45% máy bay quân sự Ấn Độ không bay được

Theo dõi VGT trên

Chỉ khoảng 55% trong số 750 máy bay quân sự của Ấn Độ là có thể hoạt động được, Bộ trưởng Quốc phòng nước này thừa nhận.

45% máy bay quân sự Ấn Độ không bay được - Hình 1

Một máy bay MiG-21 đi ngang qua đội tiêm kích Su-30MKI hiện đại của Không quân Ấn Độ. Do thiếu phụ tùng, gần 50% số máy bay chiến đấu của Ấn Độ phải nằm đất – Ảnh: AFP

Thông tin trên nằm trong một báo cáo của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar trình quốc hội nước này.

Báo Economic Times ngày 16.12 dẫn nội dung báo cáo cho biết, lý do 20% máy bay chiến đấu phải nằm đất là do thiếu phụ tùng thay thế. Và phần đông máy bay không thể hoạt động chủ yếu là loại đã già cỗi như MiG-21, MiG-27.

Một trong những loại máy bay bị nhiều trục trặc không thể hoạt động được nhắc tới là tiêm kích Su 30 MKI do Nga và Ấn Độ sản xuất. Chỉ 1/2 số máy bay này có thể hoạt động. Được biết, Nga và Ấn Độ đang thương lượng ký kết hợp đồng để Nga bán phụ tùng máy bay Su-30MKI cho Ấn Độ. Dự kiến số lượng Su-30MKI Ấn Độ sẽ có là 272 chiếc.

Báo cáo kể trên dẫn các số liệu thống kê trong năm 2014.

Ông Parrikar cho biết đang cố gắng hướng tới mục tiêu tăng tỉ lệ đội bay có thể… bay lên 65%.

Kiều Oanh

Theo Thanhnien

Biển Đông: Trung Quốc dọa phi cơ chở nhà báo BBC

Năm ngoái phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes dùng thuyền cá để tới khu vực có tranh chấp ở Biển Đông và trở thành nhà báo đầu tiên quan sát cận cảnh Trung Quốc đang xây dựng các hòn đảo mới trên các bãi đá ngầm ra sao. Cách đây vài ngày, ông đã trở lại khu vực này bằng chiếc phi cơ nhỏ và làm Hải quân Trung Quốc tức giận và có phản ứng đe dọa.

Biển Đông: Trung Quốc dọa phi cơ chở nhà báo BBC - Hình 1

Phóng viên BBC đã tới khu vực có tranh chấp tại Trường sa vào năm ngoái bằng thuyền cá của Philippines. Ảnh BBC

Các bãi đá ngầm, rạn san hô và cồn cát nằm rải rác được gọi là Spratlys (Việt Nam gọi là Trường Sa) là một nơi rất khó tới. Một số do Việt Nam kiểm soát, một số khác do Philippines và Đài Loan, và tất nhiên có những nơi do Trung Quốc nắm.

Đừng mong đợi có một lời mời thăm nơi này từ Bắc Kinh. Hãy tin tôi đi, tôi đã thử rồi.

Chỉ có Philippines mới cho phép bạn tiếp cận dải đất nhỏ bé dài 400 mét gọi là Pagasa. Chỗ này chỉ đủ lớn để một máy bay nhỏ có thể hạ cánh được.

Sau nhiều tháng chuẩn bị và đàm phán, tôi đang ngồi trong phòng khách sạn ở Manila đóng gói vali sẵn sàng để đi thì chuông điện thoại reo. Đó là đồng nghiệp của tôi, cô Chika.

"Giấy phép cho chúng ta hạ cánh xuống đảo Pagasa đã bị hủy!" Cô nói.

Biển Đông: Trung Quốc dọa phi cơ chở nhà báo BBC - Hình 2

Đảo Pagasa của Philippines có đường băng 400 mét. Ảnh BBC

Tôi lo quá. Có việc gì vậy? Có phải chính phủ Philippines bị đe dọa? Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị tới Manila? Có lẽ Manila không muốn cảnh tượng này?

Video đang HOT

Trên thực tế thì còn tệ hại hơn. Thế nào đó mà Bắc Kinh đã phát hiện ra chúng tôi đang định làm gì.

Tiếp sau đó là người quản lý về biên tập của tôi gọi điện từ London.

"Đại Sứ quán Trung Quốc đã gọi điện đấy. Họ cảnh báo có thể có vấn đề xảy ra nếu BBC cố gắng tới nơi mà họ gọi là lãnh thổ bị chiếm đóng bất hợp pháp của Philippines ở Nam Hải (Biển Đông)," sếp của tôi nói.

Tôi bực quá. Làm sao họ lại biết được? Tôi cần phải thận trọng hơn.

Và vì vậy trong một tuần tôi buộc phải ngồi trong phòng khách sạn của tôi và xem Chủ tịch Tập đến Manila rồi rời đi. Sau đó, đàm phán căng hơn... và cuối cùng chính phủ Philippines cũng thông. Chúng tôi có thể đi.

Lúc 05:30 sáng, năm người chúng tôi tụ tập trên đường băng Puerto Princesa, nằm trên đảo Palawan của Philippines. Hai phi công, một kỹ sư, Jiro, người quay phim và tôi. Trước mặt chúng tôi là phi cơ Cessna 206 có một động cơ duy nhất.

Jiro và tôi nhìn nhau.

"Trời ơi," tôi nghĩ. "Chúng ta thực sự sẽ bay hơn ba giờ trên đại dương và đất liền để tới một hòn đảo nhỏ trên chiếc phi cơ bé xíu này sao?"

Thậm chí chính các phi công trông lo lắng. Và sự thật là chưa có ai từng thử làm điều mà chúng tôi sắp làm.

Với phi cơ nhỏ xíu chở thiết bị quay phim và xăng, phi cơ loạng choạng trên đường băng và chao đảo cất cánh và bay lên không trung. Vài phút sau, chúng tôi không còn thấy những ngọn núi xanh mướt của Palawan, và trước chúng tôi là nước xanh mênh mông của Biển Đông.

Kế hoạch của chúng tôi đơn giản thôi. Tức là từ Palawan chúng tôi sẽ bay thẳng đến đảo Pagasa (của Philippines), hạ cánh và tiếp nhiên liệu. Sau đó chúng tôi sẽ bay về phía tây nam và lượn vòng Fiery Cross (Đá Chữ Thập) mà Trung Quốc kiểm soát. Đây là nơi Trung Quốc có vẻ đã và đang xây một căn cứ hải quân và không quân.

Sau đó chúng tôi sẽ trở lại Pagasa và tiếp nhiên liệu một lần nữa. Cuối cùng, chúng tôi sẽ bay qua Mischief Reef (Đá Vành Khăn) trên đường quay về Palawan. Đây là một bãi do Trung Quốc kiểm soát, rất gần với Philippines, nơi diễn ra hoạt động xây cất trong năm nay với quy mô lớn.

Chúng tôi có hai mục tiêu. Tiếp cận càng gần càng tốt các đảo mới mà Trung Quốc kiểm soát để quay những công trình đang được thi công. Và cũng không kém phần quan trọng là để xem Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao.

Trung Quốc đang bị ràng buộc bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà họ tham gia. Công ước này quy định rằng các cấu trúc ngập nước, như bãi đá, không thể được tuyên bố là bờ biển có chủ quyền, và rằng việc xây dựng cấu trúc nhân tạo trên các cấu trúc này cũng không thể biến chúng thành lãnh thổ có chủ quyền được.

Một nước sở hữu một hòn đảo tự nhiên có thể tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý xung quanh đảo này, cả trên biển và trên không. Nhưng cấu trúc nhân tạo không được hưởng bất kỳ quyền nào như vậy. Nói cách khác, chúng tôi sẽ có thể bay phi cơ của mình đến sát các đảo mới của Trung Quốc mà không vi phạm bất kỳ luật quốc tế nào, và Trung Quốc không nên can thiệp vào chuyến bay của chúng tôi.

Khi chiếc phi cơ nhỏ của chúng tôi đáp xuống đường băng Pagasa, tim tôi đ.ập nhanh, phấn khích và hồi hộp. Bay khoảng nửa giờ về phía nam của hòn đảo, tôi thấy một dải đất màu vàng từ ô cửa trong máy bay. Trên dải đất này là một khu nhà màu trắng. Tôi nhận ra nó ngay lập tức từ các bức ảnh vệ tinh.

"Đó là Bãi Gaven!" Tôi hô lên với Jiro trong tiếng động cơ máy bay. "Có nhớ là chúng ta đi thuyền qua nó năm ngoái không. Lúc đó họ mới chỉ bắt đầu xây dựng thôi."

Biển Đông: Trung Quốc dọa phi cơ chở nhà báo BBC - Hình 3

Bãi Đá Ga Ven là một điểm phóng viên BBC bay qua. Ảnh BBC

Ngay khi tôi hô lên thì một giọng nói lớn và dữ dằn phát lên từ radio.

"Máy bay quân sự không nhận diện ở phía tây của Bãi Nam Huân (theo cách gọi của Trung Quốc), đây là Hải quân Trung Quốc. Các vị đang đe dọa tới an ninh của trạm chúng tôi! Để ngăn ngừa tính toán sai lầm, rời khỏi khu vực này ngay lập tức!"

Các phi công của chiếc Cessna (chiếc còn xa mới có thể gọi là phi cơ quân sự) của chúng tôi đảo hướng về phía tây. Nhưng những lời cảnh báo tiếp tục hoài, bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, ngày càng lớn và căng thẳng hơn.

Chúng tôi bay về phía nam-tây hướng tới Fiery Cross Reef (Việt Nam gọi là Đá Chữ Thập, Trung Quốc gọi là Đá Vĩnh Thử). Sau một giờ chúng tôi có thể nhìn thấy nó từ xa, một dải rộng lớn màu vàng trên mặt đại dương.

Khi chúng tôi tới cách nơi này 20 hải lý thì lại có giọng radio phát ra.

"Máy bay quân sự nước ngoài đến phía tây bắc của đảo Vĩnh Thử, đây là Hải quân Trung Quốc, các vị đang đe dọa an ninh của trạm chúng tôi!"

Lần này phản ứng của các phi công là ngay lập tức, đổi hướng ngay về phía Bắc, cách xa các bãi này.

"Chúng ta cần tới gần hơn!" Tôi đề nghị cơ trưởng. "Chúng ta cần phải quay trở lại, chúng tôi không thể quay phim gì từ khoảng cách xa như vậy!"

Nhưng cũng chẳng ích gì cả.

"Tôi xin lỗi," cơ trưởng nói. "Chúng tôi có lệnh phải theo của chúng tôi."

Những lời cảnh báo trước đó đã làm các phi công khá sợ hãi. Tôi rất thất vọng. "Chúng ta sẽ chẳng quay được gì," tôi nghĩ.

Trở lại đảo Pagasa, khi máy bay tiếp nhiên liệu lần nữa, tôi đã đặt lại vấn đề với các phi công.

Biển Đông: Trung Quốc dọa phi cơ chở nhà báo BBC - Hình 4

Fiery Cross Reef (Bãi Chữ thập tháng 3 năm 2015). Nguồn: CSIS Asia Maritime Transparency Intitiative/DigitalGlobe

Biển Đông: Trung Quốc dọa phi cơ chở nhà báo BBC - Hình 5

Fiery Cross Reef (Bãi Chữ thập tháng 1 năm 2006). Nguồn: CSIS Asia Maritime Transparency Intitiative/DigitalGlobe

"Xem này," tôi nói. "Chúng ta không vi phạm bất kỳ luật lệ nào, Trung Quốc sẽ không b.ắn hạ chúng ta. Các anh phải thực hiện xong việc của mình chứ, và các anh phải đáp lại họ và nói cho họ biết chúng ta là một máy bay dân sự bay trong không phận quốc tế."

"Ông phải hiểu, chúng tôi là phi công dân sự chứ không phải không quân," họ trả lời. "Chúng tôi không biết họ có thể làm những gì tới chúng ta, chúng tôi coi an toàn là trên hết."

Cuối cùng, sau nhiều giờ thương lượng, các phi công đồng ý họ sẽ thử xem sao.

Chúng tôi cất cánh lần thứ ba, bây giờ quay trở lại về hướng Philippines. Sự căng thẳng trong tôi gần như tới ngưỡng chịu không nổi. Liệu phi công sẽ thực hiện được đúng việc của họ hay không?

Chẳng bao lâu thì một dải đất hình lưỡi liềm vàng khổng lồ xuất hiện bên dưới chúng tôi, hình dạng không thể nhầm lẫn của Mischief Reef (Việt Nam gọi là Đá Vành Khăn, Trung Quốc gọi là Mỹ Tế). Các phi công hạ độ cao xuống 5,000 bộ. Ở điểm 12 hải lý lại nghe các lời cảnh báo.

"Máy bay quân sự nước ngoài tại phía tây bắc của Bãi Mỹ Tế, đây là Hải quân Trung Quốc, các vị đang đe dọa an ninh của trạm chúng tôi!"

Cơ trưởng chúng tôi bình tĩnh trả lời: "Hải quân Trung Quốc, đây là máy bay dân sự Philippines trên đường đến Palawan, chở hành khách dân sự. Chúng tôi không phải là máy bay quân sự, chúng tôi là máy bay dân sự một động cơ."

Nhưng cũng chẳng khác gì cả.

"Máy bay quân sự nước ngoài tại phía bắc của Bãi Mỹ Tế, đây là Hải quân Trung Quốc!" và các lời cảnh báo liên hồi.

Nhưng lần này phi công của chúng tôi vững tâm. Tại điểm 12 hải lý, chúng tôi đi men theo phía bắc của hòn đảo mới khổng lồ.

Phía dưới chúng tôi là các đầm với đầy các loại tàu bè lớn nhỏ. Trên mảnh đất mới là các nhà máy xi măng và phần móng của những tòa nhà mới.

Biển Đông: Trung Quốc dọa phi cơ chở nhà báo BBC - Hình 6

Mischief Reef (Đá Vành khăn) tháng 9 năm 2015. Nguồn: CSIS Asia Maritime Transparency Intitiative/DigitalGlobe

Biển Đông: Trung Quốc dọa phi cơ chở nhà báo BBC - Hình 7

Mischief Reef (Đá Vành khăn) năm 2012. Nguồn: CSIS Asia Maritime Transparency Intitiative/DigitalGlobe

Sau đó, chúng tôi lượn vòng qua một đám mây, và lần đầu tiên chúng tôi đã nhìn rõ một đường băng mới Trung Quốc đang xây dựng ở đây, chỉ 140 hải lý tính từ bờ biển Philippines. Tôi đã làm một phép tính nhanh. Một chiến đấu cơ của Trung Quốc cất cánh từ đây có thể bay tới bờ biển Philippines chỉ trong khoảng tám hoặc chín phút.

Khi chúng tôi bay trở lại về hướng Philippines mọi người ai nấy đều cảm thấy phấn khởi. Chúng tôi đã làm được điều đó! Tôi nói đùa với cơ trưởng rằng chúng tôi nên quay đầu máy bay rồi hạ xuống thấp. Thế rồi từ radio phát ra một giọng rất khác, với tiếng Anh khác giọng hẳn.

"Hải quân Trung Quốc, Hải quân Trung Quốc," giọng này vang lên. "Chúng tôi là một máy bay của Úc thực hiện quyền tự do bay trong không phận quốc tế theo công ước hàng không dân dụng quốc tế, và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển - xin hết."

Hoa Kỳ đã thực hiện một số chuyến bay và đưa tàu qua khu vực Biển Đông có qui mô trong những tháng gần đây, trong đó có cả phi cơ n.ém b.om B-52. Nhưng Úc chưa bao giờ công khai tuyên bố rằng họ đang làm y như vậy. Vì vậy, đây kể như là "tin mới nóng".

Chúng tôi nghe thông báo của phía Úc được lặp lại nhiều lần, nhưng không nghe thấy bất kỳ phản ứng nào từ phía Trung Quốc.

Mục đích của các chuyến bay như vậy là để chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng các nước như Úc và Hoa Kỳ không công nhận nhận các hòn đảo mới mà Trung Quốc đang cơi nới.

Nhưng những đảo đó có tồn tại và Trung Quốc đã và đang thực thi một khu vực cách ly 12 hải lý xung quanh các đảo này, hoặc cố gắng làm vậy.

Tại Fiery Cross (Bãi Chữ thập) những lời cảnh báo bắt đầu từ khi phi cơ vào giới hạn 20 hải lý.

Trung Quốc đã thành công trong việc tạo ra "sự việc đã rồi" mới. Họ đang xây dựng đường băng mới, trạm radar công suất lớn và các cơ sở cho cảng nước sâu.

Tại Manila vào tháng trước, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng Trung Quốc phải "ngưng toàn bộ việc xây cất mới" và "không tiến tới quân sự hóa" các cơ sở mới này.

Từ những gì tôi đã nghe và tận mắt thấy thì kể như đã quá muộn rồi.

RUPERT WINGFIELD-HAYES

Theo Biz Live

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng
23:03:37 30/06/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an các nhà tài trợ sau màn tranh luận trực tiếp đầu tiên
19:48:22 30/06/2024
Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU
23:00:44 30/06/2024
Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới
04:55:03 01/07/2024
Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe
05:48:28 01/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1
15:04:17 01/07/2024

Tin đang nóng

Diện mạo chồng sắp cưới hơn 17 t.uổi của Hoa hậu Khánh Vân
07:56:34 02/07/2024
Mỹ nam bị đuổi khỏi showbiz vì cả gan làm điều cấm kỵ, hết thời vẫn sống ung dung với gần 400 tỷ
06:45:15 02/07/2024
Vợ cũ Bằng Kiều bỏ 10 nghìn đô đi du lịch với 3 con trai: Tiết lộ lý do 4 mẹ con ở chung một phòng
07:59:17 02/07/2024
Sao Việt 2/7: Con trai Lệ Quyên gặp gỡ Mr.Đàm, Bảo Thanh khoe tủ g.iải t.hưởng
07:38:24 02/07/2024
Sao nữ Vbiz vướng tin chia tay bạn trai Việt kiều sau gần 8 năm yêu
06:41:31 02/07/2024
Diva Hà Trần và Tùng Dương "gương vỡ lại lành"
08:03:01 02/07/2024
Nam NSƯT tiết lộ điều sợ nhất trong đời sống hôn nhân với vợ kém 22 t.uổi, dự định vào viện dưỡng lão
06:15:00 02/07/2024
Nữ NSƯT kỳ cựu nhất nhì làng hài phía Bắc: U70 không lấy chồng sinh con, t.uổi xế chiều cô đơn nhưng lạc quan không ai bằng
08:02:07 02/07/2024

Tin mới nhất

Ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng tại một số vùng ở Nga

07:06:25 02/07/2024
Chính quyền Cộng hòa Tuva ở Siberia cho biết đã áp dụng biện pháp trên khi nắng nóng khắc nghiệt, gió mạnh và giông khô gây ra cháy rừng.

'Thuật xoay chuyển' khối Rubik

06:57:33 02/07/2024
Lâu nay Hungary được biết đến như một thành viên có nhiều khác biệt so với phần còn lại của EU, với nhiều lần khiến EU bế tắc trong việc đưa ra các quyết sách chung.

Kinh nghiệm của Malaysia trong phát triển thủy sản bền vững

06:45:08 02/07/2024
Đ.ánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia trong lĩnh vực ngư nghiệp, Vụ trưởng Hussain cho biết hai nước có mối quan hệ tốt cả ở cấp độ song phương và khu vực trong lĩnh vực thủy sản.

Chuyên gia pháp lý: Ông Trump 'vẫn chiến thắng' dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không

06:42:43 02/07/2024
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia pháp lý, việc Tòa án Tối cao quyết định thế nào trong cuộc chiến pháp lý này, về nhiều mặt, ông Trump vẫn được coi như là giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Khoảng 50 tù nhân Palestine được trả tự do

06:40:20 02/07/2024
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết việc phóng thích các tù nhân được thực hiện sau khi Tòa án Tối cao nước này mở phiên điều trần vụ kiện của các nhóm bảo vệ nhân quyền về tình trạng khắc nghiệt trong các trại giam.

Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU

06:00:52 02/07/2024
Tuần trước, EU cũng công bố những thông tin tương tự với Apple, đ.ánh dấu lần đầu tiên Brussels đưa ra các cáo buộc chính thức theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của khối.

Nga nâng cấp tàu tên lửa nhỏ, đối phó với 'xuồng tự hành' Ukraine

05:58:51 02/07/2024
Do các cuộc tấn công thường xuyên, hạm đội Nga buộc phải hạn chế hoạt động ngoài Sevastopol và di chuyển nhiều tàu chiến đến các cảng xa hơn, như Novorossiysk vào mùa thu năm 2023.

Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar

05:57:06 02/07/2024
Cục Khí tượng Thủy văn cho biết nước sông Ayeyarwady đã dâng cao hơn 1,5m so với mức cảnh báo nguy hiểm tại thị trấn Myitkyina. Dự báo, nước sông sẽ dâng thêm 60cm trong 2 ngày tới tại khu vực này.

Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế

22:02:09 01/07/2024
Một lợi thế nữa của Shelltec là tính chất có thể tái sử dụng liên tục. Mũ bảo hiểm Shellmet cũ sẽ được nghiền nát và tái chế để tạo ra một Shellmet mới.

Việt Nam tham dự Hội nghị sĩ quan liên lạc Hiệp hội Cảnh sát các nước Đông Nam Á

22:00:06 01/07/2024
Tham dự hội nghị có các đại biểu đại diện cho 10 nước thành viên ASEANAPOL, các đối tác, đối thoại và quan sát viên cũng như đại biểu khách mời của 5 tổ chức đối tác. Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam cử 3 đại biểu tham dự hội nghị.

Toàn quyền thứ 28 của Australia lạc quan về triển vọng của đất nước

21:53:42 01/07/2024
Buổi lễ diễn ra tại Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra. Là một nhà lãnh đạo cộng đồng và doanh nghiệp nổi tiếng, bà Mostyn trở thành người phụ nữ thứ 2 đảm nhiệm cương vị này tại Australia.

Thủ tướng Nhật Bản cam kết hỗ trợ tái thiết khu vực bị động đất ở Noto

21:51:29 01/07/2024
Nhiều hệ thống đường sá và cơ sở hạ tầng vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn, tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Thạch Trang cứ lên đồ là dân tình lại xin info: Outfit nào cũng có điểm nhấn đẹp thấy mê

Thời trang

11:45:07 02/07/2024
Không cần drama, content màu mè hay chiêu trò, cô nàng vẫn siêu bánh cuốn nhờ năng lượng vui vẻ, hạnh phúc mọi lúc mọi nơi.

Kiểu tóc nhuộm nâu hack t.uổi cho phụ nữ ngoài 40

Làm đẹp

11:41:26 02/07/2024
Không chỉ hack t.uổi hiệu quả, những kiểu tóc nhuộm nâu còn tạo cảm giác da tươi sáng, rạng rỡ hơn.Bên cạnh việc làm mới phong cách thời trang, thay đổi kiểu tóc cũng là cách hay giúp phụ nữ trên 40 t.uổi nâng cấp bản thân.

Dùng ấm siêu tốc kiểu này rất nguy hiểm: Lỗi đầu tiên nhiều gia đình vẫn đang làm

Sáng tạo

11:40:39 02/07/2024
Trong cuộc sống hiện đại, ấm siêu tốc đã trở thành một thiết bị gia dụng quen thuộc trong nhiều gia đình. Thiết bị nhỏ gọn này giúp việc đun nước nóng trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Sự muộn màng của SOOBIN

Nhạc việt

11:40:26 02/07/2024
Hoạt động nghệ thuật hơn 10 năm mới phát hành album đầu tay, vậy nên dù có chất lượng tốt, album của SOOBIN vẫn khó tránh khỏi việc sản xuất thiếu tính tươi mới và đột phá.

Diễn viên Thanh Trúc đã sinh con gái đầu lòng

Sao việt

11:37:16 02/07/2024
Sáng 7/2, diễn viên Kha Ly bất ngờ đăng bài chúc mừng bạn thân Thanh Trúc đã mẹ tròn con vuông . Nhóc tỳ đầu lòng của Thanh Trúc là một b.é g.ái, hiện cô chưa tiết lộ thêm thông tin của con.

Nhã Phương, Sĩ Thanh xách túi Dior hơn 140 triệu đồng đến đám cưới Midu

Phong cách sao

11:37:01 02/07/2024
Mới đây, dàn sao Việt góp mặt tại một trung tâm tiệc cưới ở TPHCM để tham dự đám cưới của Midu và thiếu gia Minh Đạt. Màu sắc trang phục theo quy định là đen hoặc trắng. Với hai gam màu cơ bản này, việc chọn lựa váy áo phù hợp khá dễ dà...

Mang thai tới tuần 32, sản phụ ở Hải Phòng mới phát hiện mang tam thai tự nhiên hiếm gặp

Sức khỏe

11:31:18 02/07/2024
Sản phụ 24 t.uổi ở Hải Phòng mang tam thai tự nhiên hiếm gặp đã được phẫu thuật bắt con thành công, 2 b.é g.ái và 1 b.é t.rai chào đời với cân nặng từ 1,9kg đến 2,6kg.

Thác Bopla (Lâm Đồng): Điểm dừng chân lý tưởng

Du lịch

11:31:00 02/07/2024
Được mệnh danh là tuyệt tác huyền bí của cao nguyên Lâm Viên, thác Bopla nằm trên địa phận xã Liên Đầm, huyện Di Linh, cách thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) hơn 8km.

Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt

Hậu trường phim

11:20:59 02/07/2024
Theo 163, giới giải trí Hoa ngữ vẫn lưu truyền câu chuyện về việc nam diễn viên Trần Khôn từng ghét Lưu Diệc Phi như thế nào khi hợp tác trong phim Kim Phấn Thế Gia.

Đội trưởng Bruyne đau khổ giải nghệ sau trận thua Pháp tức tưởi

Sao thể thao

11:19:56 02/07/2024
Đội trưởng Bruyne của tuyển Bỉ quyết định về tương lai của mình vào cuối mùa hè này, sau khi bị Pháp thắng ở vòng 16 đội tại Giải vô địch bóng đá châu Âu nhờ một pha đá phản lưới nhà của Vertonghen.

Code Zenless Zone Zero mới nhất và cách nhập

Mọt game

11:13:40 02/07/2024
Tiếp nối những thành công vang dội của Honkai Star Rail, HoYoverse tiếp tục ra mắt siêu phẩm gacha tiếp theo mang tên Zenless Zone Zero (viết tắt: ZZZ).