44% doanh nghiệp mong công chức thuế cải thiện tinh thần phục vụ
Ngành thuế đã cắt giảm dược 63 thủ tục hành chính (TTHC), đơn giản hóa 262 TTHC, thời gian thực hiện TTHC thuế đã giảm được 420/537 giờ (tương ứng 78%) và giảm được 7.000 tỉ đồng chi phí tuân thủ cho người nộp thuế là những thông tin đáng chú ý được đưa ra tại hội thảo “ Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua cải cách thuế”, do Tổng cục Thuế và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với tổ chức ngày 21-6.
Giảm 120 giờ thực hiện thủ tục hành chính thuế
Ông Nguyễn Quang Tiến – Vụ trưởng, Phó Trưởng ban Cải cách và hiện đại hóa, Tổng cục Thuế cho biết, thời gian qua, cơ quan thuế đã thực hiện nhiều cải cách tích cực, được đánh giá cao.Kết quả cải cách TTHC trong lĩnh vực thuế đã góp phần tăng hạng đáng kể về năng lực cạnh tranh cho Việt Nam.
Trong thủ tục hành chính thuế đã đơn giản mẫu biểu, tờ khai thuế GTGT, giảm được 290 giờ, giảm được 8 lần khai thuế GTGT, bỏ quy định DN phải tự xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng. Với những cải cách này đã giảm được 120 giờ thực hiện các thủ tục.
Việt Nam đang phấn đấu đạt thời gian đóng thuế trung bình là 148 giờ/năm (năm 2016) và 110 giờ/năm (cuối năm 2020).Cùng với hệ thống thuế, những cải cách trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng đóng góp đáng kể. Bà Nguyễn Thị Hường, Trưởng phòng Kiểm soát TTHC BHXH Việt Nam nhấn mạnh, để đạt mục tiêu giảm thời gian thực hiện TTHC trong BHXH từ 335 giờ xuống còn 48,5 giờ, giải pháp tốt nhất là rà soát, đơn giản hóa TTHC về BHXH. Đồng thời, gắn ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện TTHC về BHXH, nâng cao ý thức phục vụ của cán bộ, công chức BHXH.Hiện, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bưu điện triển khai gửi, nhận hồ sơ BHXH qua bưu điện để giúp DN hạn chế tối đa thời gian đi lại của DN trong việc thực hiện TTHC về BHXH.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trên thì vẫn còn những nhóm thủ tục trong lĩnh vực này chưa được cải thiện. Đó là thủ tục cấp giấy phép xây dựng kéo dài thêm 52 ngày. Nội dung này phải trải qua 10 bước, thủ tục với 1 thủ tục thuộc Công an Phòng cháy chữa cháy, 5 thủ tục thuộc cơ quan cấp phép xây dựng; 3 thủ tục thuộc công ty cấp thoát nước và 1 thủ tục liên quan đến cơ quan tài nguyên môi trường. Trong đó, thẩm quyền duyệt phòng cháy chữa cháy hết 30 ngày, cấp phép xây dựng trên thực tế 82 ngày, thông báo khởi công và thực hiện thanh tra xây dựng 1 ngày, đăng ký kết nối cấp, thoát nước 14 ngày, đăng ký sở hữu tài sản sau hoàn công 30 ngày, thanh tra xây dựng sau hoàn công 1 ngày…
Ngoài ra, thủ tục đăng ký quyền sở hữu và sử dụng tài sản tăng thêm 1 thủ tục (từ 4 thủ tục lên 5 thủ tục). Chính vì thế, đã tốn thêm thời gian thực hiện khoảng 57,5 ngày, nhiều hơn đáng kể so với các nước ASEAN 4 và còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu của Nghị quyết 19/2016/NQ-CP (14 ngày). Thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng chưa được rút ngắn (vẫn là 400 ngày) so với mục tiêu của Nghị quyết 19 là 200 ngày, thời gian giải quyết phá sản DN vẫn là 5 năm, nhiều hơn đáng kể so với các nước ASEAN 4…
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành Thuế cần tiếp tục cải tiến qui trình, thủ tục thuế. Ảnh: P.Thảo
86% DN thấy cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa về TTHC thuế
Khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cho biết, dù 71% DN được khảo sát đã hài lòng về hệ thống thuế nhưng vẫn có 86% DN thấy cần phải cải cách mạnh mẽ nhiều hơn nữa về TTHC thuế, mở rộng các hình thức thông tin về TTHC thuế. Đồng thời, 61% DN mong muốn rút ngắn thời gian hành chính thuế và tăng tính công khai, minh bạch trong thực hiện TTHC thuế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC thuế;56% DN mong cải thiện việc tiếp cận, giải quyết các kiến nghị liên quan đến TTHC thuế. 44% DN cho rằng cần nâng cao năng lực giải quyết công việc, cải thiện thái độ giao tiếp, tinh thần phục vụ của công chức với người nộp thuế…
Bên cạnh đó, 79% DN cho biết thông tin về TTHC thuế là sẵn có, dễ tìm, nhưng chỉ 58% DN cho rằng các thông tin này đơn giản và dễ hiểu.NhiềuDN cho biết từng gặp vướng mắc trong quá trình tìm hiểu thông tin về chính sách, pháp luật thuế, gần nửa số DN từng gặp phiền hà trong thực hiện TTHC thuếvà 2 nhóm thủ tục phiền hà lớn nhất là đăng ký thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế (32%) và khai thuế (28%). Ngoài ra, 26% DN cho biết nội dung thanh, kiểm tra thuế còn trùng lặp. 31% DN phản ánh “cách hiểu và áp dụng các quy định về thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra DN của cán bộ thuế có xu hướng suy diễn bất lợi cho DN; 53% cho rằng công chức thuế có thái độ giao tiếp lịch sự, đúng mực, tôn trọng DN; 53% đánh giá tốt về kỹ năng giải quyết công việc của công chức thuế trong lĩnh vực kê khai, quyết toán thuế…
Để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam ngang bằng các nước ASEAN 4 (cuối năm 2017) và tiến tới ASEAN 3 (vào năm 2020), nhiều chuyên gia và các DN thấy rằng, cơ quan thuế cần tiếp tục rà soát chính sách, cải tiến quy trình, thủ tục về thuế và tăng cường kiểm soát nội bộ, thu thập thông tin phản hồi và giám sát việc thực thi để rút ngắn khoảng cách từ chính sách đến thực tiễn. Một số mục tiêu cụ thể cần đạt được như giảm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ TTHC, thay đổi căn bản phương thức quản lý Nhà nước bằng cách quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro, điện tử hoá các thủ tục, kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý.
Phương Thảo
Theo_Pháp luật XH
Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bằng nỗ lực cải cách thủ thục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, Hà Nội đã vươn lên vị trí số 1 trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Sau nhiều nỗ lực, trong 2 tháng đầu năm 2016, Hà Nội đã vươn lên vị trí số 1 trong thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với số vốn đăng ký trên 250 triệu USD (chiếm khoảng 13%) tổng số vốn đăng ký cấp mới của cả nước.
Vì sao Hà Nội lại có bước "bứt phá" này và đâu là những lĩnh vực được xem là lợi thế, phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng phòng đầu tư nước ngoài, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
PV: Thưa ông, nhìn lại những tháng đầu năm nay, đâu là cơ sở giúp Hà Nội đứng đầu danh sách về thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài?
Ông Nguyễn Anh Dũng: Việc Hà Nội vươn lên vị trí số một trong thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện rõ nỗ lực cải cách thủ thục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư của lãnh đạo TP Hà Nội, các cấp các ngành trong việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Thành công này ngoài việc xuất phát từ những cải cách liên quan đến thủ tục hành chính trong đầu tư, cũng còn phải nói đến quá trình chuẩn bị các nguồn lực từ giai đoạn trước đây của Hà Nội. Nói một cách khác, thành tích thu hút đầu tư nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2016 là kết quả từ việc chuyển tiếp những thành công trước đó của Hà Nội.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng phòng đầu tư nước ngoài, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội nói về chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài.
PV: Những lĩnh vực, ngành nghề mà các nhà đầu tư lựa chọn tại Hà Nội là gì thưa ông?
Ông Nguyễn Anh Dũng: Trong cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài của thành phố, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn vẫn là các dự án kinh doanh bất động sản (theo thống kê chiếm khoảng 46%). Lĩnh vực chiếm tỷ trọng tiếp theo là lĩnh vực chế biến chế tạo từ các dự án sản xuất trong các khu công nghiệp tập trung, còn lại là các dự án thương mại dịch vụ khác.
Lợi thế của Hà Nội là vị trí cũng như các điều kiện thuận lợi của Thủ đô trong thu hút đầu tư, không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà cả nhà đầu tư trong nước trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Thành phố cũng có lợi thế để thu hút một số lĩnh vực khác trong phát triển thương mại dịch vụ. Theo thống kê, các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đang gia tăng, đặc biệt là từ các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc.
PV: Kết quả đó thực sự là lợi thế, nhưng cũng là áp lực. Hà Nội sẽ làm gì để có thể giữ vị trí quán quân trong thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Anh Dũng: Ngay trong những tháng đầu năm 2016, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, các sở ngành liên quan, trong đó có Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tập trung mạnh mẽ việc rà soát, điều chỉnh các thủ tục hành chính, đặc biệt là liên quan đến cải cách, cắt giảm thời gian làm thủ tục cho nhà đầu tư.
Sở Kế hoạch Đầu tư cũng đã rà soát, tham mưu cho UBND thành phố trong thực hiện thủ tục liên quan đến cấp, đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài; tham mưu thành phố cắt giảm từ 10 đến 30% thời gian làm thủ tục hành chính, cùng với đó là rà soát mặt bằng, quỹ đất để lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư.
Trên cơ sở Luật đầu tư, Nghị định 118 của Chính phủ đã ban hành, Sở Kế hoạch Đầu tư cũng đang rà soát các lĩnh vực đầu tư đã được các Bộ, ngành hướng dẫn và cấp đầu tư trước đây, từ đó báo cáo Bộ và thành phố để thực hiện việc cấp luôn đăng ký đầu tư.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Huy Nam
Theo_VOV
Năm 2035: Thu nhập bình quân tăng lên 7.000 USD/người Xây dựng khu vực tư nhân có khả năng cạnh tranh, thực hiện quá trình đô thị hóa một cách hiệu quả, khuyến khích sáng tạo và tận dụng các cơ hội thương mại mới mở ra nhằm thực hiện cải cách trên quy mô lớn. Đây là những khuyến nghị được đưa ra tại Báo cáo Việt Nam 2035 do Bộ Kế...