4,4% mẫu thịt heo nhiễm chất cấm
Chiều qua 5.4, tại cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi, đã công bố kết quả giám sát chất cấm thuộc nhóm beta agonists trên diện rộng.
Theo đó, 9 phòng thí nghiệm được Bộ NN-PTNT chỉ định tiến hành phân tích các mẫu do các tổ chức, cá nhân yêu cầu đã phát hiện dư lượng chất cấm thuộc nhóm beta agonists trong cả thịt và nước tiểu heo, thức ăn chăn nuôi lẫn thuốc thú y.
Cụ thể, có 13/268 mẫu thức ăn chăn nuôi (chiếm 4,8%), 2/18 mẫu thuốc thú y (chiếm 11,1%), 8/179 mẫu thịt và gan heo (chiếm 4,4%) và 7/108 mẫu nước tiểu heo (tương đương 6,4%) dương tính với các chất tạo nạc. Tại các tỉnh phía bắc, cơ quan hữu trách đã lấy tổng cộng trên 150 mẫu để phân tích và phát hiện 1 mẫu gan heo ở Bắc Ninh, 2 mẫu thức ăn chăn nuôi ở Hòa Bình và Hải Dương nhiễm chất cấm.
Heo ăn phải chất cấm bị khuỵu chân, không dậy được – Ảnh: Hoài Nam
Quốc hội yêu cầu báo cáo
Tôi yêu cầu các cục chức năng sát cánh cùng với các địa phương tiếp tục lấy mẫu thịt, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y truy tìm chất cấm, từ đó truy xuất nguồn gốc, tìm cho ra các đầu nậu, đường dây buôn bán, sử dụng và tổ chức đánh sập chúng, xử lý nghiêm minh
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát
Về việc xử lý các cá nhân, đơn vị cố tình sử dụng chất cấm, đầu độc sức khỏe người tiêu dùng, ông Dương cho biết, 2 trang trại ở Bình Dương bị phạt 25 triệu đồng/trường hợp. Cơ quan chức năng ở Đồng Nai đang hoàn thiện hồ sơ để ban hành các quyết định xử phạt 11 trại heo sử dụng chất cấm và chuyển hồ sơ vụ 2 cửa hàng bán chất này sang cơ quan công an xử lý theo pháp luật. “Từ mẫu thức ăn chăn nuôi phát hiện ở Hòa Bình, chúng tôi đang phối hợp với lực lượng công an truy xuất nguồn gốc, tìm ra đơn vị sản xuất để xử lý triệt để. Cơ sở sản xuất mẫu thức ăn nhiễm chất cấm ở Hải Dương đã bị xử phạt hành chính, buộc phải thu hồi và tiêu hủy các lô hàng”, ông Dương nói.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho rằng, với kết quả trên, thì số mẫu thịt nhiễm chất cấm đã giảm nhiều lần so với kết quả giám sát cách đây khoảng 1 tháng. “Tại sao lại có sự chênh lệch quá lớn này? Số liệu 1 tháng trước là thật hay con số hôm nay đưa ra là con số thật? Cục Chăn nuôi phải giải thích rõ với tôi để tôi báo cáo với nhân dân, báo cáo với Chính phủ”, ông Phát yêu cầu.
Ông Dương giải thích: “Số liệu cách đây 1 tháng là do TP.HCM báo cáo. Ngay sau khi có thông tin về chất cấm, cơ quan thú y của TP đã lấy 11 mẫu thịt và nước tiểu heo từ các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu đưa về TP tiêu thụ. Kết quả phân tích cho thấy có 43% số mẫu nước tiểu và 26% mẫu thịt nhiễm chất cấm. Tuy nhiên, đó mới chỉ là phân tích định tính để sàng lọc nên chưa thực sự chính xác, chỉ có thể sử dụng tham khảo. Cần phải phân tích định lượng mới cho kết quả chính xác nhất. 9 phòng thí nghiệm nói trên đã phân tích định lượng”.
Theo ông Dương, Quốc hội cũng đã yêu cầu Bộ NN-PTNT báo cáo toàn diện, chính xác về tình trạng buôn bán và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trước ngày 17.4.
Nguy cơ bùng phát
Từ kết quả giám sát trên, một số ý kiến cho rằng, tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát không đồng tình với kết luận này. “4,4% mẫu thịt và gan heo nhiễm chất cấm là nghiêm trọng. Cả xã hội lên án hành vi sử dụng chất cấm, cơ quan hữu trách vào cuộc quyết liệt, tình hình sử dụng chất này có giảm nhưng chưa thể nói là chúng ta đã kiểm soát được tình hình”, ông Phát lưu ý.
Cục trưởng Cục Thú y Hoàng Văn Năm cũng nói rằng, các con số nêu trên chứng tỏ tình hình vẫn đang ở mức báo động. “Chúng ta đánh mạnh thì người chăn nuôi có thể dừng lại một thời gian. Tôi biết, họ chỉ sử dụng chất cấm 15 ngày trước khi heo xuất chuồng thôi. Nếu không tiếp tục vào cuộc quyết liệt, tình trạng sử dụng chất cấm sẽ lại diễn biến phức tạp, khó lường”, ông Năm cảnh báo.
Theo ông Dương, tình trạng quản lý, sử dụng chất cấm nhóm beta agonists vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát trở lại, nhất là việc buôn bán và sử dụng các chất này vừa qua gần như đã trở thành kế sinh nhai, thậm chí làm giàu của một số đối tượng kinh doanh và chăn nuôi heo. Do đó, ông Dương đề nghị các cơ quan hữu trách cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu từ nhập khẩu qua biên giới đến các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, cơ sở giết mổ và người chăn nuôi.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Phát nhấn mạnh: “Chúng ta phải tiếp tục tập trung cao độ để chiến đấu chống lại chất cấm và giành chiến thắng. Tôi muốn các con số giám sát phải giảm xuống, không còn là 4,4% 6,4%… nữa. Tôi yêu cầu các cục chức năng sát cánh cùng với các địa phương tiếp tục lấy mẫu thịt, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y truy tìm chất cấm, từ đó truy xuất nguồn gốc, tìm cho ra các đầu nậu, đường dây buôn bán, sử dụng và tổ chức đánh sập chúng, xử lý nghiêm minh, đủ sức răn đe. Chúng ta làm thật chứ không theo kiểu “trống giong cờ mở” một cách hình thức”.
Điều tra cơ sở chế biến thức ăn gia súc chứa chất cấm
Ngày 5.4, ông Võ Thanh Phong – Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Tây Ninh cho biết, Chi cục vừa đề nghị QLTT TP.HCM và Long An phối hợp để xử lý các cơ sở chế biến thức ăn gia súc có chứa chất Sabutamol tại các địa phương này. Trước đó, từ 13-15.3, lực lượng QLTT kiểm tra 2 hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y tại thị trấn Tân Châu (H.Tân Châu) do ông Lê Viết Cường và ông Lê Xuân Kính làm chủ, tạm giữ 102 kg thức ăn chăn nuôi (gồm 7 loại) đồng thời tạm giữ 95 kg thức ăn chăn nuôi của đại lý cám gạo, thức ăn gia súc tại xã Phước Minh (H.Dương Minh Châu) do bà Trần Thị Thanh Thủy làm chủ. Qua phân tích 10 mẫu sản phẩm của 3 hộ kinh doanh trên, kết quả từ Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở KH-CN TP.HCM cho thấy, có 3 mẫu có chứa chất Sabutamol. Cụ thể sản phẩm “ONI PIGONE – siêu chống còi”, do Công ty TNHH Ô Ni (P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM) sản xuất sản phẩm “Nở mông – bung đùi” do Công ty TNHH O.T.A.H (P.15, Q.Gò Vấp, TP.HCM) sản xuất sản phẩm “Tạo nạc – bung đùi”, do Công ty CP dinh dưỡng thú y ANOVET (xã Mỹ Hạnh Bắc, H.Đức Hòa, Long An) sản xuất.
Công Sinh
Theo Thanh Niên
Có đường dây buôn lậu, cung cấp chất cấm trong chăn nuôi
Gần một tháng qua, thông tin về chất tạo nạc bị cấm sử dụng trong chăn nuôi đã khiến người tiêu dùng cả nước quay lưng với thịt lợn. Người tiêu dùng đang cần những kết luận chính xác của cơ quan chức năng để có thể yên tâm sử dụng loại thực phẩm thông dụng này.
Cơn quan chức năng cần làm rõ chất cấm trong chăn nuôi
"Con sâu làm rầu nồi canh"
Các chuyên gia cũng như cơ quan quản lý lo ngại, ngành chăn nuôi bị phá vỡ, người chăn nuôi bỏ nuôi lợn, trong khi thịt lợn hiện là thực phẩm chính, chiếm đến 70% nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của người dân. Ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi và dịch vụ Cổ Đông, Sơn Tây bức xúc, kể từ khi có thông tin một số hộ chăn nuôi phía Nam sử dụng chất cấm tạo nạc để nuôi lợn, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai liên tiếp bắt hàng tấn các loại chất cấm này, không chỉ người tiêu dùng hoang mang mà người chăn nuôi cũng thấy lo lắng. Dù chỉ mới phát hiện ở phía Nam, nhưng sức ảnh hưởng của nó đã lan ra cả nước, làm giá lợn xuất chuồng giảm thê thảm. Ông Chiến cho biết, nếu như tháng 2, giá lợn hơi xuất chuồng vẫn đứng ở mức 55.000-56.000 đồng/kg, hiện, chỉ còn từ 47.000 - 49.000 đồng/kg. Trừ đi các khoản chi phí như điện, cám, con giống, nhân công... mỗi tấn lợn người chăn nuôi đang lỗ từ 5-6 triệu đồng.
Không những các hộ chăn nuôi ở Cổ Đông, mà hàng triệu hộ chăn nuôi cả nước đang lâm vào cảnh khó khăn. Ông Chiến dự báo, nếu cơ quan chức năng không nhanh chóng công bố kết quả tỷ lệ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, vùng nào sử dụng, vùng nào an toàn, đồng thời có biện pháp vực dậy, thì ngành chăn nuôi từ nay tới cuối năm sẽ rơi vào khó khăn. "Trong khi chăn nuôi là lĩnh vực lợi nhuận thấp, rủi ro cao, liên tiếp dịch bệnh thì lại xuất hiện việc sử dụng chất cấm. Nếu cứ tiếp diễn tình trạng này, tôi cho rằng, người chăn nuôi sẽ giảm đàn. Thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai gây ra là thiệt hại hữu hình, thiệt hại do con người gây ra là vô hình, niềm tin của người tiêu dùng, niềm tin vào ngành chăn nuôi bị suy giảm", ông Chiến nhận định
Kiểm tra thị trường chỉ là ngọn
Là một trong những người chăn nuôi lợn có thâm niên, ông Chiến cho rằng, để xử lý tình trạng này tận gốc, cơ quan chức năng phải thật sự mạnh tay. "Xử lý những đối tượng buôn bán, sử dụng chất cấm thật nghiêm, vì nó gây hại đến sức khỏe con người". Theo đó, với những trang trại chăn nuôi, nếu phát hiện sử dụng các chất cấm tạo nạc thì ngoài phạt tiền, cần phải tiêu hủy toàn bộ số lợn đang nuôi, còn với cơ sở buôn bán, ngoài phạt tiền, rút giấy phép kinh doanh thì phải xem xét bồi thường thiệt hại gây ra. Có như vậy, mới tạo được sức răn đe cho những đối tượng có ý định sử dụng.
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần, tại tỉnh Đồng Nai, lực lượng Quản lý thị trường, Sở NN&PTNT đã đề nghị công an vào cuộc để làm rõ đường dây mua bán các chất cấm này. Ông này nhận định: "Các chất cấm được bán với giá rất rẻ, mà trong nước không sản xuất, rõ ràng là có đường dây buôn lậu, cung cấp các chất cấm vào trong nước chứ không phải là buôn bán nhỏ lẻ ở các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y".
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng cho rằng, phải làm rõ đường dây vận chuyển đưa chất cấm này vào trong nước như thế nào để ngăn chặn thì mới hy vọng dẹp từ gốc. Nếu chỉ kiểm tra trên thị trường rồi xử lý chỉ là phần ngọn. Còn như ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục QLTT, Bộ Công Thương cho rằng, các ngành phải phối hợp để làm rõ tác hại của các chất cấm đối với sức khỏe con người ra sao, đối với chăn nuôi như thế nào để làm cơ sở xử lý các đối tượng vi phạm. Ngoài ra, việc thanh kiểm tra là cần thiết, nhưng các đoàn kiểm tra phải chuyên sâu, giảm về độ "hoành tráng" nhưng chất lượng, đi sâu vào thực tế để có thể bóc dỡ được đường dây vận chuyển, kinh doanh.
Hàng chục triệu người tiêu dùng cả nước đang chờ câu trả lời của cơ quan chuyên môn về chất tạo nạc, thì chiều qua 28-3, đại diện Cục Chăn nuôi cho biết: "Chắc phải cuối tuần mới có kết quả cuối cùng, hiện chúng tôi vẫn đang tổng hợp, do nhiều địa phương chưa gửi kết quả về". Trong khi đó, tại cuộc họp BCĐ cúm gia cầm chiều 27-3, lãnh đạo cục này khẳng định, trong ngày 28-3 sẽ có kết quả kiểm tra khu vực phía Bắc.
Theo ANTD
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc vụ lợn siêu nạc Chiều 27/3, tại cuộc họp liên ngành, ông Diệp Kỉnh Tần - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết Bộ này đã đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ sử dụng hoá chất nuôi lợn siêu nạc. Cũng tại cuộc họp, ông Lê Thanh Sơn - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi đánh giá: "Khoảng 20 ngày trở lại đây, giá...