45 con nghiện trốn trại do hoang mang tư tưởng
Trung tâm Giáo dục lao động – xã hội Đắk Lắk vừa có báo cáo gửi Sở LĐTB-XH tỉnh này về nguyên nhân 45 học viên cai nghiện trốn trại.
Báo cáo trích lời khai của các đối tượng bỏ trốn bị bắt giữ lại cho thấy, vào ngày 22/4, trung tâm tổ chức học tập trung cho các học viên cai nghiện.
Trong quá trình học, cán bộ của trung tâm là ông Trịnh Phúc Hòa – Phó phòng phụ trách phòng quản lý sau cai của trung tâm, truyền đạt nội dung Nghị định 94 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng chống ma túy về quản lý sau cai nghiện.
Các đối tượng bỏ trốn bị bắt giữ lại tại cơ quan điều tra.
Quá trình truyền đạt, ông Hòa có nêu về đối tượng, thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại trung tâm, và “tiết lộ” theo quy định, sẽ có 30 học viên rơi vào diện phải quản lý sau cai trong năm nay.
Video đang HOT
Nghe thông tin, một số học viên thuộc diện này đã có những biểu hiện bất thường, vi phạm nội quy trung tâm và nảy sịnh ý định bỏ trốn. Các đối tượng lên kế hoạch bỏ trốn vào ngày 1/5.
Tuy nhiên, do trung tâm tăng cường cán bộ quản lý chặt nên kế hoạch bỏ trốn ngày 1/5 không thực hiện được. Đến ngày 5/5, lợi dụng sơ hở của 2 cán bộ trung tâm khi đi kiểm tra tại khu B, một nhóm đối tượng đã dùng vật sắc nhọn khống chế, cướp chìa khóa của 2 cán bộ này rồi mở cửa các phòng lôi kéo nhiều đối tượng, đạp đổ tường bỏ trốn.
Bức tường bị con nghiện xô để thoát ra ngoài.
Sau khi xảy ra sự việc, trung tâm đã phối hợp với công an huyện khẩn trương truy bắt lại các đối tượng bỏ trốn, đề nghị công an huyện tạm giữ một số đối tượng cầm đầu để điều tra làm rõ nguyên nhân.
Trung tâm cũng đã yêu cầu các cán bộ trực và 2 cán bộ bị học viên khống chế, tấn công viết bản tường trình để làm rõ sự việc.
Sáng 7/5, trao đổi với Thượng tá Nguyễn Văn Quý – Phó trưởng Công an huyện Krông Pắk, ông cho biết đến sáng cùng ngày công an đã bắt lại được 23/45 đối tượng bỏ trốn.
Theo ông Quý, ngoài nguyên nhân học viên hoang mang khi nghe Nghị định 94, một nguyên nhân khác khiến học viên dễ dàng bỏ trốn là do sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng của trung tâm.
Quá trình khám nghiệm hiện trường cho thấy, tường bao của trung tâm đã bị đổ mục, nhưng chậm được khắc phục, sửa chữa, nắm được điểm yếu này các đối tượng đã dễ dàng xô đổ để bỏ trốn.
Trùng Dương
Theo_VietNamNet
Tự xưng "tổ chức phản động" viết thư tống tiền
Cục Cảnh sát truy nã tội phạm - Bộ Công an vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Bình Định và Công an xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bắt giữ đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm Nguyễn Ngọc Tổng (SN 1959, trú tại thôn 3, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, Bình Định).
Đối tượng truy nã Nguyễn Ngọc Tổng
Hơn 25 năm trước, gia đình ông Sơn (ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) nhận được lá thư bên ngoài không đề tên người gửi. Lướt qua nội dung, ông Sơn hốt hoảng khi người viết thư tự xưng là "một vị tướng thuộc tổ chức phản động mới thành lập". Với ngôn từ sặc mùi bạo lực, người gửi thư yêu cầu gia đình ông Sơn phải lập tức ủng hộ tiền, vàng cho "tổ chức phản động" này để triển khai một cái gọi là "chiến dịch mùa khô". 4 chỉ vàng là yêu cầu mà kẻ viết thư đưa ra, nếu không cả gia đình ông Sơn sẽ bị xử bắn. Ngày 8-11-1988 là hạn chót để gia đình ông Sơn thực hiện việc "ủng hộ" tổ chức. Lo sợ bị sát hại, gia đình ông Sơn đã gói 4 chỉ vàng rồi đặt dưới gốc cây bạc hà theo chỉ dẫn của người gửi thư tống tiền.
Nắm thông tin về sự việc, CAH Tây Sơn (Bình Định) đã tổ chức xác minh. Quá trình điều tra, cơ quan công an đã gặp được một vài người dân có mặt tại gốc cây bạc hà khi người của "tổ chức phản động" đến lấy vàng. Đó là Nguyễn Ngọc Tổng. Cơ quan Công an cũng xác định bức thư mà gia đình ông Sơn nhận được là do Nguyễn Ngọc Tổng viết. Sau đó, Cơ quan CSĐT - CAH Tây Sơn đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam Nguyễn Ngọc Tổng về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Đối tượng này bị TAND huyện Tây Sơn đưa ra xét xử, tuyên án 18 tháng tù giam. Nhưng không lâu sau, Tổng đã trốn trại. Tháng 2-1989, CAH Tây Sơn đã ra lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm đối với Nguyễn Ngọc Tổng.
Sau khi thành lập, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm - Công an tỉnh Bình Định đã dựng lại toàn bộ hồ sơ, quá trình gây án, các mối quan hệ của Nguyễn Ngọc Tổng. Cơ quan công an địa phương đã đề nghị Cục Cảnh sát truy nã tội phạm phối hợp truy bắt. Quá trình tầm nã, các trinh sát đặc biệt chú ý đến việc, Tổng từng sinh sống như vợ chồng với một phụ nữ tên Ng. Dù đã có với nhau 3 mặt con nhưng đôi nhân tình này không đăng ký hôn thú. Đi sâu tìm hiểu, cơ quan công an phát hiện, sau thời điểm Tổng trốn trại, chị Ng và các con cũng bặt vô âm tín. Thời gian đầu, có nguồn tin cho thấy mẹ con chị Ng cư trú ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Khi đó, mỗi lần tiếp xúc với người dân địa phương, chị Ng đều nói còn độc thân, chưa có gia đình. Vài năm sau, người phụ nữ này lại bỏ đi làm ăn xa. Có người nhìn thấy Ng ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ thông tin duy nhất này, các trinh sát với sự hỗ trợ của công an sở tại đã lần ra nơi ở của người phụ nữ tên Ng.
Bí mật theo dõi, lực lượng công an phát hiện trong số những người hay gặp Ng có một người đàn ông vóc dáng nhỏ thó, chỉ đi về lén lút vào đêm khuya. Tiếp tục xác minh, cơ quan công an phát hiện người này chính là Nguyễn Ngọc Tổng, hiện là cán bộ cơ sở tại xã Suối Nghệ. Kế hoạch bắt giữ đối tượng truy nã được các trinh sát truy nã tội phạm Bộ Công an và Công an tỉnh Bình Định triển khai với phương châm bí mật, bất ngờ. Khi nghe "người lạ" gọi tên và giới thiệu là cán bộ bắt truy nã, Nguyễn Ngọc Tổng đã run run khai nhận hành vi phạm tội.
Theo ANTD
Truy bắt 45 đối tượng bỏ trốn khỏi nơi cai nghiện Đến 21h, ngày 5/5, bằng các biện pháp nghiệp vụ lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk đã bắt được 21 trên tổng số 45 học viên cai nghiện trốn khỏi Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Đắk Lắk (đóng tại xã Tân Tiến, huyện Krông Pắk). Các đối tượng bỏ trốn bị bắt giữ lại tại cơ quan cảnh...