484 đại biểu có mặt để bỏ phiếu tín nhiệm
11 loại phiếu theo từng chức danh và nhóm chức danh được phát cho đại biểu, với 3 mức tín nhiệm điền sẵn. Các đại biểu có 30 phút để ghi và bỏ phiếu tín nhiệm vào hòm phiếu.
Cuối giờ chiều nay, 15/11, Ban kiểm phiếu sẽ công bố kết quả kiểm phiếu theo từng chức danh với từng mức tín nhiệm cụ thể. Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu sẽ được thông qua ngay sau đó.
Trước đó, đầu buổi sáng, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đọc báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh tại các đoàn đại biểu sáng qua, 14/11.
Quốc hội cũng thông qua Ban kiểm phiếu với 29 thành viên (lớn hơn nhiều so với lần lấy phiếu trước) do Huỳnh Văn Tí (Bí thư Bình Thuận) làm Trưởng ban Kiểm phiếu. Kết quả biểu quyết thể hiện, có 484 đại biểu (trên tổng số 497 đại biểu) có mặt để tham gia cuộc bỏ phiếu sáng nay.
Video đang HOT
Một số hình ảnh tại hội trường Quốc hội lần lấy phiếu tín nhiệm thứ 2.
Trưởng Ban kiểm phiếu cho biết, có 11 loại phiếu phân theo từng chức vụ hoặc nhóm chức vụ, cụ thể có phiếu của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các uỷ viên UB Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Trên từng phiếu có ghi rõ họ tên kèm theo các ô tương ứng 3 mức tín nhiệm cao – tín nhiệm – tín nhiệm thấp. Đại biểu đánh dấu tích vào ô đánh giá tín nhiệm mình chọn.
Phiếu đánh dấu tích cả 3 ô, 2 ô hoặc bỏ trống cả 3 ô thì được coi là không hợp lệ nhưng chỉ không hợp lệ với phần của người bị đánh sai như thế nhưng vẫn có giá trị với những người khác.
P.Thảo
Theo Dantri
Đại biểu QH: Quan chức tín nhiệm thấp phải từ chức
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất, người được lấy phiếu tín nhiệm mà có 2/3 đánh giá tín nhiệm thấp phải từ chức.
Thảo luận về Luật tổ chức Quốc hội ngày 22/1, Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị, người được lấy phiếu tín nhiệm mà có 2/3 đánh giá tín nhiệm thấp thì ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.
Ông Tám đề xuất, nên quy định thêm người này được quyền từ chức. Nếu họ không từ chức thì mới báo cáo Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm...
"Về mặt tâm lý, để có kết quả tín nhiệm thấp như vậy có thể họ sẽ muốn từ chức để tránh cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà kết quả sẽ không thay đổi số phận", ông Tám nói.
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám
Cùng ý kiến với Đại biểu Tám, tuy nhiên, Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) nhấn mạnh, nên thay đổi từ "không tín nhiệm có thể từ chức" thành "phải từ chức" để thể hiện tính khẳng định.
Còn đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị, cần làm rõ trường hợp nào là kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm, trường hợp nào là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Hiến pháp phải quy định nguyên tắc một trong những công cụ kiểm soát của quyền lập pháp đối với quyền hành pháp là bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Nếu hành pháp cảm thấy chưa thoả mãn với những phê phán đối với mình thì có thể đề nghị cơ quan lập pháp bỏ phiếu tín nhiệm. Đó là Chính phủ kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm.
Trường hợp đại biểu Quốc hội hay một cơ quan Quốc hội cảm thấy không thể tín nhiệm Chính phủ hoặc thành viên Chính phủ thì kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Quy định như vậy mới đảm bảo tính khả thi trong thực hiện kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm của đại biểu Quốc hội
Là đại biểu phát biểu cuối cùng trong phiên thảo luận ngày 22/10, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, trong Hiến pháp không quy định lấy phiếu tín nhiệm. Do vậy, ông cho rằng, Luật tổ chức không nên quy định lấy phiếu tín nhiệm.
Ông cho rằng, Hiến pháp quy định "bỏ phiếu tín nhiệm" chứ không "lấy phiếu tín nhiệm". Do vậy, có thể ra một Nghị quyết riêng, chứ không nên ghi trong luật.
"Tôi thấy nghị quyết này thay đổi thường xuyên. Chúng ta vừa có nghị quyết 35 xong, sau đó lại thay đổi. Vừa rồi, các đại biểu có buổi góp ý sâu sắc rõ ràng nhưng khi tiếp thu giải trình vẫn nguyên như cũ, không có gì thay đổi", Đại biểu Thuyền bày tỏ.
Theo Khampha
Tín nhiệm chỉ nên 'có' hoặc 'không' Phiếu tín nhiệm cần được lấy 2 lần/nhiệm kỳ và chỉ nên có hai mức "tín nhiệm" hoặc "không tín nhiệm". ĐB Đỗ Văn Đương đề nghị chỉ nên duy trì hai mức là "tín nhiệm" và "không tín nhiệm" - Ảnh: Ngọc Thắng Đây là những quan điểm chiếm đa số trong các ý kiến nêu ra tại phiên thảo luận hôm...