4.724 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau trong 7 ngày Tết
Trong 7 ngày Tết (từ sáng ngày 28 Tết đến mùng 5 Tết), có 4.724 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau, 57% trong số đó (2.677 ca) phải nhập viện điều trị, theo dõi và 14 trường hợp bị tử vong.
Thông tin từ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tính đến 7 giờ ngày 9/2/2019 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán), số bệnh nhân đang điều trị ở các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước là 110.498 bệnh nhân.
Trong những ngày nghỉ Tết, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 45.960 bệnh nhân, nhập viện điều trị nội trú cho 31.453 bệnh nhân, chuyển viện 2.569 bệnh nhân, thực hiện 2.900 ca phẫu thuật cấp cứu, trong đó 48 ca phẫu thuật chấn thương sọ não do các nguyên nhân.
Đã có 3.842 trẻ chào đời trong dịp này; các bác sĩ đã điều trị khỏi và cho xuất viện 18.667 bệnh nhân; thực hiện vận chuyển 1.059 lượt bệnh nhân bằng xe cứu thương của bệnh viện…
Trong ngày mùng 4 Tết, tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là 5.306 trường hợp, giảm 11,2% so với cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018. Số lượt tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi là 1.911 trường hợp, giảm 14,2% so với cùng ngày này năm trước.
Video đang HOT
Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca cấp cứu trong tình trạng bệnh rất nặng. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Các cơ sở y tế đã thực hiện chuyển tuyến trên điều trị 445 trường hợp. Tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông, bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện là 20 ca, giảm 8 ca (13%) so với cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018.
Như vậy, sau 7 ngày nghỉ Tết đã có 40.916 ca khám, cấp cứu tai nạn giao thông, chiếm 22,4% trong tổng số khám, cấp cứu trong dịp Tết, trong đó 14.703 trường hợp phải nằm viện điều trị, theo dõi và 161 trường hợp tử vong tại các bệnh viện, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện.
Trong 7 ngày Tết (từ sáng ngày 28 Tết đến mùng 5 Tết), đã có 4.724 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau, chiếm 2,6% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, 57% trong số đó (2.677 ca) phải nhập viện điều trị, theo dõi và đã có 14 trường hợp tử vong.
Riêng trong ngày mùng 4 Tết, số ca cấp cứu tại các cơ sở y tế do đánh nhau là 613 trường hợp, giảm 10,5% so với cùng ngày Tết Mậu Tuất, số ca nặng phải nhập viện điều trị, theo dõi là 410 trường hợp, giảm 17,5% so với cùng ngày Tết Mậu Tuất, số ca xác định do rượu, bia là 41 trường hợp, giảm 28,1%, có 74 trường hợp phải chuyển viện tuyến trên, không có ca tử vong, so với 2 ca cùng ngày này Tết Mậu Tuất 2018.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày trung bình có từ 1.200-1.400 bệnh nhân điều trị nội trú. Riêng tại khoa Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu hơn 200 bệnh nhân nặng/ngày, tăng 30% so với ngày thường, trong đó 50% số ca chuyển tuyến; các ca bệnh chủ yếu do tim mạch, huyết áp, hô hấp, tai biến mạch máu não, sốc nhiễm khuẩn, đột quỵ, xuất huyết tiêu hóa do liên quan đến rượu, suy gan thận cấp.
Tại Bệnh viện Việt Đức, trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, số bệnh nhân đến khám và cấp cứu tăng so với ngày thường. Ngoài số lượng bệnh nhân bị tai nạn giao thông, số lượng bệnh nhân bị tai nạn do pháo tăng cao hơn so với mọi năm…
Trước đó, nhằm đảm bảo công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện trực 24/24 giờ, bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc, sinh đẻ trong những ngày Tết, không được từ chối hoặc để chậm trễ trong các trường hợp cấp cứu.
Bên cạnh yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc vận chuyển người bệnh lên tuyến trên khi cần thiết, đặc biệt lưu ý và có kế hoạch chuẩn bị đối với các bệnh viêm phổi cấp, đột quỵ ở người già, các bệnh đường hô hấp ở trẻ em, Bộ Y tế cũng yêu cầu cán bộ y tế ở các tuyến nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ người bệnh, đặc biệt chú ý đến phong cách giao tiếp, ứng xử ân cần, hòa nhã, thực hiện đúng các quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức.
Đối với các bệnh nhân điều trị nội trú trong bệnh viện trong dịp Tết, các bệnh viện tổ chức chăm sóc, phục vụ chu đáo người bệnh còn nằm lại điều trị cả về vật chất và tinh thần; đặc biệt, tổ chức thăm hỏi, chúc Tết những người bệnh thuộc diện chính sách và người nghèo.
Nguyễn Bích Thủy
Theo TTXVN
Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh nhân cấp cứu tăng 30% dịp Tết
Từ ngày 28 tháng Chạp đến ngày 4 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi (tức 8/2), số lượng bệnh nhân cấp cứu và nhập viện tăng nhanh tại các bệnh viện Trung ương trên địa bàn Hà Nội.
Bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Mỗi ngày, tại Bệnh viện Bạch Mai vẫn duy trì trung bình từ 1200-1400 bệnh nhân điều trị nội trú. Số bệnh nhân này được bệnh nhân cung cấp suất ăn miễn phí trong dịp Tết.
Tại khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) cấp cứu hơn 200 bệnh nhân nặng/ngày, tăng 30% so với ngày thường, trong đó 50% số ca chuyển tuyến.
Các ca bệnh chủ yếu do tim mạch, huyết áp, hô hấp, tai biến mạch máu não, sốc nhiễm khuẩn, đột quỵ, xuất huyết tiêu hóa do liên quan đến rượu, suy gan thận cấp.
Trong 7 ngày Tết, mỗi ngày Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cấp cứu điều trị 2-3 trường hợp ngộ độc liên quan đến rượu, thực phẩm không đảm bảo gây nhiễm khuẩn, ma túy tổng hợp... Nhiều trường hợp phải xin về vì tiên lượng sẽ tử vong.../.
Theo vietnamplus
Hàng nghìn ca ẩu đả trong ngày Tết, 11 trường hợp tử vong Ngày 7/2 (tức ngày mùng 3 Tết), báo cáo của Bộ Y tế cho biết trong 5 ngày Tết (từ 28 âm lịch đến sáng mùng 3 Tết) trên hệ thống y tế cả nước tiếp nhận hơn 3.400 trường hợp khám, cấp cứu do ẩu đả. Trong đó, 1.820 ca phải nhập viện, 11 trường hợp tử vong. Bộ Y tế cho...