43 năm kêu oan của tử tù Trần Văn Thêm
Khi hành trình đòi công bằng của tử tù Trần Văn Thêm vào ngõ cụt, bỗng ông gặp được luật sư Vũ Văn Lợi. từ hai bản án mà luật sư Lợi tìm được, ông Thêm đã được minh oan.
43 năm qua, ông Trần Văn Thêm (80 tuổi, trú xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) phải mang thân phận tử tù. Những tưởng thân phận ấy sẽ theo ông đến lúc nhắm mắt xuôi tay nhưng cuộc đời vẫn còn công bằng với ông khi tình cờ ông gặp luật sư (LS) Vũ Văn Lợi (Đoàn LS TP Hà Nội)… Tia sáng cuối đường hầm đã mở ra khi LS Lợi tin tưởng ông Thêm và nhận định rộng hơn so với những tư liệu ít ỏi mà ông có.
43 năm không ngừng kêu oan
Đêm 23-7-1970, ông Thêm và người em họ là ông Nguyễn Khắc Văn cùng nhau đi bán thuốc lào và mua quả trám đen. Khi về tới địa bàn xã Đông Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phú) thì trời tối nên cả hai vào chòi ven đường để ngủ. Khoảng 1 giờ sáng, khi đang ngủ thì ông Thêm thấy choáng váng vì ai đó đã đập búa vào đầu mình. Cùng lúc tên cướp cũng đã kịp đập một nhát vào đầu ông Văn.
Bị hai anh em đánh lại, tên cướp lao xuống sông biến mất. Dân làng nghe tiếng kêu cứu chạy đến thấy trên tay ông Thêm vẫn cầm chiếc cọc thồ dính máu. Cả hai được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng ông Văn đã tắt thở trên đường.
Sau đó ông Thêm bị cơ quan tố tụng tỉnh Vĩnh Phú cáo buộc giết em họ để cướp của.
Năm 1973, TAND tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Thêm tử hình về hai tội giết người và cướp tài sản dù tại tòa ông kêu oan và trình bày ông cũng là nạn nhân như những gì đã diễn ra. Một năm sau, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội bác kháng cáo kêu oan của ông và y án tử hình.
Cuối năm 1975, ông Thêm được giám thị trại giam Đức Phú gọi ra khỏi phòng biệt giam để đi thực nghiệm hiện trường. Khi ra đến hiện trường, ông mới biết là có nghi phạm khác bị bắt và khai nhận hành vi giết chết ông Văn cũng như đánh ông bị thương.
Ông Trần Văn Thêm, người 43 năm qua mang thân phận tử tù. Ảnh: TUYẾN PHAN
Video đang HOT
LS Vũ Văn Lợi, người có công tìm ra hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm kết án ông Trần Văn Thêm, nhờ đó đã thúc đẩy hành trình minh oan cho ông Thêm. Ảnh: TUYẾN PHAN
Sau đó, ông Thêm được đưa về trại giam của Bộ Công an ở Hà Nội. Hai ngày sau, ông được một cán bộ giải thích là do có vết thương ở đầu nên ông được cấp giấy miễn lao động nặng và được đưa ra Bến xe Gia Lâm để bắt xe khách về nhà ăn tết với gia đình.
Từ đó không ai đoái hoài gì đến ông nữa. Cũng từ đó, ông Thêm vẫn cứ mang thân phận tử tù trên hành trình kêu oan không mệt mỏi của mình.
Ông cùng gia đình gửi đơn kêu oan đến khắp nơi. Tuy nhiên, các cơ quan mà ông Thêm gửi đơn đều trả lời rằng việc kêu oan của ông không có cơ sở vì… không tìm được hồ sơ về vụ án của ông.
Chứng cứ minh oan là… hai bản án kết tội
Năm 2014, một lần LS Vũ Văn Lợi tham gia một vụ án hành chính tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Tại phiên tòa, LS Lợi gặp ông Thêm. Khi đó, ông Thêm nói có vụ án muốn nhờ LS giúp. Coi như cái duyên, LS Lợi nhận hồ sơ nhưng nói để về nhà nghiên cứu.
Nói về vụ án, LS Lợi cho biết đây là vụ án rất khó vì rất nhiều cơ quan tư pháp Vĩnh Phúc và trung ương đã trả lời là “không có đủ căn cứ”. Vì theo hồ sơ tài liệu, vụ kêu oan của ông Thêm đã kéo dài nhiều năm và từ năm 1997 gần như không có căn cứ thể hiện ông Thêm đã bị kết án tử hình. Thực tế, ông Thêm khi trở về địa phương không có giấy tờ gì. Cạnh đó, việc thay đổi địa giới hành chính và thời gian kéo dài đã lâu khiến nhiều hồ sơ có thể đã thất lạc.
Gần nửa năm nghiên cứu hồ sơ, đã nhiều lần LS Lợi chán nản, muốn bỏ dở giữa chừng bởi ông không tìm được tài liệu về vụ án năm xưa. Đến tháng 9-2014, bỗng nhiên LS Lợi nhận định hiện nay ông Thêm đang sinh sống tại Bắc Ninh nên rất có thể công an nơi ông sinh sống lưu trữ tài liệu này.
Ngay sau đó, LS Lợi đã gửi công văn tới giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh đề nghị xác minh và cung cấp hồ sơ liên quan đến vụ án ông Trần Văn Thêm.
Cuối năm 2014, phòng hồ sơ Công an tỉnh Bắc Ninh có văn bản phúc đáp khẳng định đang lưu giữ hồ sơ vụ án giết người mà bị can trong vụ án có tên Trần Văn Thêm.
Ngay lập tức, LS Lợi đã cử nhân viên tới Công an tỉnh Bắc Ninh để tiếp nhận, sao chụp hai bản án liên quan đến vụ án ông Thêm. Chính từ hai bản án này, nội dung vụ án đã dần dần được sáng tỏ.
Và rồi cuối cùng trời cao có mắt, các cơ quan tố tụng trung ương vào cuộc và xác định ông Thêm thật sự bị oan như hai ngày qua chúng ta đã biết. “Trước mắt, tôi cùng gia đình ông Thêm sẽ chờ công bố kết luận chính thức về vụ oan sai và buổi xin lỗi công khai đối với ông vào sáng 11-8. Tiếp đó, chúng tôi sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để yêu cầu cơ quan tố tụng bồi thường oan. Tôi thật sự mừng cho ông Thêm cùng gia đình. 43 năm mang thân phận tử tù oan khiên, tôi những nghĩ chắc không nỗi khổ nào hơn thế…” – LS Lợi nói.
Gửi 72 bộ hồ sơ tại kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIII Ông Nguyễn Văn Hòa, người đại diện theo ủy quyền của ông Trần Văn Thêm, cho hay quá trình tìm lại công bằng cho ông Thêm thật vô cùng gian nan. Có lần ông Thêm đã được vào gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để trình bày về nỗi oan của mình. Những dặn dò, an ủi của Chủ tịch nước lúc ấy khiến ông Thêm có thêm hy vọng. Ông Hòa kể ông liên tục gửi đơn tới các vị lãnh đạo và các cơ quan hữu quan. Thậm chí tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII, ông đã tìm cách để gửi 72 hồ sơ, trong đó có 63 bộ hồ sơ được gửi đến tận tay các đoàn đại biểu quốc hội. “Đâu chỉ có mình tôi đi tù oan mà con cháu và cả dòng họ của tôi đều bị mang tiếng có kẻ giết người. Khi đoàn công tác của TAND Tối cao về gặp để tìm hiểu vụ việc, thậm chí người nhà nạn nhân trong vụ án còn nghĩ tôi và con cháu đã đút tiền để chạy án” – ông Thêm kể trong nước mắt. Ông Thêm nói vẫn còn một điều ray rứt khác rằng nếu ông được minh oan sớm hơn thì có lẽ vợ ông Nguyễn Khắc Văn đã được tỏ tường trước khi nhắm mắt. “Bà ấy (vợ ông Văn – PV) đến lúc chết vẫn nghĩ tôi là hung thủ. Các con của bà ấy hiện vẫn nghi ngờ tôi, hai gia đình không qua lại với nhau đã mấy chục năm rồi. Giờ đã 80 tuổi, tôi chỉ có ước muốn lớn nhất là được minh oan, dù chết cũng thanh thản, minh oan để được gột tiếng giết người, để hai gia đình có thể qua lại với nhau” – ông Thêm nói. Ông Trần Văn Thảo (con trai ông Thêm) cho biết khi nghe thông tin có kết luận bị oan, ông Thêm vô cùng vui mừng và hạnh phúc, cả đêm ông không chợp mắt được. “Nửa đời cụ sống trong nỗi oan, giờ có thể thanh thản rồi. Cụ bảo sau này hai bên gia đình (gia đình cụ Thêm và gia đình ông Văn – PV) có thể đi lại với nhau rồi. Cụ không quan trọng việc bồi thường, điều cụ mong muốn nhất chỉ là được minh oan” – ông Thảo nói. Hôm nay (11-8), ông Thêm được xin lỗi công khai Theo kế hoạch, sáng nay (11-8), liên ngành Tư pháp trung ương sẽ tổ chức buổi công bố quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Trần Văn Thêm và công khai xin lỗi ông. Như vậy, chỉ sau hai ngày xác định ông Thêm bị oan, liên ngành Tư pháp trung ương đã đi đến quyết định nhanh chóng, hợp lòng dân.
CHÂN LUẬN – TUYẾN PHAN
Theo PLO
Cụ ông 81 tuổi chịu án oan hơn 40 năm
Hơn 40 năm rời khỏi trại tạm giam, cụ ông Trần Văn Thêm (81 tuổi) ở xã Yên Phụ, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) được TAND Tối cao xem xét lại bản án tử hình.
Sáng 6.8, đại diện TAND tối cao và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã đến nhà ông Thêm để thăm hỏi, xác minh những thông tin xung quanh vụ án cách đây 46 năm khi ông bị kết án cao nhất.
Đầu năm 1976, ông Thêm được ra tù khi hung thủ thực sự của vụ án bị bắt trong một vụ việc khác. Ủy ban Thẩm phán Tòa án Tối cao khi ấy đã quyết định hủy toàn bộ hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, giao Cơ quan điều tra tỉnh Vĩnh Phúc điều tra xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.
Theo VTV, sau quá trình nỗ lực tìm kiếm, các cơ sở chứng cứ pháp lý của sự việc đã có. Kết luận chính thức sự việc sẽ được TAND tối cao đưa ra sớm nhất, dự kiến vào đầu tuần sau.Ông Bùi Ngọc Hòa, Phó chánh án TAND Tối cao cho biết, đây là vụ án có một không hai trong lịch sử tố tụng hình sự Việt Nam. Hầu hết các tài liệu liên quan đến vụ án đều đã bị thất lạc trong một thời gian dài. Tuy nhiên đến thời điểm này, việc điều tra chưa được thực hiện, chưa có bất cứ một quyết định nào được đưa ra. Ông Thêm được trả tự do nhưng không được chứng minh mình bị kết án oan. Năm 2005, TAND tối cao mới nhận được đơn khiếu nại của ông Thêm.
Trên 40 năm trước, ông Thêm bị hai cấp tòa án tuyên án tử hình. Ảnh: VTV
"Trách nhiệm của cơ quan công an, VKS và tòa án đến đâu thì phải làm rõ. Đây là một bài học xương máu. Làm sao mỗi người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực sự vì dân, vì công lý, không để xảy ra những trường hợp mà có thể kéo dài sự đau khổ, oan sai cho người dân.
Vụ này đã 46 năm, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải vào cuộc nhanh hơn nữa, đừng để người dân chịu nổi khổ oan ức", ông Hòa nói.
Theo hồ sơ tố tụng, đêm 23.6.1970, hai anh em ông Thêm mua hàng về tới địa bàn xã Đông Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phú) thì trời tối nên họ vào chòi cắt tóc ven đường để ngủ. Khoảng 1h ngày hôm sau, khi đang lơ mơ ngủ thì ông Thêm thấy choáng váng vì ai đó đã đập nhát búa vào đầu ông.
Linh tính bị cướp, ông kêu lên, tên cướp cũng đã kịp đập một nhát vào đầu người em tên Văn nằm cạnh đó. Nghe tiếng kêu cứu trong đêm, người dân đưa anh em ông Thêm vào trạm xá xã Đông Tĩnh rồi sau đó chuyển lên Bệnh viện huyện Tam Dương. Khi chuyển tiếp đến Bệnh viện tỉnh Vĩnh Phú thì người em đã chết.
Các cơ quan tố tụng ở Vĩnh Phú sau đó cho rằng ông là hung thủ giết người. Tháng 8.1972, TAND tỉnh Vĩnh Phú tuyên tử hình ông Thêm. Tháng 8.1973, cấp húc thẩm cũng cũng y án sơ thẩm vì HĐXX cho rằng đủ căn cứ tuyên tử hình ông vì tội Giết người và Cướp tài sản.
Sau nhiều năm kêu oan, đêm 30 Tết năm 1976, ông Thêm được bác sĩ ở Bộ Công an cấp một tờ giấy chứng nhận bị thương để miễn lao động và được về địa phương sinh sống bình thường đến nay. Khi đó, tổng thời gian ông ở trại tạm giam là 5 năm 6 tháng 7 ngày.
Theo Việt Tường - VTV (Zing)
Tử tù oan Trần Văn Thêm: "46 năm chưa một đêm nào ngon giấc" Về đến nhà sau khi được xin lỗi công khai vào sáng nay (11.8), cụ Trần Văn Thêm nói rằng từ hôm nay có thể ngủ ngon giấc, sau 46 năm đằng đẵng bị oan sai. Sáng nay, cụ Trần Văn Thêm (SN 1935, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) đã được các cơ quan chức năng công bố kết...