48 năm tù oan của Glynn Simmons
Tháng 6/1975, Glynn Simmons, người da đen ở bang Oklahoma, Mỹ, ra tòa với cáo buộc giết một phụ nữ da trắng tại một cửa hàng rượu ở thành phố Edmond, bang Oklahoma rồi lĩnh án tử hình.
Khi Simmons kháng án, bồi thẩm đoàn giảm xuống còn chung thân.
Tháng 12/2023, Simmons được minh oan sau 48 năm tù với tiền bồi thường 175.000 USD nhưng ông đã bị ung thư gan! Theo kênh truyền hình CNN, Simmons “là người chịu án oan dài nhất trong lịch sử ngành Tư pháp Mỹ” …
Không có mặt vẫn bị buộc tội giết người
Lúc ấy là khoảng 9 giờ 30 tối ngày 30/12/1974, Carolyn Sue Rogers đang ngồi trước quầy thu ngân tại cửa hàng rượu Edmond để làm thay cho một người bạn bị ốm thì hai gã đàn ông cầm súng đẩy cửa bước vào. Nghi ngờ có chuyện chẳng lành, cô với cái điện thoại, có lẽ để gọi cảnh sát nhưng một trong hai gã đã chĩa khẩu súng lục ổ quay vào đầu cô rồi bóp cò khiến Carolyn chết ngay lập tức. Bill, cũng là nhân viên cửa hàng kể lại: “Tôi đang sắp xếp mấy chai rượu thì nghe tiếng súng nổ. Bắn xong Carolyn, chúng ra lệnh cho tôi lấy hết tiền trong két cùng những chai rượu, vừa Terquila, vừa Jack Daniel bỏ vào hai túi nhựa, loại túi có sẵn dành cho khách mua hàng…”.
Simmons lúc bị bắt và sau khi được minh oan.
Ngay lúc ấy, một sinh viên đại học là Belinda Brown, 18 tuổi, bước vào cửa hàng và cũng bị bắn nhưng may mắn viên đạn chỉ sợt qua da đầu Belinda. Cuối cùng bọn cướp tẩu thoát với 1.000 USD tiền mặt và 10 chai rượu.
Mất khoảng 20 phút, cảnh sát thành phố Edmond đến nơi rồi sau khi chụp ảnh hiện trường, đưa Belinda đến bệnh viện và thi thể Carolyn vào nhà xác, họ lấy lời khai của Bill. Theo Bill, vì quá bất ngờ và nhất là quá hoảng sợ lúc nhìn thấy Carolyn nằm sóng soài trên sàn nhà, đầu thủng một lỗ to tướng, máu lẫn óc trào ra lênh láng nên anh ta chỉ nhớ hai gã hung thủ là người da đen có chiều cao trung bình. Cả hai mặc áo khoác màu sẫm.
Video đang HOT
Thời điểm xảy ra vụ cướp cửa hàng rượu Edmond, cảnh sát cũng đang tìm hiểu về cái chết của hai người đàn ông da trắng, thi thể được tìm thấy tại một vùng nông thôn bên ngoài thành phố Edmond, bang Oklahoma, cả hai đều bị bắn vào đầu. Kết quả điều tra ghi nhận trước lúc chết, hai người nói trên đã tham dự một bữa tiệc do Williams Simmons tổ chức. Việc khoanh vùng, xác minh nhân thân, lý lịch của những người tham dự bữa tiệc cho thấy Williams Simmons là anh họ của Glynn Simmons nhưng trong hồ sơ, không một dòng chữ nào chứng tỏ Glynn Simmons có mặt ở đó bởi lẽ cũng vào lúc Carolyn bị giết, Glynn Simmons, 22 tuổi đang chơi bi-a ở sân thể thao Joe’s Lounge, thành phố Harvey, bang Louisiana, cách xa cửa hàng rượu Edmond hơn 1.200km. Nhiều nhân chứng sau đó khẳng định Simmons đã mua lần đầu 9 thẻ chơi bi-a giá 9 USD và lần sau 4 thẻ, giá 4USD. Anh ta ra về lúc 23 giờ.
Ấy vậy mà Glynn Simmons bị bắt. Cùng chung số phận với anh ta là Don Roberts, 21 tuổi, người không hề có mặt trong bữa tiệc và cũng chưa gặp Glynn Simmons lần nào! Trong kết luận điều tra, cảnh sát cho rằng sau khi bắn chết Carolyn, bắn bị thương Belinda rồi cướp tiền và rượu, Simmons quay về Louisiana còn Don về ngoại ô thành phố Edmond, nơi cha mẹ anh ta đang sinh sống sau khi đã chia đôi những thứ cướp được. Tuy nhiên cảnh sát lại không giải thích rằng Simmons quay về Louisiana bằng phương tiện gì lúc 10 giờ đêm, còn với lời xác nhận của những nhân chứng ở sân thể thao Joe’s Lounge, cảnh sát nói họ nhầm lẫn về thời gian hoặc “trông gà hóa quốc!”.
Simmons cùng luật sư Norwood (áo sáng, bên trái).
Ngày 6/6/1975, Eddie Simmons và Don Roberts ra tòa. Phiên tòa chỉ kéo dài hai ngày rưỡi. Kết quả bồi thẩm đoàn kết án tử hình cả hai với tội danh cướp, giết người cấp độ 1 mà không cần xác minh lời khai có tuyên thệ của các nhân chứng. Theo công tố viên, Belinda Brown, cô sinh viên thoát chết trong đêm đó khi được cho nhận dạng 8 kẻ tình nghi đã quả quyết Glynn Simmons và Don Roberts là thủ phạm. Glynn Simmons nhớ lại: “Tôi chỉ biết khóc khi mẹ tôi la hét trong phòng xử án. Bà thề rằng từ khi sinh ra đến ngày Carolyn bị giết, tôi chưa bao giờ đặt chân đến Edmond, Oklahoma. Đó là một cảm giác bất lực không diễn tả được”.
Gần 1 tháng sau ngày bị kết án, cảnh sát chuyển Simmons và Don đến Oklahoma State Penitentiary, nhà tù an ninh nhất bang và bị giam trong buồng dành cho những người mang án tử hình. Hồi tưởng lại thời gian này, Simmons kể: “Thoạt đầu tôi vẫn nghĩ có lẽ người ta nhầm lẫn. Tôi tin rằng một sáng nào đó, cánh cửa buồng giam sẽ mở ra rồi quản giáo nói: “Simmons, anh được tự do. Sai lầm đã được sửa chữa”.
Nhưng niềm tin vẫn chỉ là niềm tin! Tháng 9/1976, Tòa tối cao bang Oklahoma mở phiên phúc thẩm theo kháng cáo của Simmons và Don Roberts. Sau hơn 9 tiếng nghị án, bồi thẩm đoàn vẫn xác quyết cả hai có tội nhưng án tử hình được giảm xuống còn tù chung thân. Cả Simmons lẫn Don sẽ chỉ được tạm tha vào năm 2008. Simmons nói: “Như vậy tôi phải ở tù 33 năm nữa. Tôi chẳng biết mình có còn sống đến ngày đó hay không”.
Theo luật hình sự Mỹ, tạm tha không có nghĩa là người tù đã chấp hành xong hình phạt mà chỉ là tòa án cho rằng người bị kết án “không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội”. Tuy được tạm tha nhưng người ấy vẫn là tù nhân và vẫn phải đeo vòng định vị ở cổ chân đồng thời không được phép đi khỏi nơi tòa chỉ định cư trú. Tùy theo từng bang, giới hạn này có thể là 5 km hoặc cũng có thể chỉ 2km dựa vào tội danh. Người được tạm tha rất khó tìm kiếm việc làm, đặc biệt với tội giết người vì chẳng công ty, xí nghiệp nào dám nhận họ. Họ sống chủ yếu vào trợ cấp của cơ quan phúc lợi xã hội với tiêu chuẩn chỉ bằng tiền nuôi ăn khi họ còn ở tù.
Sau phiên phúc thẩm, cuộc đời Simmons tiếp tục trôi qua trong song sắt. Ông nói: “Tôi mất hẳn thói quen đếm ngày tháng. Tôi chỉ biết 1 năm đã kết thúc khi nhà tù Oklahoma State Penitentiary tổ chức lễ Giáng sinh và Năm mới cho tù nhân. Sức khỏe của tôi ngày càng giảm sút, tôi thường xuyên bị chảy máu chân răng mỗi lúc đánh răng. Rất nhiều lần khi quản giáo cho ra sân phơi nắng, tôi vẫn nằm trong phòng vì không ngồi dậy được”.
Simmons ra tòa nhận phán quyết chứng minh ông vô tội.
Ánh sáng công lý
Ngày 9/1/2008, Simmons ra tòa để nhận quyết định tạm tha. Và mặc dù sẽ được tạm tha nhưng lúc ra tòa, ông vẫn phải mặc bộ đồ tù màu da cam dành cho những phạm nhân trọng án, tay vẫn bị còng. Theo chỉ định của tòa án, ông buộc phải cư trú tại một cơ sở bảo trợ xã hội ở thành phố Edmond, cách nơi xảy ra vụ giết Carolyn ở cửa hàng bán rượu 9km và mỗi tuần phải trình diện cảnh sát 1 lần. Mẹ ông mất ở bang Louisiana hơn 10 năm trước, vợ ông cũng lấy chồng khác 6 năm sau khi ông vào tù, chỉ còn lại con trai, con dâu và đứa cháu nội. Ông nói: “Chúng đến thăm tôi một lần. Ngày tôi vào tù, con trai tôi chưa đầy 1 tuổi nên nó chẳng có chút ấn tượng nào về tôi và tôi cũng chẳng hình dung ra nó”. Cuộc thăm viếng chỉ kéo dài 30 phút, diễn ra trong sự gượng gạo. Câu cuối cùng mà Simmons nói với con trai là: “Bố ổn, con không cần phải đến đây nữa. Bố luôn cầu Chúa mang bình an cho con”.
Những năm đầu tiên sau khi được tạm tha, Simmons luôn bị thôi thúc về việc tìm ra sự thật nhưng mãi đến 2021 – nghĩa là 13 năm sau, ông mới liên hệ được với luật sư Norwood, người đã giúp một tù nhân trắng án sau 28 năm ngồi tù vì một vụ giết người mà anh ta không liên quan. Luật sư Norwood nói: “Chỉ sau vài lần trò chuyện với Simmons, tôi có linh cảm là ông ấy vô tội”.
Nhận lời trợ giúp pháp lý cho Simmons, luật sư Norwood lần ngược lại thời gian xảy ra vụ giết người và phiên tòa kết tội Simmons. Ông nói: “Qua hồ sơ, tôi nhận thấy luật sư bào chữa ban đầu cho Simmons không hề gặp gỡ bất kỳ một nhân chứng nào đã xác nhận Simmons ngoại phạm. Hồ sơ do cảnh sát lập cũng không có tài liệu nào chứng tỏ cô sinh viên Belinda đã được cho nhận dạng 8 kẻ tình nghi và cô đã chỉ ra Simmons, Don là thủ phạm của vụ giết người. Khi tôi liên lạc với Belinda, cô trả lời rằng cô chưa bao giờ được cảnh sát yêu cầu làm việc ấy”.
Đầu năm 2023, sau khi thu thập đủ chứng cứ, luật sư Norwood gửi đơn lên Tòa án liên bang, đề nghị hồi tố vụ án giết người cướp của tại cửa hàng rượu Edmond. Đến tháng 12/2023, Tòa liên bang mở phiên điều trần rồi chỉ sau 20 phút, công tố viên trưởng Vicki Behenna tuyên bố “hủy bỏ vụ án vì đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng”. Ngay sau đó, chánh án Amy Palumbo tiếp lời: “Chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng rõ ràng và thuyết phục rằng hành vi phạm tội mà ông Simmons bị kết án và bỏ tù không phải do ông thực hiện”. Bên cạnh đó, chánh án Amy Palumbo cũng phán quyết bang Oklahoma phải bồi thường cho Simmons 175.000 USD vì đã bị “kết án tù oan 48 năm”, tương đương 3.645USD cho mỗi năm ở tù. Luật sư Norwood nói: “Mức bồi thường tối đa 175.000 USD của bang Oklahoma khác hẳn với các bang lân cận. Ở bang Texas mỗi năm tù oan được bồi thường 80.000 USD còn bang Kansas là 50.000 USD”.
Bước ra khỏi tòa, ông Simmons giơ cao bản án trước hàng trăm ống kính của các nhà báo. Ông nói: “Họ khẳng định rằng tôi vô tội nhưng họ không hề có một lời xin lỗi vì đã lấy đi 2/3 cuộc đời tôi”. Trong một phim phóng sự, kênh truyền hình CNN gọi Simmons là “người chịu án oan dài nhất trong lịch sử ngành Tư pháp Mỹ” cùng với lời bình luận của bác sĩ Roger, trưởng khoa ung bướu Bệnh viện Edmond Cancer Center: “Bệnh viện đã phát hiện ông Simmons bị ung thư gan từ năm 2021 và hiện tại, nó đang ở giai đoạn 4, mỗi tháng ông phải hóa trị 2 lần. Chúng tôi không biết ông sẽ còn sống được bao lâu nữa”. Luật sư Norwood nói: “Sau khi tòa tuyên án, mọi trợ cấp cho ông Simmons theo chế độ tù tạm tha chấm dứt. Bây giờ ông sống nhờ lòng hảo tâm của quỹ thiện nguyện Go Fund Me”. Khi được hỏi về vấn đề bồi thường cho Simmons, ông Gentner Drummond, người phát ngôn của Bộ Tư pháp bang Oklahoma từ chối trả lời. Tương tự như vậy, Văn phòng Thống đốc Kevin Stitt cũng như Sở Cảnh sát Edmond đều im lặng trước những chất vấn của giới truyền thông.
Theo luật sư Norwood, từ lúc tòa ra phán quyết đến khi Simmons nhận được tiền bồi thường sẽ là quãng thời gian rất dài vì bây giờ bang Oklahoma mới bắt đầu quá trình tìm kiếm ngân khoản nhưng không có gì bảo đảm nó sẽ được thực hiện nhanh chóng. Luật sư Norwood nói: “Có thể chúng tôi sẽ tiến hành một vụ kiện khác xung quanh vấn đề này vì mạng sống của ông Simmons”.
Cuối cùng là Don Roberts, người bị kết tội đồng phạm với Simmons cũng được tạm tha năm 2008 nhưng đến nay ông vẫn là tù nhân, sống trong một cơ sở bảo trợ xã hội do tòa chỉ định. Don nói: “Việc Simmons được minh oan là ánh sáng rực rỡ nhất trong đời mà tôi từng nhìn thấy. Tôi cũng đang nhờ luật sư Norwood thu thập chứng cứ để nộp đơn hồi tố và lần này, tôi tin rằng mình không đơn độc…”
Mỹ: Lốc xoáy phá huỷ nhiều công trình kiến trúc, gây thương vong lớn
Theo hãng tin AP của Mỹ, đã có 1 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương khi lốc xoáy tấn công nhiều địa phương ở bang Texas và Oklahoma nước này ngày 4/11.
Người đứng đầu cơ quan xử lý tình trạng khẩn cấp hạt McCurtain, bang Oklahoma cho biết lốc xoáy đã "xé nát" một nhà thờ, một trung tâm y tế và một trường học tại thị trấn nhỏ Idabel. Khu vực phía Đông và phía Nam thị trấn hoàn toàn bị phá hủy. Đến cuối ngày 4/11, nhiều người vẫn còn mắc kẹt trong các đống đổ nát.
Thống đốc bang Oklahoma Kevin Stitt cho biết các đội cứu hộ cứu nạn đã có mặt tại hiện trường tìm kiếm người bị nạn. Trong khi đó, quan chức Văn phòng xử lý tình trạng khẩn cấp Oklahoma cho biết có ít nhất 3 hạt của bang đang hứng chịu mưa bão và lũ quét đã xảy ra tại một số khu vực.
Theo Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ, lốc xoáy cũng đã xuất hiện tại Texas và Arkansas, trong khi một cơ bão đang hướng về Louisiana.
Tại Texas, giới chức hạt Lamar cho biết ít nhất 50 ngôi nhà bị hư hại hoặc phá hủy. Có 10 người bị thương đang được điều trị tại bệnh viện, trong đó có 2 người bị thương nghiêm trọng.
Lốc xoáy là một hiện tượng thời tiết thường xuyên xảy ra ở Mỹ và gây thiệt hại đáng kể, đặc biệt tại các bang Kansas, Oklahoma và Texas. Tháng 12 năm ngoái, hàng chục trận lốc xoáy kinh hoàng đã quét qua 5 bang của Mỹ chỉ trong một đêm, khiến ít nhất 79 người thiệt mạng ở Kentucky và nhiều trường hợp tử vong khác ở Tennessee, Arkansas, Missouri và Illinois.
Ngồi tù oan gần nửa thế kỷ, lập kỷ lục tại Mỹ Một người đàn ông được tuyên bố vô tội và trả tự do ở tuổi 71 sau gần 50 năm ngồi tù vì tội giết người ở bang Oklohoma của Mỹ. Theo tường thuật của AFP ngày 20.12, ông Glynn Simmons, một người da màu, được trả tự do vào tháng 7 sau khi ngồi tù tổng cộng 48 năm, 1 tháng và...