47 người thương vong do mưa lũ ở miền Trung
Số người chết do mưa lũ ở miền Trung vẫn tiếp tục tăng lên. Tính đến 17h ngày 16/10 đã có 25 người chết, 4 người mất tích và 18 người khác bị thương.
Nhiều vùng vẫn bị cô lập do nước ngập sâu ở miền Trung
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, từ đêm 16/10 đến sáng nay (17/10), tình hình mưa ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã giảm, nhiều nơi trời hửng nắng.
Tuy nhiên, do lượng mưa lớn những ngày vừa qua khiến nhiều vùng ngập nặng. Lũ từ thượng nguồn đổ về khiến các sông từ Nghệ An – Thừa Thiên Huế đạt đỉnh và rút rất chậm.
Ngoài ra, cơn bão số 7 – Sarika mạnh cấp 13, gió giật cấp 16 đang hình hoành hành ngoài Biển Đông và di chuyển hướng vào nước ta với tốc độ nhanh. Dự kiến, chiều và đêm 19/10, bão sẽ đổ bộ vào đất liền. Vùng ảnh hưởng của bão được xác định từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa.
Rất có thể khu vực miền Trung sẽ phải tiếp tục hứng chịu mưa lớn. Hiện các địa phương đang khẩn trương tập trung khắc phục hậu quả sau bão và lên phương án đối phó với bão số 7 tiếp theo.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo trung ương về PCTT&TKCN, tính đến 17h ngày 16/10 đã có 25 người chết do mưa lũ ở miền Trung, tăng 10 người so với ngày 15/10. Trong đó, Nghệ An 02 người, Hà Tĩnh 03 người, Quảng Bình 18 người, Huế 02 người.
4 người mất tích (giảm 5 người so với ngày 15/10), trong đó, Hà Tĩnh 01 người, Quảng Bình 03 người.
Ngoài ra, mưa lũ còn khiến 18 người bị thương (Quảng Bình 13 người, Quảng Trị 03 người, Huế 02 người). Hơn 130.000 ngôi nhà bị ngập, tốc mái, hư hỏng; hàng ngàn ha lúa, hoa màu bị nhấn chìm trong nước; nhiều điểm giao thông, đường xá, thôn, bản bị chia cắt bởi nước lũ…
Ban chỉ đạo trung ương về PCTT&TKCN yêu cầu các địa phương cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ và cơn bão số 7. Tập trung cứu chữa người bị thương; huy động lực lượng tìm kiếm người mất tích, bố trí chỗ ở tạm cho những hộ gia đình có nhà bị sập, đổ, ngập. Giúp đỡ nhân dân sửa chữa nhà cửa, vệ sinh môi.
Huy động lực lượng, phương tiện san gạt đất, sửa chữa đường sớm khôi phục giao thông; bố trí lực lượng kiểm soát đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại các ngầm, tràn, đường ngập nước, đò ngang, đò dọc.
Di dời dân đang sinh sống tại những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Tổ chức kiển tra các hồ chứa nước nhất là các hồ chứa đã đầy để đảm bảo an toàn công trình và dân cư, cơ sở hạ tầng khu vực hạ du.
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 6 giờ sáng nay (17/10), Bộ đội Biên phòng các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 70.694 phương tiện, tàu, thuyền/288.059 người và 3.081 lồng bè nuôi trồng thủy sản/3.678 người, biết thông tin, vị trí, hướng di chuyển của cơn bão số 7 để chủ động các biện pháp phòng, tránh.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Bão Sarika hướng Quảng Ninh - Nam Định
Đi qua quần đảo Hoàng Sa, Sarika sẽ áp sát đảo Hải Nam (Trung Quốc) và dự kiến đi vào vịnh Bắc Bộ ngày 19/10 rồi đổ bộ vào đất liền Việt Nam.
Lúc 7h ngày 17/10, bão Sarika cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 260 km, sức gió mạnh nhất 150 km/h, tương đương cấp 13. Hướng tây tây bắc với vận tốc 15-20 km/h, bão sẽ trên vùng biển đông nam đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào 18/10, cường độ gió cấp 14, giật cấp 16-17.
Bão gây gió mạnh cấp 6 cho tàu thuyền trong khoảng bắc vĩ tuyến 14 và phía đông kinh tuyến 108,5.
Đường đi của bão theo dự báo của Trung tâm khí tượng và thủy văn Trung ương. Ảnh: NCHMF
Qua đảo Hải Nam, bão sẽ vào vịnh Bắc Bộ vào ngày 19/10. Tiếp đó, bão hướng về bờ biển Quảng Ninh - Nam Định với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 14-15.
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, nhận định đây có thể là cơn bão nguy hiểm và mạnh nhất trong vài năm gần đây ở Việt Nam.
Cơ quan khí tượng cảnh báo Sarika sẽ gây mưa từ vùng Đông Bắc đến Bắc Trung Bộ khoảng 200-300 mm. Đây là thời điểm triều cường lớn nhất trong năm nên có thể gây nước dâng 2 m ở vùng ven biển.
Đài quốc tế dự báo đường đi của bão Sarika. Sau bão số 7 còn bão Haima kế tiếp. Ảnh: Vnbaolut.
Sarika xuất hiện khi Bắc Trung Bộ đang căng mình chống lũ do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh. Chỉ trong 3 ngày (từ 13/10), các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Nghệ An đã có 24 người chết, 9 người mất tích, gần 100.000 nhà dân bị ngập sâu, tập trung ở Quảng Bình, Hà Tĩnh.
Sau Sarika, ngoài khơi Philippines xuất hiện bão Haima và có khả năng vào biển Đông, ảnh hưởng đến Việt Nam. Theo chuyên gia khí tượng, do tác động của La Nina yếu, 3 tháng cuối năm khả năng bão lũ xuất hiện nhiều hơn, tháng 10-11 sẽ tập trung ở miền Trung.
Phạm Hương
Theo VNE
Hà Tĩnh xả tràn hồ Kẻ Gỗ, sẵn sàng sơ tán 2.000 dân Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) bắt đầu xả tràn vào sáng nay với lưu lượng 45 m3/s, sau khi theo dõi khả năng tiêu úng hạ lưu sẽ điều chỉnh lưu lượng lên 200 m3/s. Hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dài gần 30 km, gồm 1 đập chính và 10 đập phụ với sức chứa hơn 300...