45 vòng đấu giá ‘ớn lạnh’ giành quyền khai thác mỏ cát 2.811 tỷ đồng ở An Giang
Cuộc đấu giá quyền khai thác mỏ cát trên sông Tiền diễn ra với 45 vòng đấu giá “ớn lạnh” đẩy giá từ 7,2 tỷ đồng lên 2.811 tỷ đồng, khiến nhiều doanh nghiệp lắc đầu.
Nói về vụ đấu giá mỏ cát ở An Giang, khởi điểm từ 7,2 tỷ đồng, lên tới 2.811 tỷ đồng (tăng lên gấp 390 lần) khiến dư luận xôn xao suốt thời gian qua, bà Đặng Nguyễn Hồng Châu – Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh An Giang cho hay: “Khi tổ chức đấu giá, tài sản được đấu giá tăng cao so với giá khởi điểm hàng chục, hàng trăm lần là chuyện bình thường”.
45 vòng đấu giá
Công ty TNHH Dịch vụ T.S Home trúng quyền khai thác cát với giá 2.811 tỷ đồng.
Theo bà Đặng Nguyễn Hồng Châu, mục đích của Trung tâm đấu giá là làm sao việc tổ chức đấu giá, nhất là tài sản công đúng quy định pháp luật mà mang lại nguồn thu cao nhất cho ngân sách Nhà nước. Khi tổ chức đấu giá, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh An Giang đảm bảo tính độc lập, trung thực, công khai, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia đấu giá và đơn vị là chủ tài sản được đấu giá.
Ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cho biết, 2.811 tỷ đồng này tương đương quyền khai thác khoảng 2,4 triệu mét khối cát. “Nếu sản lượng khai thác tăng lên thì sẽ tính tăng lên. Trước khi cấp phép khai thác, công ty phải đóng khoảng hơn 140 tỷ đồng. Số tiền còn lại chia đều trong 4 năm sau “.
Mỏ cát trên sông Tiền (thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) có 19 doanh nghiệp tham gia, trải qua 45 vòng đấu giá rất kịch tính.
Các doanh nghiệp rượt đuổi đấu giá rất quyết liệt. Đến vòng 30, chỉ còn 2 doanh nghiệp có trụ sở tại TP.HCM tham gia là Công ty TNHH Dịch vụ T.S Home và Công ty khai thác vật liệu Trầm Tích. Kết quả cuối cùng, tại vòng 45, Công ty TNHH Dịch vụ T.S Home trúng quyền khai thác cát với giá 2.811 tỷ đồng.
Ông Bùi Văn On – Phó Giám đốc Công ty Phúc Thành ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang (một trong 19 doanh nghiệp tham gia đầu thầu mỏ cát nói trên) dùng từ “ớn lạnh” khi nhắc về cuộc đấu giá.
Theo ông On, với 30 năm kinh nghiệm trong nghề khai thác cát, việc bỏ ra hơn 2.800 tỷ để lấy quyền khai thác mỏ cát nói trên là cầm chắc lỗ.
“bỏ chạy” sẽ mất tiền cọc
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ T-S.HOME (Công ty T-S.HOME) – đơn vị trúng thầu mỏ cát nghìn tỷ, có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại số 14 (đường 11, KDC Ven Sông, phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM).
Bảng tên Công ty T-S.HOME nhỏ hơn khổ giấy A4 được gắn tạm bợ trên hàng rào.
Công ty được thành lập tháng 1/2018 với vốn điều lệ 9 tỷ đồng, hoạt động chính với ngành nghề “làm thuê công việc gia đình trong các hộ gia đình” , không liên quan đến lĩnh vực khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, đến tháng 7/2020, công ty nâng vốn điều lệ lên 27 tỷ đồng. Sau đó, thêm bán buôn kim loại và quặng kim loại; hỗ trợ khai thác mỏ và quặng… vào ngành nghề hoạt động kinh doanh.
Trụ sở công ty là ngôi nhà 3 tầng nằm trong khu dân cư ít người qua lại, phía trước ngôi nhà là bảng hiệu cỡ lớn mang tên “Công ty Bất động sản Thiên Lộc Phúc”. Sâu bên trong, bảng tên Công ty T-S.HOME nhỏ chưa bằng tờ giấy A4 được gắn tạm bợ trên hàng rào.
Đáng nói, ngôi nhà này đang được một gia đình sinh sống, không có dấu hiệu hoạt động kinh doanh. Chủ ngôi nhà cho biết bảng tên Công ty T-S.HOME được một người họ hàng nhờ gắn tạm một thời gian. Thực chất ngôi nhà không có công ty nào làm việc bên trong.
“Đây là nhà tôi ở từ trước đến nay, không cho công ty nào mướn để làm văn phòng hết. Bảng tên này là do một người họ hàng của tôi nhờ gắn tạm một thời gian, không ảnh hưởng gì nên tôi đồng ý”, chủ ngôi nhà cho hay.
Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh An Giang thông tin, đối với năng lực đấu thầu của các doanh nghiệp thì đơn vị kiểm tra trên báo cáo tài chính và thư cam kết cấp tín dụng.
Căn cứ theo quy định, đối với mỏ cát sông Tiền, doanh nghiệp chỉ cần có 14 tỷ đồng trở lên là được tham gia đấu giá. Trước khi tham gia đấu giá, doanh nghiệp phải nộp tiền đặt trước 15% của mức giá khởi điểm (giá khởi điểm 7,2 tỷ đồng).
Theo Luật Đấu giá tài sản năm 2016, đối với trường hợp trúng đấu giá không thực hiện nghĩa vụ cam kết thì mất tiền đặt cọc, hủy cuộc đấu giá và phải tổ chức đấu giá lại, chứ không có việc người đưa ra giá liền kề trúng đấu.
Ngang nhiên vi phạm các quy định về khai thác cát
Mỏ cát trên sông Ba thuộc thôn Hà Giang (xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) được cấp phép khai thác để phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình trong tỉnh.
Mặc dù vậy, doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ cát này đã "phù phép" qua mặt các cơ quan chức năng vận chuyển cát đi tỉnh khác để tiêu thụ.
Điều đáng nói hơn, doanh nghiệp còn tự ý thay đổi phương thức khai thác cát khi chưa được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên phê duyệt. Việc chở cát bằng xe tải trọng lớn khi lưu thông trên các tuyến đường bê tông nông thôn gây bụi, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông khiến người dân bức xúc, nhiều lần phải chặn xe, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Phớt lờ yêu cầu của cơ quan chức năng
Xe tải trọng lớn vào tận mỏ để lấy cát mặc dù cơ quan chức năng chỉ cho phép xe tải trọng nhỏ.
Mỏ cát thôn Hà Giang được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên cấp giấy phép khai thác cho Doanh nghiệp tư nhân Vận tải - Xây dựng Hồng Nguyên (gọi tắt là Doanh nghiệp Hồng Nguyên) khai thác từ ngày 7/8/2017, trên diện tích 2 ha với trữ lượng 81.432 m2; công suất được phép khai thác: 10.000 m3/năm, thời hạn khai thác 8 năm 4 tháng.
Do là mỏ lộ thiên nên doanh nghiệp được phép khai thác theo phương pháp, sơ đồ (cát tại mỏ - xúc lên xe vận tải - đưa đi tiêu thụ). Sau một thời gian khai thác, ngày 3/2/2021, Doanh nghiệp Hồng Nguyên có tờ trình gửi Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên đề nghị cho phép bổ sung công nghệ khai thác cát bằng bơm hút vì lý do từ khi được cấp giấy phép khai thác đến hết năm 2020, khối lượng cát đơn vị chỉ mới khai thác được là 19.742 m3, chưa đạt công suất 10.000 m3/năm, việc khai thác "không đủ công suất" gây thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp.
Từ phản ánh của người dân, ngày 2/4, phóng viên đã có mặt tại khu vực mỏ cát do Doanh nghiệp Hồng Nguyên khai thác và ghi nhận, mặc dù chưa được tỉnh Phú Yên cấp phép bổ sung hình thức khai thác nhưng doanh nghiệp này đã tự ý đưa 2 máy sàng lọc, 1 sà lan và hệ thống đường ống bơm hút vào bên trong khu vực khai thác cát. Doanh nghiệp còn dựng lên một cột bơm xăng dầu để cung cấp nhiên liệu cho các phương tiện ra, vào mỏ.
Ngày 3/4, đại diện các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên và chính quyền địa phương đã kiểm tra thực tế khu vực mỏ cát. Tại đây, bà Cao Thị Hòa An, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo tạm dừng việc cấp phép bổ sung hình thức khai thác mới, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp đưa các thiết bị khai thác cát không đúng quy định ra khỏi khu vực mỏ.
Tuy nhiên, ngày 5/4, phóng viên tiếp tục trở lại mỏ cát, "mục sở thị" hoạt động khai thác của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Nhiều máy móc vẫn ngang nhiên hút, múc cát lên các xe tải trọng lớn để vận chuyển đi tiêu thụ.
Theo chân các xe tải mang biển kiểm soát 47H.xxx03; 47C.xxx45; 47C.xxx64 để tìm hiểu đường vận chuyển cát, phóng viên ghi nhận, sau khi "tiếp no" cát từ mỏ, các xe tải này di chuyển trên đường giao thông nông thôn của xã Sơn Giang ra Quốc lộ 29 đi qua xác xã Đức Bình Đông, thị trấn Hai Riêng, xã Ea Bar, Ea Bá và Ea Ly của huyện Sông Hinh. Từ Quốc lộ 29 một số xe đã rẽ sang đường Đông Trường Sơn, số còn lại đưa cát sang địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Xe tải trọng lớn ngang nhiên chở cát trên quốc lộ 29 từ tỉnh Phú Yên sang tỉnh Đắk Lắk.
Không những phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, hoạt động vận chuyển cát của doanh nghiệp còn gây bụi bẩn, mất an toàn giao thông trên địa bàn xã Sơn Giang.
Ông Nguyễn Hòa (thôn Hà Giang, xã Sơn Giang) cho biết, chưa kể xe tải nhỏ, mỗi ngày có khoảng 10 chiếc xe tải trọng lớn với 30 lượt chở cát ra, vào tuyến đường này. Mỗi khi xe chạy qua, nhà cửa rung lên, bụi bay mù mịt. Người dân trong thôn quá bức xúc đã 2 lần chặn xe không cho đi qua đường này. Sau khi chính quyền địa phương xuống đối thoại với dân, doanh nghiệp đã dùng xe chở nước phun trên các tuyến đường để giảm bụi nhưng vẫn không khắc phục được.
Ngoài bụi, nỗi lo mất an toàn giao thông, người dân địa phương còn cho rằng có thể Doanh nghiệp Hồng Nguyên lợi dụng khai thác cát để đãi vàng sa khoáng trên sông Ba.
Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cho biết, ngày 5/4/2021, huyện đã có Báo cáo số 348/UBND-TNMT gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc khai thác cát của doanh nghiệp Hồng Nguyên. Theo báo cáo, mặc dù chưa được UBND tỉnh cho phép nhưng doanh nghiệp đã chuẩn bị các phương tiện, thiết bị để vận hành hút cát thử nghiệm, biện pháp khai thác này tiềm ẩn nguy cơ hút cát quá độ sâu quy định, khai thác vượt quá phạm vi, gần dòng chảy, đãi vàng sa khoáng rất khó kiểm soát, xử lý.
Hiện, mỏ cát đã cấp phép cho doanh nghiệp rộng (2 ha) còn nhiều vị trí không ngập nước, có thể khai thác theo phương pháp đã được cấp phép. Ủy ban nhân dân huyện Sông Hinh kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên xem xét chưa cho phép doanh nghiệp bổ sung công nghệ khai thác cát bằng biện pháp bơm hút.
Khó kiểm soát việc bán cát ra ngoài tỉnh
Doanh nghiệp tự ý đưa các thiết bị bơm hút cát vào hoạt động khi chưa được cấp phép.
Trên địa bàn huyện Sông Hinh hiện chỉ có duy nhất mỏ cát do Doanh nghiệp Hồng Nguyên khai thác, kinh doanh phục vụ các công trình xây dựng trong tỉnh. Thế nhưng, trong một thời gian dài doanh nghiệp này đã vận chuyển cát ra ngoài tỉnh tiêu thụ với khối lượng lớn nhưng chính quyền địa phương từ xã, đến huyện không hề hay biết.
Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sông Hinh lý giải, hiện huyện chưa nắm được thông tin doanh nghiệp đưa cát ra tỉnh khác tiêu thụ. Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, cát vật liệu xây dựng thông thường chỉ để phục vụ các công trình xây dựng trong tỉnh. Ủy ban nhân dân huyện Sông Hinh sẽ chỉ đạo làm rõ thông tin doanh nghiệp đưa cát bán ra ngoài tỉnh, nếu như có thông tin chính xác, huyện sẽ có biện pháp xử lý vấn đề này.
"Địa phương gặp nhiều khó khăn trong quản lý xe có trọng tải nặng trên địa bàn, do thẩm quyền của huyện chỉ kiểm tra, quản lý trên phạm vi các tuyến đường liên huyện; đối với tuyến quốc lộ kiểm tra xe trọng tải nặng thuộc phạm vi quản lý của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Phú Yên).
Ông Đặng Ngọc Anh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên cho biết, chính quyền địa phương cấp xã, huyện có trách nhiệm trong việc quản lý mỏ khoáng sản trên địa bàn. Nếu có tình trạng doanh nghiệp chở cát đi tiêu thụ ở tỉnh khác sai với quy định cần phải được kiểm tra, xử lý, vấn đề này cần có sự phối hợp chặt chẽ từ chính quyền địa phương cấp xã, huyện, lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát môi trường và Thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Doanh nghiệp tự đặt cột bơm xăng dầu để cung cấp nhiên liệu cho máy móc hoạt động trong khu vực mỏ.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện mỗi ngày có hàng chục lượt xe chở cát tải trọng lớn chạy qua các tuyến giao thông nông thôn của xã Sơn Giang (khoảng 3 km), quốc lộ 29 (khoảng 50 km). Việc phát hiện xe chở cát ra ngoài tỉnh không phải quá khó đối với lực lượng chức năng. Cụ thể, tại khu vực ngã ba từ Quốc lộ 29 rẽ vào đường Đông Trường Sơn vào 10 giờ ngày 5/4, khu vực này thường xuyên có xe chở cát tải trọng lớn qua lại. Tại đây, cũng có xe biển kiểm soát 78A.xxx95 của lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, thế nhưng trong khoảng thời gian 30 phút không có một xe chở cát trọng tải nặng nào phải dừng để kiểm tra.
Dư luận tại Phú Yên đặt câu hỏi, có hay không việc cơ quan chức năng và chính quyền địa phương buông lỏng để doanh nghiệp khai thác khoáng sản bán ra ngoài tỉnh, không kiểm tra, kiểm soát xe có trọng tải lớn trên địa bàn huyện Sông Hinh. Vấn đề này cần sớm được vào cuộc kiểm tra, ngăn chặn.
Chàng trai biến sỏi đá thành... cam Từ bỏ con đường làm viên chức chàng trai Đoàn Ngọc Bảo (SN 1990) trở về quê nhà xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) khởi nghiệp với cam. Hiện trang trại cam của Bảo là mô hình duy nhất của thanh niên Hà Tĩnh được chọn là 1 trong 10 sản phẩm điểm cấp tỉnh tham gia đề án OCOP...