48 giờ cuối cùng của chiến tranh Việt Nam
Sài Gòn những giờ phút cuối của cuộc chiến tranh bao trùm một không khí “vừa thanh thản vừa sợ hãi” khi hàng nghìn người tìm cách rời thành phố, nhưng ở những góc khác, cuộc sống thường nhật vẫn tiếp diễn.
Ngày 28/4/1975, Sài Gòn được đặt dưới lệnh giới nghiêm khi quân giải phóng ngày càng tiến gần thành phố. Phóng viên của tạp chí Time ghi nhận, bao trùm lên tất cả là một cảm giác “vừa thanh thản vừa sợ hãi”. Washington ráo riết thực hiện chiến dịch di tản bằng máy bay trực thăng. Trong ảnh, một số người Sài Gòn đang xếp hàng lên chiếc máy bay trực thăng của CIA đậu trên nóc nhà số 22 Gia Long để tới Mỹ, ngay trước khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Trực thăng đưa lính thủy đánh bộ Mỹ tới sân bay Tân Sơn Nhất nhằm bảo vệ và phong tỏa các khu vực quan trọng để tiến hành di tản những người Mỹ cuối cùng khỏi Sài Gòn.
Hàng nghìn người cố trèo qua bức tường cao hơn 4 mét của Đại sứ quán Mỹ để tìm đường lên các trực thăng rời Sài Gòn.
Những viên chức làm việc cho các cơ quan của Mỹ cùng người thân xếp hàng chờ đợi trước cổng Đại sứ quán Mỹ.
Người trèo qua tường Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn để tiếp cận khu vực máy bay trực thăng đang chờ đón.
Máy bay trực thăng di tản của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ.
Những công dân Mỹ cuối cùng, trong đó có cả các phóng viên báo chí, chuẩn bị di tản khỏi Sài Gòn vào buổi trưa.
Video đang HOT
Người dân vào đại sứ quán ngay sau khi lực lượng an ninh Mỹ rời đi. Mặc dù lệnh giới nghiêm 24/24 được ban bố nhưng hàng nghìn người vẫn tràn xuống đường. Nhiều đường phố bị tắc nghẽn bởi những đoàn xe đạp, xích lô và xe tải rời Sài Gòn. Tuy nhiên, ở những góc khác, cuộc sống vẫn tiếp diễn như thường nhật.
Một vài phụ nữ xách theo những thùng đồ đạc lấy được sau khi lính Mỹ rút lui.
Lính thủy đánh bộ Mỹ nằm rạp trên boong chiến hạm USS Blue Ridge để tránh những mảnh vỡ kim loại văng ra từ một máy bay trực thăng khi nó hạ cánh và va chạm với một chiếc trực thăng khác. Chiếc trực thăng chở đầy phụ nữ và trẻ em này suýt rơi xuống biển nhưng cuối cùng được cứu thoát và không có ai bị thương.
Lính hải quân Mỹ trên chiến hạm USS Blue Ridge đẩy một chiếc trực thăng xuống biển để dọn chỗ đón những chuyến bay chở người di tản khác từ Sài Gòn tới.
Phi công Mỹ bế một em bé đến nơi trú ẩn an toàn trên chiến hạm USS Blue Ridge sau khi chiếc trực thăng chở em cùng nhiều người khác va chạm trong lúc hạ cánh trên boong tàu.
Một phụ nữ cùng ba người con khóc trong lúc chờ lên trực thăng.
Bờ sông Sài Gòn những ngày cuối tháng 4/1975 chật kín người chờ di tản trên những con tàu.
Xe tăng của quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, hướng tới Dinh Độc lập.
Xe tăng Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập, tiến thẳng vào dinh trưa ngày 30/4/1975, báo hiệu sự kết thúc của chính quyền Sài Gòn, chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài hai thập kỷ.
Tướng Dương Văn Minh (người ngồi bên phải) chuẩn bị đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện tại Đài phát thanh Sài Gòn.
Theo VnExpress
Những bàn tay ám ảnh trong Chiến tranh Việt Nam
Một phóng viên chiến trường người Mỹ chọn những đôi bàn tay là điểm nhấn để phản ánh tình hình chiến sự và cuộc sống người dân Việt Nam vào năm 1968.
Bàn tay của một người dân bám lên hàng rào dây thép gai. Phóng viên ảnh Eddie Adams, người làm việc cho hãng tin AP, đã thực hiện bộ ảnh "Hands of a nation" (Những bàn tay của một đất nước) vào tháng 8/1968.
Một sĩ quan Việt Nam Cộng hòa cầm súng trong cuộc tuần tra.
Em bé nắm lấy bàn tay người lớn.
Nông dân trồng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Hình ảnh thể hiện cuộc sống xa hoa giữa giai đoạn chiến tranh ở Việt Nam leo thang.
Binh sĩ Việt Nam Cộng hòa trói tay một người đàn ông.
Nhà sư chắp tay để thể hiện lòng biết ơn.
Một người phụ nữ đắp những viên gạch để sửa lại căn nhà ở Chợ Lớn, Sài Gòn vào năm 1968.
Một người lính chuẩn bị tháo lựu đạn.
Đôi bàn tay hứng nắm gạo trắng.
Một phụ nữ đang kẻ mắt bên bàn trang điểm.
Những người Việt Nam chắp tay khấn lạy trong buổi cầu nguyện cho người thân đã mất.
Theo Tri Thức
Cảnh hành quyết công khai khủng khiếp ở Sài Gòn trước 1975 Giữa trung tâm Sài Gòn từng tồn tại một pháp trường đặc biệt, nơi các vụ hành quyết diễn ra công khai trước sự chứng kiến của công chúng... Năm 1965, tình hình Miền Nam Việt Nam hết sức rối ren, các cuộc đảo chính, biểu tình và tấn công vũ trang diễn ra thường xuyên. Cùng với điều đó là nạn đầu...