47 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Kẻ xâm lược nguỵ tạo ký ức như thế nào?
Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.
Trung Quốc gia tăng hoạt động phi pháp trên đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam . ẢNH: AFP
Chúng ta đều biết cuộc tấn công xâm lược vào lãnh thổ của ta năm 1979 được Trung Quốc tuyên truyền với dân chúng của họ đó là cuộc chiến “tự vệ”. Về việc cưỡng đoạt Hoàng Sa của ta ngày 19.1.1974 ta cũng có thể tưởng tượng họ có cùng giọng điệu như thế. Nhưng có dịp đọc những gì họ phổ biến, tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa, tôi không khỏi ngạc nhiên về sự bịa đặt rất trắng trợn.
Sáu năm trước tôi được giáo sư Ishii Akira tặng cuốn sách Chugoku Kokkyou Nessen no Ato o Aruku ( Bước theo dấu vết các cuộc chiến tranh nóng ở các biên giới Trung Quốc ), NXB Iwanami Shoten, 2014. Ishii Akira là giáo sư danh dự Đại học Tokyo, nhà nghiên cứu uy tín về lịch sử chính trị Á châu, đặc biệt chuyên về Trung Quốc, từng làm Chủ tịch Hội nghiên cứu Chính trị Kinh tế châu Á. Năm 2012 tôi có tổ chức cuộc đối thoại trí thức Việt-Trung tại Tokyo (có thuật lại trên báo Quân đội Nhân dân trong các số ra ngày 22 và 23.5.2014) và có mời Giáo sư Ishii đến phát biểu. Ông đã đi khắp các vùng biên giới của Trung Quốc để khảo sát, tìm hiểu những di tích, những dấu vết liên quan các cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với các nước láng giềng từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949), sau đó kết hợp với các sử liệu liên quan, ông viết cuốn sách này. Ông cũng đi thăm biên giới Việt-Trung và viết một chương về cuộc chiến năm 1979. Riêng về sự kiện Hoàng Sa ông đến thăm tỉnh Hải Nam vì nghe nói ở đó Trung Quốc có xây khu tưởng niệm các “liệt sĩ” trong trận Tây Sa (tên phía Trung Quốc dùng để gọi Hoàng Sa của ta).
Thăm chứng nhân lịch sử nhân 47 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa
Sau đây là một phần nội dung trong chương “Tây Sa hải chiến” của cuốn sách nói trên. Tại thành phố Tam Á tỉnh Hải Nam, vào năm 1975, Trung Quốc xây dựng một khu gọi là Tây Sa hải chiến liệt sĩ lăng viên (Ở Hoàng Sa họ cũng xây một khu tương tự. Hai khu nầy lập ra để tưởng niệm 18 binh sĩ tử trận mà họ gọi là “dũng sĩ”). Riêng về Lăng viên ở Hải Nam, qua khỏi cổng chính thì đến Tháp kỷ niệm, phía bên phải tháp có khắc hàng chữ: “Những liệt sĩ hy sinh vinh quang trong trận chiến phản kích tự vệ ở quần đảo Vĩnh Lạc Tây Sa”. Phía bên trong tháp là một đoạn văn được khắc lên để thuật lại sự kiện hải chiến Tây Sa: “Ngày 19.1.1974, tại quần đảo Vĩnh Lạc Tây Sa, tàu hải quân của chính quyền Saigon Nam Việt Nam xâm nhập các đảo và hải vực của Trung Quốc, hạm đội Nam Hải của chúng ta đã anh hùng phản kích, đánh chìm một chiến tàu hộ vệ và đại phá 3 chiếc khu trục hạm của địch. Thừa thắng, hải quân ta đã thu hồi được các đảo Sách Hồ, Cam Tuyền, và Kim Ngân mà chính quyền Saigon đã chiếm bất hợp pháp. Ta đã đại thắng trong cuộc chiến phản kích tự vệ ở hải vực Tây Sa, giữ được lợi ích trên biển và chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc. Tham gia trận hải chiến lần nầy có các tàu chiến số… (lược), trong cuộc hải chiến ác liệt, 18 đồng chí đã vì bảo vệ sự tôn nghiêm của tổ quốc mà không sợ hy sinh, đã anh hùng chiến đấu. Họ đã hiến sinh mệnh cao quý cho nhân dân, cho tổ quốc. Sự tích anh hùng của họ sẽ sáng ngời theo năm tháng, và sông mãi với đất trời. Những liệt sĩ cách mạng sẽ bất diệt”.
Cũng theo sách đã dẫn, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc vào ngày 20.1.1974 đã thuật lại sự kiện. Ở đây chỉ tóm lược mấy điểm chính: “Từ ngày 15.1.1974 chính quyền Saigon đã dùng quân hạm và phi cơ liên tục xâm phạm lãnh hải và vùng trời quần đảo Tây Sa. Ngư dân và tàu biển của ta bất đắc dĩ phải phản kich tự vệ. Sáng 19.1, tàu của Nam Việt Nam chiếm đảo Thám Hàng, giết và làm bị thương nhiều ngư dân. Quân đội Saigon còn bắn vào tàu tuần trên biển của ta, tàu của ta phải phản kích tự vệ,…”.
Kẻ xâm lược chẳng những đã bẻ cong sự thật mà còn muốn đời đời lưu truyền câu chuyện về “thành quả” xâm lược bằng các khu tưởng niệm. Nỗ lực của chúng ta trong việc làm sáng tỏ lịch sử và minh định chủ quyền đã đủ chưa?
Hoàng Quý Muội: Fan "sụt sịt" với mối lương duyên trắc trở đầy nước mắt của Oanh Kiều và Hải Nam
Hoàng quý muội tiếp tục gây chú ý với những tình tiết "đẫm lệ" trong chuyện tình xuyên không đầy éo le do diễn viên Oanh Kiều và Hải Nam thủ vai chính.
Bộ web drama Hoàng quý muội đang "làm mưa làm gió" bởi cốt truyện xuyên không đầy chất ngôn tình của Đạo diễn Luk Vân. Chỉ mới 6 tập được phát hành, đa số người hâm mộ đã bị cuốn vào tình tiết câu chuyện khó đoán của công chúa thời Trần - An Tư (Lâm Thanh Mỹ thủ vai) và nhân vật thời hiện đại - Khánh Tiên (do Oanh Kiều thủ vai). Fan liên tục "gào thét" sao mà cuộc đời An Tư quá trớ trêu, kiếp trước vì bảo vệ người yêu mà buông tay đã đành, kiếp này gặp lại sao chàng lại không nhớ nàng cơ chứ?
Đây là đâu? Tôi là ai?
Chuyện phim xoay quanh công chúa An Tư của thời Trần, trong lúc thập tử nhất sinh cô đã trao đổi linh hồn với Khánh Tiên, một diễn viên hạng A nổi tiếng, xinh đẹp nhưng cực kì kiêu ngạo ở thời hiện đại. Trong thân xác Khánh Tiên, cô cùng lúc phải gánh cả tai tiếng của nữ minh tinh, vừa hoang mang cực độ với thế giới mới.
Đau lòng nhất là khoảnh khắc cô đối diện đầy oan nghiệt với chàng CEO Nhật Nam (Hải Nam) - người có hình dáng y hệt như Chiêu Thành Vương, người yêu của An Tư ở thời đại trước. Diễn viên Oanh Kiều đã xuất sắc khi lột tả chân thực được cả sự đau thương đến tận cùng, lẫn sự ngu ngơ đến buồn cười của công chúa An Tư trong thân xác Khánh Tiên, đỉnh tới mức khiến người xem lúc thì cảm động rớt nước mắt, lúc thì cười "nhặt được mồm".
Có phải chàng đã quên ta?
Lúc Khánh Tiên tỉnh dậy sau tai nạn, mọi người xung quanh tưởng Khánh Tiên hóa điên khi miệng cô chỉ toàn lẩm bẩm những câu nói dùng cổ ngữ. Điều này càng khiến Nhật Nam thêm cáu gắt vì nghĩ Khánh Tiên đang "giả điên" hòng được bỏ qua hết những lỗi lầm. Anh không hề hay biết trong thân xác của Khánh Tiên, chính là người mà anh đã thề non hẹn biển từ kiếp trước nên lạnh lùng buông rất nhiều lời làm tổn thương cô.
Quay về năm 1285, khi An Tư và Chiêu Thành Vương bên nhau. Họ yêu nhau một tình yêu chân thành. Dù biết chuyện tình cảm chẳng thể đi đến đâu nhưng cả hai vẫn luôn nuôi hy vọng. Trong một lần bị truy đuổi, An Tư đã ngã xuống vực sâu may mắn được chàng cứu lấy. Cuối cùng vì không thể cầm cự nổi, nàng quyết buông tay để giữ mạng sống cho Chiêu Thành Vương.
Phân đoạn buông tay rớt xuống vực sâu được nhiều khán giả đồng cảm, thương xót cho công chúa An Tư
Chiếc vòng cổ định tình do chính tay Chiêu Thành Vương trao cho An Tư quý hơn cả sinh mạng của nàng và cũng là bí ẩn của Hoàng Quý Muội
Ở thời hiện đại, công chúa An Tư cảm thấy lạ lẫm vô cùng, thấy gì cũng phải hỏi đến lúc hiểu mới thôi. Trợ lý phải tìm những danh xưng ở thời cổ đại để cắt nghĩa cho cô hiểu. Như "Phóng viên" sẽ được ví là "Thích khách" hoặc "Người kể chuyện trong làng".
Thậm chí, cô nàng còn chả biết dùng dao nĩa thế nào, đi giày cao gót thì té lên té xuống, còn tủ lạnh, tivi với cô không khác gì túi thần kỳ của Doraemon. Đến dán băng keo cá nhân, cô cũng hỏi "xài sao?". Chắc có thể nhờ ngáo ngơ thế mà cô lại làm CEO Nhật Nam mủi lòng. Từ đó nảy sinh nhiều tình tiết lãng mạn ngang ngửa "cẩu lương" khiến người xem muốn "sâu răng".
Bình thường thì sắc lạnh, hắt hủi, giờ thì hết chỉ cầm dao, đến bóc băng keo băng chân cho người ta
Tập mới đây của phim đã dần hé lộ nhiều âm mưu thâm hiểm trong Hoàng tộc và cả mối thâm thù truyền kiếp của Khánh Tiên và nữ phụ. Dự cảm các tập tiếp theo chắc hẳn sẽ có đầy drama và cả "cẩu lương" cho khán giả tha hồ hít hà, xuýt xoa.
Đón xem các diễn biến tiếp theo của web series Hoàng quý muội, lần lượt được phát sóng vào 20h, thứ 5 và thứ 6 hàng tuần, độc quyền trên ứng dụng POPS.
Hoàng Quý Muội thu hút khán giả bởi mối lương duyên nhiều nước mắt, lắm nhọc nhằn và đi qua nhiều thế kỷ của cặp đôi trai tài, gái sắc An Tư - Trấn Tôn. Mối tình đứt gánh giữa đường giữa công chúa An Tư và Chiêu Thành Vương Trần Tôn cũng là khởi nguồn cho chân lý tình yêu vốn dĩ đến với nhau bằng cái duyên nhưng nếu cố gắng "giữ" lấy nhau thì vạn kiếp vẫn còn nợ. Vốn sống trong hình thể của Khánh Tiên thế nhưng phần hồn An Tư với trái tim yêu thương lại là thứ khiến trái tim Nhật Nam rung động để rồi câu chuyện tình yêu của họ cứ thế được nảy nở và sinh sôi thêm một lần nữa.
Trung Quốc nghi xây ụ nổi cho tàu sân bay ở đảo Hải Nam Ụ nổi đang được hải quân Trung Quốc xây dựng tại căn cứ Du Lâm, đảo Hải Nam, đủ lớn để có thể phục vụ tàu sân bay Type 002. Ảnh vệ tinh được Earth Explorer công bố tháng 12 cho thấy một ụ nổi xuất hiện trong cơ sở đang được xây dựng tại căn cứ hải quân Du Lâm ở thành...