45.000 người nhiễm HIV chưa được điều trị kháng virus
Trên cả nước có 209.000 người nhiễm HIV còn sống và ngành y tế mới điều trị cho hơn 130.000, số còn lại vẫn mang nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
Ảnh minh họa
Phó Cục trưởng Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, Hoàng Đình Cảnh cho biết ngành y tế đang quản lý được 175.000 người nhiễm bệnh, trong đó 130.000 người điều trị bằng thuốc ARV.
“Còn 45.000 người nhiễm HIV đang được quản lý mà chưa tiếp cận được với điều trị ARV. Những người này có thể không kiểm soát được tải lượng virus sẽ làm lây lan ra cộng đồng qua các hành vi quan hệ hoặc tiêm chích không an toàn”, ông Cảnh nói.
Ông Cảnh cho rằng còn nhiều người nhiễm HIV nhưng không thuộc nhóm nguy cơ cao nên khó phát hiện sớm. Theo thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS, hiện cả nước có 209.000 người nhiễm còn sống.
Video đang HOT
Chia sẻ về tầm quan trọng của ức chế virus HIV đối với người bệnh, cán bộ y tế và cộng đồng, Tiến sĩ Jonh Blandford, Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) Việt Nam cho biết, người nhiễm HIV cần phải điều trị ARV để ngăn ngừa lây truyền. Khi điều trị ARV đạt đến mức ức chế virus, nghĩa là tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml, còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện, sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường quan hệ thể xác.
Lây truyền qua đường quan hệ đang phổ biến trong nhóm HIV, trong đó số bệnh nhân là đồng tính nam có xu hướng tăng nhanh. Ước tính cả nước có khoảng 170.000 người đồng tính nam.
Dự phòng trước phơi nhiễm HIV rất quan trọng trong nhóm quan hệ đồng giới nam, chuyển giới và người sử dụng chất gây nghiện. Bộ Y tế đang triển khai kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV giai đoạn 2018-2020. Dự án này thực hiện ở 11 tỉnh, thành, mục tiêu đến cuối năm 2019 có 5.610 người sử dụng thuốc dự phòng HIV.
6 tháng đầu năm nay, Việt Nam phát hiện 3.500 bệnh nhân HIV mới, trong đó 1.824 người chuyển giai đoạn AIDS, 814 ca tử vong.
So với cùng kỳ 2017, số ca nhiễm HIV mới giảm 30%, số chuyển AIDS giảm 27%, số tử vong tăng 2%.
Lê Nga
Theo VNE
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS: Hướng tới mục tiêu 90-90-90
Mục tiêu của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 diễn ra từ ngày 10/11- 10/12 là tăng cường các hoạt động dự phòng, xét nghiệm phát hiện HIV; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử HIV...
Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2018 diễn ra từ ngày 10/11-10/12, với chủ đề "Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020!".
90-90-90 là các mục tiêu do Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS phát động, gồm: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virus kiểm soát được số lượng virus ở mức thấp để sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
Mục tiêu của Tháng hành động là tăng cường các hoạt động dự phòng, xét nghiệm phát hiện HIV; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV cũng như tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng của các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm HIV, bảo hiểm y tế và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân...
Các hoạt động truyền thông được đẩy mạnh, chú trọng vào lợi ích của tư vấn xét nghiệm sớm HIV và xét nghiệm định kỳ với nhóm có hành vi nguy cơ cao; lợi ích của việc tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
Quảng bá các dịch vụ điều trị ARV tại địa phương; sự cần thiết, quyền lợi, mức đóng, mức hưởng và thủ tục tham gia cũng như cách sử dụng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh; lợi ích của dự phòng sớm lây nhiễm HIV, sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao caosu, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; đảm bảo tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS; không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS...
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, điểm cấp phát thuốc Methadone, điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã, cung cấp các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
Tổ chức những chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ủng hộ, gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV, mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV; tổ chức thăm hỏi người nhiễm hoặc nhóm người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại địa phương; tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã phát hiện thêm 3.500 trường hợp nhiễm HIV, giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2017; số trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS giảm khoảng 27%.
Theo giadinhmoi
Người nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam là ai? Người đầu tiên được phát hiện nhiễm HIV tại Việt Nam vào năm 1990 là một phụ nữ, hiện đang sống tại TP.HCM. Thế giới phát hiện bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1959. 31 năm sau, vào tháng 12/1990, Việt Nam cũng ghi nhận ca HIV đầu tiên, là một phụ nữ 30 tuổi. TS Hoàng Đình Cảnh, Phó cục...