46 học viên nghèo được học việc ở khách sạn 5 sao InterContinental
46 học sinh nghèo đến từ nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội được học nghề, tạo việc làm miễn phí tại khách sạn 5 sao. Đây là một phần nội dung trong chương trình Hướng nghiệp cho thanh niên nghèo khó đang được thực hiện.
Cứu cánh của học sinh nghèo
Là 1 trong 46 gương mặt trẻ, có hoàn cảnh khó khăn, Vàng A Dềnh (Trạm Tấu, Yên Bái) là người may mắn được tiếp cận với khóa học Hướng nghiệp cho thanh niên nghèo khó (YCI).
Học viên học lớp YCI đang thực hành làm bếp tại khách sạn InterContinental. Ảnh: Minh Nguyệt
Ngoài khoa học liên quan tới nghiệp vụ buồng phòng, trung tâm còn hỗ trợ đào tạo miễn phí học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong các nghề làm tóc; trang điểm; nghiệp vụ bàn bar; vẽ móng nghệ thuật; bán hàng marketing; thiết kế web và đồ họa”. Bà Phạm Thị Thanh Tâm -
Giám đốc Trung tâm REACH
Video đang HOT
Dềnh cho biết, từ nhỏ em đã có ước mơ được đi học. Thế nhưng, hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống ở quê em còn nhiều tập quán lạc hậu đã ngăn cản việc em đến trường.
Những năm 2005-2006, được đến trường là một may mắn với Dềnh. Có ngày, cậu còn phải nhịn ăn để được đến trường, nhiều lúc đói quá, Dềnh không đủ sức để đi bộ đến trường. “Mặc dù cuộc sống khó khăn, nhưng không lúc nào em từ bỏ ý định đi học. Em nghĩ rằng với 2 bàn tay trắng, không có kiến thức chuyên môn, tay nghề chưa có thì không thể có công việc ổn định. Vì vậy, khi tìm hiểu, biết Trung tâm REACH đang có khóa đào tạo nghề miễn phí, em đã nộp hồ sơ đăng ký” – Dềnh nói.
Là một trong những học sinh đã tốt nghiệp chương trình đào tạo YCI, Nguyễn Minh Ánh (20 tuổi) đến từ Đại Từ, Thái Nguyên đang có một công việc ổn định tại khách sạn SunWay Hà Nội. Hiện em đang làm đầu bếp trong khách sạn với mức lương ổn định từ 5-6 triệu đồng/tháng. Trước đó, cuối năm 2015, Ánh cùng 30 học sinh khó khăn, đến từ nhiều vùng quê đã được tham gia lớp học YCI trong vòng 6 tháng. Tại đây em được thực tập, làm việc tại khách sạn Hilton Hà Nội Opera.
Thanh niên nghèo được đào tạo toàn diện
Khóa học YCI là chương trình được thực hiện ở 19 quốc gia trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, chương trình được thực hiện dựa trên quan hệ đối tác chiến lược do YCI điều phối với các tập đoàn khách sạn hàng đầu trên thế giới và các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam là Trung tâm REACH. Chương trình thiết kế tiết kiệm, đảm bảo huy động nguồn lực từ phía chính các doanh nghiệp cụ thể là khối khách sạn 5 sao ở Hà Nội.
Tại Hà Nội, một nhóm gồm 5 khách sạn ở Hà Nội cùng với REACH đã cam kết hỗ trợ tài chính để các học viên có thể được đào tạo miễn phí. Ngoài ra, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn được hỗ trợ một phần chi phí tiền ăn, ở, đi lại trong suốt quá trình học.
Bà Phạm Thị Thanh Tâm – Giám đốc Trung tâm REACH cho biết, nội dung chương trình đào tạo thực tế được nhân viên cấp cao của khách sạn thực hiện, thiết kế lồng ghép vào các hoạt động thường nhật trong khách sạn. Thời gian học trong vòng 6 tháng, xen kẽ giữa đào tạo kỹ năng làm việc và kỹ năng sống.
“Đặc biệt, học viên sẽ được luân chuyển qua nhiều bộ phận khác nhau trong khách sạn như buồng, bếp, tiếp tân, khu tổ chức sự kiện, bảo trì, quản lý… để được trải nghiệm tầm quan trọng của làm việc theo nhóm, để đảm bảo việc phối hợp hoạt động kinh doanh trong khách sạn được hoạt động trôi chảy” – bà Tâm nói.
Theo Danviet
Được "Tây" dạy, việc đợi sẵn, sinh viên yên tâm đi học
Giảng viên nước ngoài, nhà trường cam kết hỗ trợ kiếm việc cho sinh viên đã giúp Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất (Quảng Ngãi) thu hút nhiều thanh niên nông thôn theo học.
Phương pháp dạy mới
Những ngày qua, 2 chuyên gia người Pháp là Jean Jacques Diverchy và Francois Sanchez đã có mặt tại Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất và truyền đạt cho các giảng viên, học viên về chương trình đào tạo và hỗ trợ dạy nghề theo dự án Chính phủ Pháp đã ký kết với Bộ LĐTBXH vào năm 2015.
Theo ký kết, Chính phủ Pháp sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp với nhu cầu thực tiễn tại 5 trường nghề trong nước trong thời gian từ năm 2016-2019. Và 2 lớp nghề tại Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất là một trong số này.
Số học viên theo học được thực hành trên thiết bị và phương tiện mới, hiện đại. Ảnh: C.X
Là người 15 năm dạy nghề thực tế ở Pháp, ông Jean Jacques Diverchy, bày tỏ: "Qua nghiên cứu, giữa doanh nghiệp và trường dạy nghề của Việt Nam chưa có sự liên kết. Do đó, sinh viên khi ra trường doanh nghiệp ít muốn nhận vì phải tốn công đào tạo lại mới có thể làm việc được, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. Vì vậy chương trình đào tạo nghề đang áp dụng là theo nhu cầu của doanh nghiệp, chứ không theo chương trình có sẵn của Bộ LĐTBXH".
Được biết, năm học 2016-2017 cũng là năm đầu tiên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất tổ chức lớp nghề chất lượng cao theo chương trình này. Sau khi hoàn thành khóa học 3 năm, 60 sinh viên được cam kết sẽ có việc làm ngay. Bên cạnh đó, sau tốt nghiệp nếu có đủ khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, thì số học viên này hoàn toàn có thể làm việc ở các nước châu Âu.
Em Nguyễn Văn Thuyên - học viên lớp chất lượng cao Điện công nghiệp chia sẻ: "Sau một thời gian theo học, em thấy việc giảng dạy rất khoa học, ứng dụng thực tiễn rất nhiều. Không chỉ học nghề, chúng em còn được học các kỹ năng giao tiếp, quản lý tổ đội, xử lý tình huống nghề... Đây sẽ là những kiến thức làm nền tảng cơ bản để chúng em sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tốt".
Thêm hướng đi mới cho học viên
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Tây- Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất, cho biết: "Từ năm 2016-2019, các chuyên gia người Pháp sẽ theo sát khung chương trình dạy nghề chất lượng cao tại trường để hỗ trợ. Sau thời gian hợp tác, chúng tôi sẽ mở rộng nhiều ngành nghề khác để sinh viên có nhiều cơ hội chọn lựa. Tất cả các ngành nghề này sẽ được giảng dạy theo khung năng lực châu Âu. Nếu đạt chuẩn về ngoại ngữ, cơ hội việc làm của các em sẽ còn vươn xa đến các nước khác".
Sinh viên được học và thực hành trên các thiết bị hiện đại, có kiến thức thực tiễn nên khi ra trường có thể làm việc được ngay.
TS Tây nhận định, 60 sinh viên của 2 lớp được học và thực hành trên các thiết bị hiện đại, có kiến thức thực tiễn nên khi ra trường có thể làm việc được ngay, doanh nghiệp không phải đào tạo lại. Dù chưa kết thúc năm đầu, nhưng 60 sinh viên trường đang đào tạo theo chương trình của Pháp đã được nhiều doanh nghiệp đặt hàng gần hết. Nếu em nào ra trường không tìm được việc làm, nhà trường sẽ hoàn trả lại toàn bộ chi phí tham gia khóa học.
Theo Danviet
Thừa thầy thiếu thợ, Bộ trưởng Dung lo, Bộ trưởng Nhạ yên chí Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "xin nhân dân ủng hộ, động viên con em tham gia học nghề để có việc làm chính đáng, đại học không phải là con đường duy nhất!". Tại buổi chất vấn và trả lời chất vấn vào sáng 18/4 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - ông Đào Ngọc Dung, nhiều Đại...