45% người sau khi uống rượu vẫn lái xe
Chỉ uống 2 lon bia, nguy cơ gây tai nạn giao thông đã tăng gấp 40 lần. 82% bệnh nhân tử vong do tai nạn giao thông có nồng độ cồn vượt ngưỡng và có tới 45% người vẫn lái xe sau khi uống rượu.
82% bệnh nhân tai nạn giao thông có nồng độ cồn vượt ngưỡng
Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, nghiên cứu trên 100 người tử vong do TNGT có liên quan đến rượu bia được thực hiện tại BV Việt Đức, BV Đại học Y Hà Nội trong 2 năm cho thấy 82% bệnh nhân tai nạn giao thông có nồng độ cồn trong máu trên 50mg/100ml.
45% người sau uống rượu bia vẫn nhảy lên xe lái.
Các vụ tai nạn đều rất nghiêm trọng, 68% nạn nhân có thời gian sống dưới 30 phút sau tai nạn.
Người đi xe máy có nồng độ cồn 50mg/100ml máu, nguy cơ tai nạn giao thông tăng gấp 40 lần với người không uống. “Chỉ cần uống 2 lon bia, nguy cơ gây tai nạn giao thông đã tăng 40 lần”, bà Trang cho biết.
Nghiên cứu của WHO tại Việt Nam trên 18.412 nạn nhân tai nạn giao thông nhập viện thì có tới 28% người đi xe máy có nồng độ cồn cao hơn mức cho phép; 63% người lái ô tô có nồng độ cồn cao hơn mức cho phép.
Trong khi đó, rượu bia làm chậm phản ứng 10 – 30%; làm hạn chế khả năng phối hợp vài hoạt động trong cùng một lúc; hạn chế khả năng nhận biết các vật từ xa. Khi uống rượu bia, tầm nhìn đêm có thể giảm tới 25%.
“Rượu bia khiến tầm nhìn ban đêm có thể giảm tới 25%. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, thời điểm có nhiều tai nạn giao thông nhất là từ 20h tối đến 0h đêm”, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết.
Cần tăng mạnh hình phạt
Theo bà Trang, kinh nghiệm các nước cho thấy có chế tài mạnh mẽ sẽ giảm được nguy cơ tai nạn giao thông do rượu bia.
Như tại Victoria (Úc), trung bình 1 năm thử nồng độ cồn trong máu cho 3,5 triệu người. Nhờ đó, từ năm 1987 đến 2006, lái xe tử vong có nồng độ cồn>= 50mg/dl giảm từ 38% xuống 18%.
Mức phạt tại đây cũng rất cao, từ 5.000 hoặc tù 18 tháng; Có thể tước bằng lái vĩnh viễn cho các hành vi liên quan đến sử dụng bia rượu vẫn lái xe.
Tại Pháp, lái xe có nồng độ cồn trong máu từ 50mg-80mg/dl: trừ 6 điểm; tước giấy phép lái xe 3 năm, phạt tiền 135- 750.
Video đang HOT
Lái xe có nồng độ cồn trong máu>80mg/dl sẽ thêm phạt tù 2năm, tăng phạt tiền lên 4500. Nếu có hành vi tái phạm sẽ phạt tù 3 năm, tăng gấp đôi mức phạt tiền.
Nhờ những chính sách “rắn” này, số ca tử vong do TNGT liên quan
đến rượu, bia của Pháp năm 2003 giảm từ 38% xuống 20% (so với 2002); Chấn thương do TNGT liên quan đến rượu, bia giảm 60% (so với 2002).
Tại Ba Lan, nồng độ cồn tối đa cho phép khi lái xe là 20mg/dl.
Kinh nghiệm tại Thái Lan, sau khi có các luật kiểm soát rượu, bia đã góp phần giảm 50% số vụ tai nạn giao thông (75.000), tiết kiệm được hơn 6 tỷ đô la chi phí khắc phục hậu quả.
Theo bà Trang, tại Việt Nam cần có hệ thống chính sách và pháp luật đầy đủ nhằm kiểm soát vấn đề lái xe uống rượu, bia (luật Giao thông đường bộ sửa đổi, luật phòng chống tác hại của rượu bia).
Theo đó, cần thống nhất quy định nồng độ cồn đối với ô tô và mô tô/xe máy: 30mg/dl. “Đến nay, 30 nước có quy định mức 30mg nồng độ cồn trong máu hoặc thấp hơn”, bà Trang thông tin.
Bên cạnh đó cần có chế tài xử phạt nặng; Tuyên truyền thường xuyên, liên tục về nguy cơ, hậu quả. Thậm chí đưa ra hình thức phạt tù đối với lái xe có nồng độ cồn trong máu cao>80mg/dl; Bắt buộc lao động công ích; Phạt nặng hành vi tái phạm.
“Tại Việt Nam, thiệt hại do TNGT liên quan tới rượu bia là khoảng 1 tỉ đô la Mỹ (năm 2010), trong khi nộp thuế 2014 của các doanh nghiệp rượu bia chỉ đạt 1,2 tỉ đô la Mỹ”, ông Quang thông tin.
Hiện nay, dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia đang được hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến lần hai trong kỳ họp lần thứ 7 dự kiến vào tháng 5.
Quốc hội đề nghị thay đổi tên từ Luật Phòng, chống tác hại rượu bia sang Luật Phòng chống tác động có hại và kiểm soát rượu bia vì sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế cho rằng cần kiên định giữ lại tên Luật Phòng, chống tác hại rượu bia. Bởi rượu bia ngoài gây tác hại đến sức khỏe mà thực tế còn liên quan đến tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục…
Hồng Hải
Theo Dân trí
"Tôi đau xót khi Luật Phòng chống tác hại rượu bia đang bị làm yếu đi"
Theo ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), Luật Phòng chống tác hại rượu bia sẽ được thông qua trong 2 tuần nữa tại kỳ họp Quốc hội. Tuy nhiên, luật đang bị làm yếu đi, nên nếu thông qua luật nhưng hiệu quả kiểm soát không cao thì không mang lại nhiều ý nghĩa trong việc phòng chống tác hại của chất gây nghiện này với sức khỏe, xã hội, kinh tế.
Những ca tai nạn giao thông ám ảnh vì bia rượu
"Dự thảo luật dự kiến trình quốc hội vào tháng 5/2019. Tuy nhiên hiện nay dự Luật này vẫn còn rất "ngổn ngang" nhiều ý kiến trái chiều. Các điều luật đã "yếu" đi rất nhiều so với trước đó. Tôi thấy đau xót, khi dự thảo phòng chống một loại chất gây nghiện gây thiệt hại to lớn về sức khỏe, kinh tế, xã hội lại đang bị làm yếu đi", ông Quang chia sẻ.
Ông Quang cho rằng nếu không kiên quyết trong các điều khoản của Luật phòng chống tác hại của rượu bia, Luật có ra đời cũng mang nhiều hiệu quả. Ảnh: H.Hải
Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2019 (từ 16/12/2018 -15/4/2019) cả nước đã xảy ra đến 5.453 tai nạn giao thông, làm chết 2.570 người, bị thương 4.179 người. Riêng trong tháng 4/2019 (từ 16/3 - 15/4) tai nạn giao thông đã cướp đi mạng sống của 665 con người, làm bị thương 1038 người.
"Hình ảnh người con ngồi thẫn thờ bên xác mẹ là chị lao công; cô giáo tiểu học và bạn bất ngờ chết tức tưởi ngay trong đêm trên đường về nhà, hay vụ xe tông vào đám tang tại Bình Định khiến 4 người chết, 6 người bị thương chắc chắn ám ảnh nhiều người. Những con người vô tội, đột ngột mất đi bởi những người cầm lái có hơi rượu bia", ông Quang nói.
Con số thống kê khiến nhiều người giật mình, bởi có đến 36,2% nam giới gây tai nạn có uống rượu bia. Nghiên cứu của WHO tại Việt Nam trên 18.412 nạn nhân tai nạn giao thông nhập viện thì có tới 28$ người đi xe máy có nồng độ cồn cao hơn mức cho phép; 63% người lái ô tô có nồng độ cồn cao hơn mức cho phép.
Theo ông Quang, điều này cho thấy rượu bia phải được kiểm soát đặc biệt. Nó không chỉ gây hại cho sức khoẻ người dùng mà là mối nguy cho xã hội với các vụ tai nạn giao thông, bạo lực gia đình...
Rượu bia là chất gây nghiện
Đồng quan điểm, bà Vũ Thị Minh Hạnh - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế khẳng định, rượu bia không phải đồ uống bình thường như các đồ uống khác, nó gây thiệt hại to lớn cho người sử dụng, toàn xã hội, gây hậu quả sức khoẻ, kinh tế, các vấn đề xã hội khác.
Bộ Y tế đề xuất lấy tên là "Luật Phòng chống tác hại của rượu bia", nhưng dự thảo luật đưa lên để xin ý kiến đại biểu quốc hội lại có tên "Luật Phòng chống tác động có hại và kiểm soát rượu bia vì sức khỏe con người". "Tôi chưa thấy cái tên dự Luật nào lại "kỳ lạ" như cái tên đang được đưa ra để xin ý kiến đại biểu quốc hội", ông Quang nói.
Theo chuyên gia này, rõ ràng thực tế chứng minh rượu bia không chỉ gây hại về sức khỏe mà còn tác động đến hàng loạt các khía cạnh của đời sống xã hội như: tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, bạo lực tình dục, gây rối trật tự công cộng và nhiều vấn đề khác. Tác hại của rượu bia lớn gấp nhiều lần so với lợi ích mà nó đem lại.
Nhưng với tên Luật đang được đưa lên để xin ý kiến đại biểu quốc hội sẽ không thấy được hết bản chất tác hại của bia rượu.
"Không có ngưỡng an toàn cho sử dụng rượu bia mà tùy thuộc vào tuổi, giới, đặc tính sinh học cá nhân, mức uống, cách uống. Đây cũng là đồ uống gây nghiện nếu sử dụng thường xuyên. Tác hại của rượu bia lớn hơn nhiều so với lợi ích, nó không chỉ gây tai hại cho sức khỏe mà gây ra các vấn đề khác như an toàn giao thông, an sinh, trật tự xã hội, thiệt hại kinh tế", ông Quang nói.
"Tác động của bia rượu với người sử dụng là 25% nhưng ảnh hưởng đến người khác là 45%. Rượu bia là chất gây nghiện có tỉ lệ tác động đến người sử dụng, cộng đồng nhiều nhất. Theo tổng kết, ảnh hưởng bất lợi của rượu bia cồn lớn hơn các chất ma tuý tổng hợp", bà Hạnh nói.
Bà Hạnh dẫn chứng, bình quân 1 người Việt Nam chi 420 đô la cho tiêu thụ rượu bia. Tính chung các chi phí cho điều trị bệnh liên quan đến bia rượu, ảnh hưởng xã hội, việc làm còn tốn hơn gấp 3 lần. Trong khi chi tiêu cho y tế năm 2013 chỉ 113 đô la/người. Người Việt chi tiêu cho bia rượu gấp 3 lần chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ.
Theo bà Hạnh, các quy định đưa ra trong Luật phải đủ mạnh mới có tác dụng kiểm soát, còn nếu không, Luật chỉ mang tính hình thức chứ không có tác dụng trong thực tế!
Dự thảo Luật bị làm yếu đi như thế nào?
3 biện pháp hiệu quả nhất để giảm tác hại của rượu bia Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, đó là: Kiểm soát sự sẵn có của rượu bia; Kiểm soát quảng cáo rượu bia và Chính sách thuế và giá.
"Nếu không quy định hoàn chỉnh các biện pháp theo khuyến cáo của WHO thì khó đạt được mục tiêu của Luật", ông Quang nói.
Tuy nhiên, dự thảo Luật không có quy định kiểm soát đối với khuyến mại rượu bia dưới 15 độ, đặc biệt là các hoạt động khuyến mại trực tiếp đến người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, điều khoản về kiểm soát quảng cáo rượu bia trên internet quá yếu, với quy định "quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, các thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm".
Đến nay, đã có 89 quốc gia có quy định kiểm soát, trong đó 28 quốc gia cấm toàn bộ quảng cáo trên internet và mạng xã hội áp dụng với cả bia, rượu vang và rượu mạnh, điển hình như Na Uy, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Lào... để giảm tiếp cận của giới trẻ.
Quy định cấm "tài trợ cho các sự kiện hoạt động văn hóa, nghệ thuật, y tế, giáo dục, TDTT, vui chơi giải trí" cũng đã bị bỏ, thay vào đó là quy định hoạt động tài trợ tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan và không được tài trợ bằng sản phẩm rượu bia; không được có tên sản phẩm rượu, bia; hình ảnh, thông tin về sản phẩm rượu bia trên vật phẩm tài tài.
Theo bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, việc quảng cáo này sẽ làm giới trẻ tăng tiếp cận bia rượu, làm gia tăng số người uống rượu bia.
Theo điều tra sức khỏe học sinh năm toàn quốc năm 2013 (điều tra trong trường học đối với học sinh lớp 8-lớp 12) có đến 23,7% có uống RB trong 30 ngày qua (nam: 31,7%, nữ: 16,5%); 43,8% học sinh đã từng uống rượu bia cho biết đã uống lần đầu tiên trước 14 tuổi, 21% đã từng say (nam: 27,8%; nữ :15%).
Ông Quang cho biết, về nguồn lực tài chính để thực hiện phòng chống tác hại của bia rượu, dự thảo Luật lúc đầu đã đưa ra phương án thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe, được trích từ lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất rượu bia.
Tuy nhiên quy định này cũng đã bị loại bỏ. Nhiều ý kiến đã không đồng tình thành lập quỹ này, mà đề nghị lấy từ tiền ngân sách - một khoản vô cùng eo hẹp khiến cho việc thực thi Luật sẽ hết sức khó khăn.
"Ngân sách nhà nước vốn đã eo hẹp, nay lại phải gánh thêm để giải quyết các tác hại cho bia rượu gây ra", bà Hạnh đánh giá.
Ông Quang cho rằng, cần tiếp tục kiên trì bảo vệ tên Luật Phòng chống tác hại của rượu bia. Cần giữ và tăng cường các quy định về quản lý quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu bia như Chính phủ đề xuất. Đồng thời, tăng cường các quy định hạn chế tính sẵn có của rượu bia, tăng địa điểm cấm bán, cấm uống. Bổ sung quy định liên quan đến nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Bổ sung các biện pháp nhằm kiểm soát các hoạt động kinh doanh rượu bia.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Thanh sắt giàn treo cắm ngập cổ nam công nhân Đang làm việc tại xưởng cơ khí, bệnh nhân L.V.H (27 tuổi, Thường Tín, Hà Nội) bất ngờ bị thanh sắt của giàn treo bắn vào cổ trái. Bệnh nhân được đưa đến BV Việt Đức cấp cứu ngày 2/5 trong tình trạng thanh sắt tròn dài 15cm vẫn cắm ngập cổ. Tai nạn xảy ra khi bệnh nhân đang làm việc tại...