44.000 F0 ở TP.HCM điều trị tại nhà, 33.000 tại các cơ sở y tế
Trong 33.208 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, có 2.065 trẻ em dưới 16 tuổi, 1.993 bệnh nhân nặng đang thở máy và 16 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Cách ly y tế phòng dịch COVID-19 trên đường Lê Văn Sỹ, quận Tân Bình, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến 6h ngày 17-8, số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 43.730 người, trong đó có 17.274 trường hợp F0 mới và 26.456 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà.
Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 13.939 người. Số trường hợp F1 đang cách ly tập trung là 3.278 trường hợp. Số trường hợp F1 đang được cách ly tại nhà là 16.103 người.
Video đang HOT
Thành phố tổ chức thực hiện cách ly F1, F0 không triệu chứng đủ điều kiện xuất viện tại nơi cư trú. Giám sát, chăm sóc sức khỏe các trường hợp F0, F1 được cách ly tại nhà với sự hỗ trợ của các tổ phản ứng nhanh tại địa phương.
Tính đến nay, thành phố có 154.759 trường hợp mắc COVID-19 phát hiện được Bộ Y tế công bố, trong đó có 154.359 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 400 trường hợp nhập cảnh.
Tổng số các bệnh nhân xuất viện từ ngày 1-1 đến nay là 75.589 bệnh nhân. Trong ngày không phát hiện thêm ổ dịch mới, có 28 ổ dịch đang diễn tiến đã được khoanh vùng, giám sát chặt.
Bác sĩ thiết kế cho hai bệnh nhân Covid-19 dùng chung máy ECMO
Thai phụ mắc Covid-19 rơi vào tình trạng nguy kịch. Trong điều kiện hết máy ECMO, các bác sĩ đã thiết kế cho cả hai bệnh nhân cùng sử dụng một thiết bị.
Chị T.H. (33 tuổi) mang thai 33 tuần mắc Covid-19 và được phẫu thuật bắt con tại Bệnh viện Từ Dũ. Sau mổ, tình trạng sức khỏe của sản phụ nguy kịch, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng.
Khuya 8/8, các bác sĩ quyết định chuyển chị đến Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng).
Sau khi hội chẩn cùng các chuyên gia của Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM cùng chuyên gia ICU của Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được chỉ định can thiệp oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
Thời điểm này, Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 chỉ có 2 máy Cardiohepl và Terumo và đã sử dụng cho 2 bệnh nhân nguy kịch khác. Tuy nhiên, nếu không dùng kỹ thuật ECMO, sản phụ có tiên lượng tử vong cao. Lúc này, chỉ số SpO2 của sản phụ H. chỉ còn 80%.
Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 thực hiện kỹ thuật ECMO cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Văn Chính.
Sau khi tham vấn các kỹ sư hàng đầu về máy, ê-kíp hồi sức gồm thượng úy Nguyễn Cảnh Chung, thiếu tá Diệp Hồng Kháng, thượng tá Vũ Đình Ân quyết định thực hiện can thiệp ECMO cho sản phụ bằng cách chia sẻ máy ECMO từ một bệnh nhân khác đang sử dụng.
Sau hơn một giờ chuẩn bị và 30 phút can thiệp ECMO thành công, hai bệnh nhân được duy trì ổn định các thông số máy ECMO. Sản phụ H. cải thiện rõ rệt chỉ số SpO2 và tăng lên 96-98%.
Thượng úy, bác sĩ Nguyễn Cảnh Chung cho biết tất cả bệnh nhân được can thiệp ECMO tại đơn vị này đều là sản phụ. Bệnh nhân H. là trường hợp thứ 3 được thực hiện kỹ thuật này.
"Với sản phụ này, nếu chúng tôi không thực hiện ECMO, chắc chắn bệnh nhân sẽ tử vong. Với sáng tạo thành công này, chúng tôi hy vọng sẽ cứu chữa được nhiều bệnh nhân Covid- 19 nặng cần phải oxy hóa máu qua màng cơ thể", bác sĩ Chung chia sẻ.
Cái chết có thể ngăn ngừa của bệnh nhân Covid-19 mới 37 tuổi Nữ bệnh nhân người Mỹ kiên quyết không tiêm vắc xin vì tin rằng mình sẽ không nhiễm Covid-19. Erica Thompson, sống ở quận St. Louis (bang Missouri, Mỹ), đã qua đời vì Covid-19 vào ngày 4/7. Người phụ nữ 37 tuổi ra đi để lại sự mất mát cho chồng và 3 cậu con trai 8, 11 và 17 tuổi. Bà Kimberle...