45 phút giữ đường dây liên lạc trong tiếng máy bay gầm rít
Nghe tiếng máy bay gầm rít, bắn rốc két, mặc dù không phải ngày trực của mình nhưng chị Thủy vẫn chạy lên hỗ trợ đồng nghiệp giữ vững đường dây liên lạc giữa đài chỉ huy sở với các đơn vị chiến đấu.
Chúng tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Thu Thủy trên đường Trưng Nữ Vương (TP Đà Nẵng) khi cả nước đang có nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Hải quân Việt Nam đánh thắng trận đầu. Ký ức về 45 phút giữ vững đường dây liên lạc cho các đơn vị nhận lệnh, truyền lệnh, chỉ huy chiến đấu khi quân Mỹ đưa máy bay ra bắn phá miền Bắc như sống dậy trong ký ức người phụ nữ đã 71 tuổi.
Bà Thủy lúc còn trẻ
Cô gái Nguyễn Thị Thu Thủy quê ở Yên Khánh, Ý Yên, Nam Định. Năm 1961, Thủy công tác ở tổng đài đội cầu 1, thuộc Tổng cục Đường sắt Việt Nam đóng tại Uông Bí. Nhiệm vụ của cô là phụ trách bộ phận thông tin truyền thông. Năm 1962, sau khi học trường trung cấp Bưu điện Hà Nam, cô được phân công về Bưu điện Bãi Cháy và là tự vệ của bưu điện. Thời điểm đó, Bưu điện Bãi Cháy toàn là chị em phụ nữ.
Nhận định trước sau gì Mỹ cũng dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” để tiến hành leo thành đánh phá miền Bắc nên ở trên đã quán triệt tư tưởng mọi người luôn sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt là những nhân viên của ngành bưu điện bằng mọi giá phải đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt.
Bà Thủy xem lại những kỷ niệm khi làm nhân viên bưu điện
“Chiều ngày 5/8/1964, mọi người trong bưu điện vẫn làm việc bình thường. Chị Vi Thị Mến đang trực tổng đài trên gác 2, còn tôi và cùng với chị Trịnh Thị Yên chia báo, công văn cho các đơn vị ở Bãi Cháy chiều đến lấy. Đến khoảng 13h30, chúng tôi nghe tiếng máy bay của địch bắn rốc két ầm ầm. Mọi người đều chạy xuống hầm để ẩn trú nhưng tôi đã xác định từ trước phải luôn sẵn sàng chiến đấu nên chạy lên tổng đài nói với chị Vi Thị Mến để tôi trực chính cho vì chị Mến mới ra trường cho có kinh nghiệm.
Lúc này, bầu trời vang lên tiếng gầm rú của máy bay địch, tiếng ầm ầm của đạn rốc két bắn xối xả vào các mục tiêu nơi bên cảnh và tiếng pháo không quân của ta, tiếng súng trường của dân quân tự vệ Bãi Cháy, Hòn Gai bắn lên không nghe được gì cả. Tôi phải chạy đến đóng tất cả các cửa sổ lại. Đồng thời lúc này, tín hiệu yêu cầu liên lạc của lãnh đạo tỉnh, tỉnh đội Quảng Ninh, quân khu Đông Bắc, căn cứ 1 Hải quân Việt Nam và các đơn vị phòng không bảo vệ cảng yêu cầu được kết nối máy để nhận lệnh, truyền lệnh và chỉ huy chiến đấu”, bà Thủy kể.
Lúc bấy giờ, theo quy định, ai không có nhiệm vụ thì phải xuống hầm, nếu để bị thương sẽ bị kỷ luật. Nhưng lúc đó tôi không nghĩ đến chuyện giữ an toàn cho mình mà chỉ nghĩ phải làm thế nào để có thể giữ thông tin liên lạc được nhanh và kịp thời.
Video đang HOT
Thời ấy, các thiết bị liên lạc còn lạc hậu, muốn các đơn vị liên lạc được với nhau phải qua thao tác của nhân viên tổng đài, không quay trực tiếp được như bây giờ.
Chị Thủy (người cầm điện thoại) và chị Mến đang làm nhiệm vụ giữ thông tin liên lạc khi Mỹ đưa máy bay đánh phá miền Bắc ngày 5/8/1965
“Để các đơn vị gọi được cho nhau mình phải tiếp phích nhanh và chính xác. Những lúc tiếng ồn quá lớn không nghe được tôi phải áp sát tai nghe vào tai mới nghe được. Thậm chí, có những mệnh lệnh được truyền đi nhưng do tiếng ồn mà người ra lệnh không trực tiếp truyền đạt lại cho người nhận thì tôi phải nghe và truyền lại và ngược lại”, bà Thủy kể tiếp.
Cứ thế, mặc cho máy bay địch lồng lộn, điên cuồng, giữa tiếng súng của ta và địch nhưng cả chị Thủy và chị Mến vẫn bình tĩnh, gan dạ làm nhiệm vụ giữ vững thông tin liên lạc giữa đài chỉ huy sở với các đơn vị chiến đấu. Cho đến khi máy bay địch rút hết khỏi miền Bắc và chị Thủy xong nhiệm vụ là 45 phút.
“Tổng đài bưu điện của chúng tôi lúc bấy giờ khác nào như quả tim truyền máu đi các cơ thể và nhận lại máu ở các đơn vị đưa về. Nếu một tia máu bị ngừng có thể bị nguy hiểm đến cả toàn thân”, bà Thủy nói.
Để ghi nhận sự đóng góp của bà Thủy, ngày 2/9/1964, bà là 1 trong những thanh niên của tỉnh đoàn Quảng Ninh được gặp Bác Hồ và được Người gắn huy hiệu đoàn tại Phủ Chủ tịch. Bà cũng được Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tặng bằng khen vì đã có thành tích tương trợ bạn cao, thấy bạn đồng nghiệp mới đã xung phong giúp đỡ bạn, đảm bảo giữ vững đường dây liên lạc nhanh và kịp thời.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Nghẹn đắng với phở "bình dân" 70.000 đồng/tô, cơm rang 130.000 đồng/đĩa
Gọi bát phở bò, chị Nguyễn Thị Thu Thủy (ngõ 2 Đại Từ, Q.Hoàng Mai) đã thất vọng khi bát phở chỉ lõng bõng vài cọng bánh, hành tươi và thịt bò thái nhỏ nhưng điều sốc hơn là chị phải trả tới 140.000 đồng cho hai tô phở quá bình dân này.
Chặt chém ngay thủ đô
Do đi đón người nhà vào sáng sớm tại bến xe Giáp Bát, chưa kịp ăn gì chị Thu Thủy cùng người nhà rẽ vào một quán phở ở ngõ 23 Kim Đồng, ngay cạnh bến xe Giáp Bát. Đúng lúc đang lưỡng lự thì chủ quán chạy ra kéo với tay nói "vào đây ăn đi cái gì cũng có giá sinh viên ấy mà". Bước vào trong quán, chị Thủy gọi hai bát phở bò và quan sát thấy các đồ dùng cũng thuộc dạng bình dân với ghế bàn nhựa nhỏ xếp thành hàng.
Lát sau, phở bò và trà đá được đem ra kèm theo. Tuy nhiên, ngay khi bát phở bò được đem ra, chị Thủy khá hụt hẫng vì bát phở chỉ có vài cọng bánh, hành và thịt bò được thái miếng rất nhỏ, nước dùng ngọt lịm vị của mì chính nên rất khó ăn. Đã gọi rồi nên chị và người nhà đành phải cố ăn.
Tuy nhiên, đến lúc tính tiền, chủ quán tính lên tới 140.000 đồng cho hai bát phở bò bình dân. Thắc mắc vì giá quá đắt, chị Thủy nhận được câu trả lời "sao không hỏi giá trước khi vào ăn". Quá bức xúc, chị Thủy đành ngậm ngùi trả tiền mà không khỏi "choáng" với cách làm ăn của cửa hàng này.
Quán ăn tại ngõ 23 Kim Đồng bán phở 70.000 đồng ngày thường khiến nhiều khách hàng bức xúc. Ảnh do chị Nguyễn Thị Thu Thủy, một nạn nhân bị chặt chém tại đây cung cấp.
Vừa đi ra khỏi cửa, một số người xung quanh lắc đầu ngao ngán hỏi chị Thủy "lại bị chặt chém à?" rồi tiếp lời "ở đây nhiều người bị chặt chém quá đáng quá nên đôi co, cãi nhau với chủ quán là chuyện thường xuyên".
Chị Thủy kể: "Có bác xe ôm bảo may là còn ăn phở chứ ăn cơm rang, phở xào còn bị chém đẹp hơn, có khi tới 130.000 - 150.000 đồng/đĩa". Nghe vậy, chị Thủy càng thêm bức xúc và cạch mặt quán đến già!
Trường hợp của chị Nguyễn Thị Hằng (H.Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) còn thảm hơn khi phải trả tới 130.000 đồng cho một đĩa cơm rang và cốc trà đá. Từ quê xuống bệnh viện Bạch Mai khám bệnh, lúc đi sáng sớm nên chị Hằng không kịp ăn gì, đến Hà Nội chị bị tụt huyết áp vì đói quá nên rẽ vội vào quán ăn ngay cổng sau của bến xe Giáp Bát. Chị gọi đĩa cơm rang bò và cốc trà đá nhỏ nhưng phải trả tới 130.000 đồng, trong đó cơm rang giá 110.000 đồng và trà đá 20.000 đồng.
"Nói thật đồ ăn quá bình thường, không gian cũng tồi tàn bụi bẩn mà giá quá đắt. Với giá này tôi mua được 10 bát phở như vậy ở quê tôi", chị Hằng bức xúc.
Việc các quán ăn cạnh bến xe, ga tàu...chặt chém du khách đã có từ lâu với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, vẫn rất đông người dân từ các vùng quê ra HN trở thành nạn nhân của các chiêu trò làm ăn của các cửa hàng này, đến mức từ nhiều năm nay, đồ ăn tại các bến xe khách Mỹ Đình, Giáp Bát đã trở thành nỗi khiếp sợ của bao nhiêu người.
Theo khảo sát, giá các đồ ăn tại các bến xe, ga tàu thường cao hơn từ 30 - 50% so với các cửa hàng khác. Cá biệt, có nhiều cửa hàng còn không thương tiếc bán đắt gấp 5 - 6 lần so với giá thường. Riêng về mặt hàng nước uống, trà đá, nhân trần có giá 10.000 - 20.000 đồng/cốc, chai nước ngọt sting có giá 20.000 - 25.000 đồng/chai, các loại nước ngọt khác cũng bán giá đắt gấp đôi, gấp 3. Đồ ăn tại các bến xe thường là các đồ ăn nhanh: phở, bún, cơm rang, miến, bánh mì, cơm bình dân...chính vì vậy việc tính tiền rất vô cùng, nhiều chủ hàng nhìn mặt khách tính tiền nên giá cả của các hàng quán này thường không cố định
Điều đặc biệt, các chủ quán này tỏ ra khá bất cần theo kiểu "ăn rồi thì trả tiền lần sau có quay lại hay không cũng không cần biết" khi khách hàng thắc mắc về giá quá đắt.
Hội chứng sợ bến xe, ga tàu: Đói không dám ăn, khát không dám uống
"Tôi không bao giờ ăn đồ ăn ở bến xe vì không đảm bảo an toàn vệ sinh mà tránh khỏi được việc nuốt phải cục tức vì bị chặt chém", Chị Thanh Huyền (Thiệu Sơn, Thanh Hóa) bộc bạch.
Chị kể, tháng 1/2014 chị và hai con nhỏ đi khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Đến bến xe hai đứa nhỏ liên tục kêu đói và đòi ăn phở bò. Biết sẽ bị chặt chém nhưng đành nhắm mắt cho tụi nhỏ vào quán ăn tạm. Ba mẹ con 3 bát phở bò và một chai nước sting dâu mà bị chủ quán tính lên tới 320.000 đồng, trong đó 300.000 đồng/3 bát phở, 20.000 đồng/sting dâu.
Chị Huyền cho hay: "Thật quá bức xúc, bức xúc không chịu được, đành rằng đồ ăn ngon giá đắt còn chấp nhận được đằng này không biết họ chế biến kiểu gì mà đến chiều cả ba mẹ con vừa vật vã chờ khám vừa bị tiêu chảy".
Ngay sau lần đó chị Huyền tự nhắc mình và quán triệt các con dù có đói cũng không được ăn, khát cũng không được uống bất cứ gì ở bến xe, cổng bệnh viện.
Chị Huyền cho biết thêm, đợt Tết vừa rồi anh bạn cùng cơ quan là người Mỹ đi du lịch ở Quảng Bình đến mùng 4 Tết mới trở lại Hà Nội, vừa xuống bến xe Giáp Bát đói quá nên anh chạy vội vào quán bún chả ăn tạm thì phải trả tới 150.000 đồng/suất. Sau lần đó, dù có gấp thế nào anh bạn đó vẫn nói không với ăn đồ ăn tại các bến xe, ga tàu mặc dù là một tín đồ của du lịch bụi.
Tại các diễn đàn, mạng xã hội,...cũng đang huy động các thành viên lập "danh sách đen" các quán ăn, uống tại các bến xe, ga tàu để cảnh báo các địa chỉ chặt chém, phục vụ kém, đồ không ngon... Các danh sách đen, cuốn sổ đen này đã bắt đầu phát huy tác dụng khi nó kịp thời cảnh báo tới đông đảo cộng đồng dựa trên cảm nhận của các thành viên đã từng là nạn nhân của các chiêu trò kinh doanh "bẩn" của các hàng quán tại các bến xe, ga tàu ngay tại Hà Nội.
Bên cạnh việc giúp nhau nhận diện các quán ăn uống chặt chém quá đáng thì các thành viên cũng yêu cầu phạt thật nặng các cơ sở vi phạm để răn đe, cảnh báo các cơ sở khác.
Hướng Dương
Theo Dantri
Giết người tình, đốt xác phi tang lấy tiền bao... bồ nhí Hung thủ trong vụ án này là kẻ có diễn biến tâm lý vô cùng đáng sợ, khi thực hiện chuỗi hành vi từ giết người đến đốt xác phi tang chưa từng xảy ra. Nhọc nhằn xác định danh tính xác chết Tối 3/3/2014, một nguồn tin từ cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết, cơ quan này đã hoàn tất...