức bị Hải quân Mỹ phong tỏa.

Chỉ có sự hợp tác chặt chẽ giữa Nikita Khrushchev và John Kennedy tháng 10/1962 mới ngăn chặn được cuộc xung đột hạt nhân. Kết quả là, Liên Xô chuyển hết tên lửa hạt nhân khỏi Cuba, đổi lại Mỹ dỡ bỏ phong tỏa Cuba và rút tên lửa Jupiter khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

5. Xung đột biên giới Trung Quốc - Liên Xô (1969)

6 sự kiện từng đẩy nước Nga tới bên miệng hố chiến tranh - Hình 5

Xung đột biên giới Xô-Trung. (Ảnh: Sputnik)

Cuộc xung đột biên giới ở vùng đảo nhỏ Damansky (Trung Quốc gọi là Trân Bảo - Zhenbao) ở trên sông Ussuri có thể đã dẫn tới một cuộc chiến tranh giữa 2 nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất thế giới thời điểm đó. May mắn thay, cuộc xung đột biên giới này không biến thành một cuộc chiến quy mô lớn.

Trong suốt 2 tuần của tháng 3/1969, lực lượng bảo vệ biên giới và các đơn vị quân đội Liên Xô đã có các cuộc xung đột với lực lượng của Quân đội Giải phóng Nhân dân (Trung Quốc). Nga ghi được 1 điểm khi các hệ thống phóng rocket đa nòng BM-21 Grad đã quét được vài trung đội của Trung Quốc.

Phía Liên Xô thiệt hại 58 người. Thiệt hại phía Trung Quốc được giữ kín, nhưng được ước tính là hơn 600 binh sỹ. Trung Quốc không muốn tiếp tục cuộc xung đột. Damansky/Trân Bảo là vùng đất "vô chủ" cho tới năm 1991, hai bên đạt được thỏa thuận hòn đảo này thuộc về Trung Quốc.

6. Cảnh báo hạt nhân nhầm của Liên Xô (1983)

6 sự kiện từng đẩy nước Nga tới bên miệng hố chiến tranh - Hình 6

Trung tá Stanislav Pstrov. (Ảnh: Legion Media)

Ngày 26/9/1983, số phận của cả thế giới gần như được giao trọn trong tay của một người. Hệ thống cảnh báo sớm hạt nhân Liên Xô ở căn cứ bí mật Serpukhov-15 gần Mátxcơva đã thông báo về các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ.

Một cuộc tấn công hạt nhân đáp trả của Liên Xô, và sự bắt đầu chiến tranh thế giới thứ 3, phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của một người, Trung tá Stanislav Pstrov, người phụ trách ở căn cứ Serpukhov-15. Ông chỉ có vài phút để phân tích tất cả những thông tin có sẵn để đưa ra quyết định đúng.

Cuối cùng, ông Petrov thông báo với Mátxcơva rằng đó là một cảnh báo nhầm và thế giới tránh được một thảm họa chiến tranh cận kề.

Nguồn: VOV.VN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
Mỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của NgaMỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của Nga
12:51:45 17/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nướcTrung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước
06:33:35 19/12/2024
Tính toán của Ukraine khi ám sát tướng cấp cao của NgaTính toán của Ukraine khi ám sát tướng cấp cao của Nga
13:55:16 18/12/2024
Vụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở MỹVụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở Mỹ
19:51:10 17/12/2024

Tin đang nóng

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chínhVụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính
09:49:42 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Khởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà NộiKhởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà Nội
06:41:49 19/12/2024
Xoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xaoXoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xao
06:54:34 19/12/2024
Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!
06:49:39 19/12/2024
Đưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lênĐưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lên
08:07:58 19/12/2024
Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?
08:56:25 19/12/2024

Tin mới nhất

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

08:45:26 19/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cơ quan chính phủ đang trấn an người dân sau liên tiếp các vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) bí ẩn gần đây trên lãnh thổ Mỹ.
Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

08:41:59 19/12/2024
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng sáp để tạo ra các hạt gel gốc nước có khả năng tách uranium khỏi nước biển, một giải pháp mới nhằm cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện hạt nhân từ đại dương.
FSB bắt nghi phạm vụ ám sát tướng Nga tại Moscow

FSB bắt nghi phạm vụ ám sát tướng Nga tại Moscow

08:39:19 19/12/2024
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) hôm nay 18.12 thông báo đã bắt giữ nghi phạm thực hiện vụ nổ khiến trung tướng Nga Igor Kirillov thiệt mạng ở Moscow hôm 17.12.
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

07:19:53 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm nay đã không trình diện trước cơ quan điều tra để cung cấp lời khai liên quan vụ ban bố thiết quân luật.
Chính phủ mới Syria muốn Nga 'xem xét lại' hiện diện quân sự

Chính phủ mới Syria muốn Nga 'xem xét lại' hiện diện quân sự

06:39:28 19/12/2024
Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem xét lại hiện diện quân sự tại Syria.
CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

06:36:29 19/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ thiện cảm với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ xem xét lại lệnh cấm ứng dụng này.
Thẩm phán ra phán quyết mới bất lợi cho ông Trump về vụ chi tiền bịt miệng

Thẩm phán ra phán quyết mới bất lợi cho ông Trump về vụ chi tiền bịt miệng

06:24:33 19/12/2024
Thẩm phán Juan Merchan ở bang New York (Mỹ) ngày 16.12 nói bản án kết tội Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về vụ chi tiền bịt miệng diễn viên phim khiêu dâm nên được giữ nguyên, theo Reuters.
Nga phải sẵn sàng chiến đấu với NATO trong thập niên tới

Nga phải sẵn sàng chiến đấu với NATO trong thập niên tới

06:16:53 19/12/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov ngày 16.12 cảnh báo Moscow phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho một cuộc xung đột tiềm tàng với NATO trong thập niên tới giữa bối cảnh gia tăng căng thẳng địa chính trị tại châu Âu.
Người đàn ông phát hiện u phổi ác tính từ dấu hiệu không ngờ

Người đàn ông phát hiện u phổi ác tính từ dấu hiệu không ngờ

05:45:09 19/12/2024
Tổn thương được chẩn đoán hướng tới u phổi, dạng u phế quản trung tâm xâm lấn trung thất, gây hẹp phế quản gốc trái. Sau khi có kết quả, ông N. được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị.
Tổng thống Hàn Quốc đối mặt bê bối mới liên quan đến nhà ngoại cảm

Tổng thống Hàn Quốc đối mặt bê bối mới liên quan đến nhà ngoại cảm

05:38:28 19/12/2024
Ông Jeon là người được cho là có quan hệ gần gũi với Tổng thống Yoon Suk Yeol và vợ ông Yoon. Lệnh khám xét và thu giữ cũng được thực hiện tại nhà riêng của người này.
Nga sẽ đưa vụ Ukraine ám sát tướng cấp cao ra cuộc họp của Liên hợp quốc

Nga sẽ đưa vụ Ukraine ám sát tướng cấp cao ra cuộc họp của Liên hợp quốc

05:36:17 19/12/2024
Tuyên bố của bà Zakharova được đưa ra trong bối cảnh cơ quan điều tra Nga đã bắt giữ một nghi phạm liên quan đến vụ ám sát ông Kirillov, Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học của Nga.
Boeing nối lại tất cả các chương trình sản xuất máy bay

Boeing nối lại tất cả các chương trình sản xuất máy bay

05:34:14 19/12/2024
Boeing tuần trước xác nhận đã tái khởi động sản xuất loại máy bay bán chạy 737 MAX vào đầu tháng 12, khoảng 1 tháng sau cuộc đình công kéo dài 7 tuần của 33.000 công nhân nhà máy kết thúc.

Có thể bạn quan tâm

Kẻ phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết có thể đối diện hình phạt nào?

Kẻ phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết có thể đối diện hình phạt nào?

Pháp luật

09:46:32 19/12/2024
Theo luật sư, nạn nhân trong vụ việc này được xác định là tất cả những người có mặt trong quán, chứ không chỉ riêng 11 người tử vong.
Biotin có lợi ích sức khỏe và hạn chế gì?

Biotin có lợi ích sức khỏe và hạn chế gì?

Sức khỏe

09:14:13 19/12/2024
Biotin rất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh, hỗ trợ sản xuất acid béo, rất cần thiết cho sức khỏe của da. Thiếu hụt biotin có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như viêm da hoặc phát ban đỏ, có vảy.
Hoàng Dũng ra MV mới, trả lời cho bí ẩn "đi trốn ê-kíp" suốt thời gian qua

Hoàng Dũng ra MV mới, trả lời cho bí ẩn "đi trốn ê-kíp" suốt thời gian qua

Nhạc việt

09:11:34 19/12/2024
Tối 18/12, Hoàng Dũng đã phát hành sản phẩm âm nhạc Cuối tuần (1825) , tiếp nối chuỗi dự án đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trên hành trình nghệ thuật.
Hoa hậu Tiểu Vy đối đầu đàn chị Kỳ Duyên trong phim Tết của Trấn Thành

Hoa hậu Tiểu Vy đối đầu đàn chị Kỳ Duyên trong phim Tết của Trấn Thành

Hậu trường phim

09:06:10 19/12/2024
Dàn diễn viên phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ gồm Trấn Thành, Lê Giang, Uyển Ân, Tiểu Vy, Kỳ Duyên... tung bộ ảnh mừng Giáng sinh khiến công chúng rần rần
Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

Tin nổi bật

09:04:02 19/12/2024
Đêm qua, vụ cháy nhà 4 tầng ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã khiến 11 người chết. Hiện trường được dựng rào phong tỏa.
Hạnh phúc bất ngờ khi lấy một người... không yêu

Hạnh phúc bất ngờ khi lấy một người... không yêu

Góc tâm tình

08:58:30 19/12/2024
Tôi nhắm mắt bước vào cuộc hôn nhân ấy chỉ để chiều lòng bố mẹ, nhưng không ngờ, người chồng tôi lấy lại hết lòng yêu thương, chiều chuộng, cho tôi một cuộc sống hạnh phúc ngoài mong đợi.
Cố đô Huế - Vùng đất của những di sản văn hóa vô giá

Cố đô Huế - Vùng đất của những di sản văn hóa vô giá

Du lịch

08:45:45 19/12/2024
Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Sao Hàn 19/12: Nam chính 'Khi điện thoại đổ chuông' phát ngôn coi thường phụ nữ

Sao Hàn 19/12: Nam chính 'Khi điện thoại đổ chuông' phát ngôn coi thường phụ nữ

Sao châu á

08:15:00 19/12/2024
IU thắng kiện vụ đạo nhạc, được bồi thường 30 triệu won; nam chính phim Khi điện thoại đổ chuông Yoo Yeon Seok từng phát ngôn gây tranh cãi về phụ nữ.
Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Sao việt

08:10:29 19/12/2024
2024 được xem là năm thăng trầm của những đại diện Việt Nam tại cuộc thi sắc đẹp quốc tế, có người đạt thành tích cao nhưng nhiều người lại ra về trong lặng lẽ.