45 triệu người Việt Nam nhiễm giun
Thống kê gần đây của Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương cho thấy có 45 triệu người dân Việt Nam nhiễm giun. Trong đó, trẻ em dễ bị nhiễm giun bởi thường hiếu động, hay bò chơi lê la trên sàn nhà, mút tay…
Ngoài ra, trứng giun nhẹ (đặc biệt trứng loài giun kim) có thể được phát tán trong môi trường tập thể, không khí nên trẻ có nhiều khả năng hít phải trứng giun khi đang sinh hoạt. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm các loại giun, đặc biệt là giun kim. Ở các vùng nông thôn, người dân có thói quen dùng phân tươi để bón rau, cây trồng, điều kiện thuận lợi để các loại trứng giun phát triển. Nếu trẻ đi chân đất, ấu trùng dễ dàng xuyên qua da để xâm nhập vào cơ thể.
Phần lớn trẻ thường nhiễm giun kim. Trứng giun kim có thể tồn tại trong không khí 2 – 3 tuần, hay cư ngụ trong hậu môn trẻ, có thể đẻ hàng nghìn trứng vào ban đêm làm bé cam thây ngưa ngáy va kho chiu ơ hâu môn. Tre sẽ dễ dàng đưa tay xuông gai, từ đó trưng giun truyên sang mong tay hoặc dính lên gối, màn va lây cho cac thanh viên khac trong gia đinh qua đường không khí.
Video đang HOT
Nhiều phụ huynh nghĩ chỉ cần tẩy giun cho trẻ là đủ. Thực tế, nếu chỉ tẩy giun cho con thì chưa đủ để bảo vệ trẻ, bởi trẻ hoàn toàn có thể bị tái nhiễm nếu người thân, bạn bè đang bị nhiễm giun. Theo các chuyên gia y tế, biện pháp hiệu quả nhất là tẩy giun tập thể cho cả gia đình và cho tập thể sống chung với nhau (như lớp bán trú, nơi sinh sống tập thể…) cùng một thời điểm.
Ngoài ra, việc tẩy giun chỉ một lần chưa đủ bởi mọi người vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm, bội nhiễm rất cao. Thời gian định kỳ để tẩy giun được các bác sĩ khuyến cáo tối thiểu 6 tháng một lần (hai lần một năm). Ngoài ra, cần ý thức việc ăn chín, uống sôi; giữ gìn vệ sinh cá nhân như: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên cắt móng tay… để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương (NIMPE) công bố chương trình “Tẩy giun cộng đồng 6116″ dưới sự tài trợ của Janssen Cilag, thuộc Tập đoàn Johnson & Johnson, nhãn hàng Fugacar nhằm kêu gọi người dân tẩy giun cho cả gia đình định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần. Theo đó, để giúp người dân dễ dàng ghi nhớ lịch tẩy giun định kỳ, viện cũng đề xuất 2 ngày tẩy giun trong năm là ngày 6/1 và ngày 1/6. Ngoài ra, đối với trẻ trên một tuổi, phụ huynh có thể tẩy giun cho bé bằng những loại thuốc có mùi vị để khuyến khích sự hợp tác của bé. Viện cũng lưu ý thêm, khi dùng thuốc tẩy giun, không cần nhịn đói hay ăn kiêng hoặc dùng thuốc xổ như cách tẩy giun xưa kia.
Phương Thảo
Theo VNE
Người Việt tốn 1,5 triệu lít máu, 15 tấn lương thực hằng năm để... nuôi giun
Thông tin trên được Tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư chia sẻ trong buổi phát động chương trình "Tẩy giun cộng đồng 6116" vào ngày 14.6, tại TP.HCM.
Ăn rau sống không rửa kỹ có nguy cơ nhiễm giun cao - Ảnh: D.H
Theo đó, để giúp người dân dễ dàng ghi nhớ lịch tẩy giun định kì, chương trình đề xuất 2 ngày tẩy giun trong năm là ngày 6.1 và ngày 1.6.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có từ 20-50% người Việt Nam tại các vùng khác nhau có thể bị nhiễm giun, trong đó đa phần là trẻ em, học sinh. Tỷ lệ nhiễm giun ở khu vực phía Nam là 10-50%, trong khi ở miền Bắc có nơi đến hơn 80%.
Với khoảng 20-40 triệu người dân nhiễm giun, Việt Nam hiện đang là nước có số người nhiễm giun đường ruột cao ở Châu Á. Trong đó ước tính hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun.
Theo Tiến sĩ Dương, ai cũng có thể bị nhiễm giun, sán nếu chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh, ăn uống kém. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất vì trẻ em tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ.
Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, tình trạng môi trường sống ô nhiễm cùng với kiến thức vệ sinh cá nhân còn hạn chế nên người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em dễ trở thành đối tượng của các bệnh lý nguy hiểm do nhiễm giun lâu dài như thiếu máu, thiếu sắt, suy dinh dưỡng, còi xương...
Nghiêm trọng hơn, các triệu chứng, biến chứng do các bệnh giun gây nên có thể dẫn đến tử vong đối với những người có đề kháng yếu.
Tiến sĩ Dương khuyến cáo, người dân nên chú ý rửa rau kỹ; chọn mua rau ở các cửa hàng rau sạch, có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng. Đồng thời mọi người nên tẩy giun định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.
Nguyên Mi
Theo TNO
Cách phòng ngừa nhiễm giun sán Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh cá nhân, không dùng phân chưa ủ kỹ để bón ruộng, tẩy giun 6 tháng một lần... để phòng ngừa giun sán. Tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng trung ương cho biết, nhiễm giun đường ruột cho đến nay vẫn bị xếp vào nhóm bệnh...