42 ngày sau sinh các mẹ có nên đến bệnh viện tái khám không và đây là câu trả lời của bác sĩ
42 ngày là thời gian tiêu chuẩn phục hồi sau khi sinh nhưng có nên đi tái khám lại không là câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc.
Nhiều mẹ có thể tự cảm nhận cơ thể mình phục hồi rất tốt, nhưng thực tế, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra mới có thể biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình.
Hơn nữa, quá trình tái khám sẽ khiến các mẹ và người nhà an tâm hơn. Chẳng may, bạn cảm nhận cơ thể phục hồi rất tốt, nhưng thực tế không phải vậy, đồng thời kéo theo nhiều biến chứng khó lường.
Quá trình tái khám chủ yếu kiểm tra vết thương, chức năng xương chậu, tử cung, các cơ quan bên trong cơ thể của người mẹ và quá trình phát triển của trẻ sơ sinh.
1. Kiểm tra tình trạng phục hồi của vết thương
Cho dù các mẹ sinh mổ hay sinh thường, sau khi sinh con vẫn có khả năng đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng vết thương, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến xuất huyết.
Thông qua tái khám sau sinh, các mẹ có thể biết chính xác tình trạng phục hồi của vết rạch tầng sinh môn, hoặc vết rạch ổ bụng khi sinh mổ.
Các mẹ sinh thường có vết rạch tầng sinh môn phục hồi không tốt, cộng thêm việc không đến bệnh viện tái khám và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình huống xấu là nhiễm trùng vết thương, xuất huyết, thậm chí bị sốc. Đây là điều các mẹ sinh thường cần chú ý và nên tái khám để tránh tình huống xấu xảy ra.
Trong giai đoạn ở cữ, nếu vết thương xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, chẳng hạn sưng tấy, đau đớn, có dịch chảy ra thì các mẹ cần đến bệnh viện khám và điều trị.
2. Kiểm tra tình trạng phục hồi của tử cung
Toàn bộ tử cung của người mẹ sẽ phình to khoảng 1000 lần, bên trong tử cung của người mẹ từng chứa thai nhi sẽ xuất hiện một vài vết sẹo.
Sau quá trình thụ thai, niêm mạc tử cung trở nên mềm và phát triển lớn hơn, cổ tử cung sẽ rất dày, lưu lượng máu đổ về khiến cổ tử cung phình to, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình phát triển của thai nhi.
Tử cung của người mẹ trước khi sinh
Trong giai đoạn phát triển của thai kỳ, bên trong tử cung của mẹ sẽ chứa thai nhi, dây rốn, nước ối.
Đến giai đoạn sắp sinh, niêm mạc của thai nhi, dây rốn giống như một lớp da mỏng xốp sẽ được đào thải ra ngoài. Những tàn dư sót lại bên trong tử cung sẽ bong ra, chết đi hoặc biến tính tạo thành nguy cơ đối với sức khỏe của người mẹ.
Video đang HOT
Khoảng thời gian 6 tuần là quá trình hồi phục mới của niêm mạc tử cung. Nếu quá trình phục hồi không tốt sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết.
Tái khám sau sinh sẽ căn cứ vào kết quả siêu âm ổ bụng để phán đoán tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng có phục hồi về nguyên trạng hay không. Tiến hành kiểm tra phụ khoa đáy chậu, dịch tiết ra âm đạo tử cung liệu có xuất hiện dấu hiệu bất thường hay không.
Nếu các mẹ không đến bệnh viện tái khám và bỏ lỡ khoảng thời gian vàng điều trị sau sinh sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.
3. Các mẹ sau sinh có thể xuất hiện tình trạng sa tử cung
Tử cung của người mẹ sau khi sinh
Cho dù các mẹ sinh thường hay sinh mổ, trong thời gian mang thai, tử cung sẽ không ngừng giãn nở. Đến quá trình sinh đẻ, các nhóm cơ ở xương chậu, âm đạo, dây chằng tử cung và cơ ở xương mu sẽ bị chèn ép và kéo căng trong khoảng thời gian dài, khiến các cơ ở đáy chậu và dây chằng tổn thương tùy theo nhiều mức độ.
Bởi vậy, các mẹ sau sinh thường xuất hiện tình trạng són tiểu, sa tử cung, tổn thương chức năng đáy chậu, đau lưng, đau nhức vùng xương mu.
Thông qua lần tái khám định kỳ, bác sĩ có thể đánh giá mức độ tổn thương của đáy chậu, phán đoán khả năng phục hồi và đưa ra lời khuyên thích hợp cho các mẹ.
Có nhiều mẹ nghĩ rằng tái khám sau sinh là điều không cần thiết, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng sau sinh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
4. Tiến hành sàng lọc biến chứng
Nhiều mẹ sau sinh xuất hiện tình trạng tăng cân không kiểm soát, thiếu máu, viêm tuyến vú, nứt núm vú, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Thông qua tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra, tiến hành điều trị, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm tác động xấu đến sức khỏe người mẹ.
5. Kiểm tra sức khỏe của trẻ sơ sinh
Thông qua lần tái khám định kỳ, ngoài kiểm tra sức khỏe của người mẹ, trẻ cũng được bác sĩ kiểm tra các thông số để đánh giá quá trình phát triển. Chẳng hạn chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu, số lần tiểu tiện, chế độ ăn uống, chất lượng giấc ngủ của trẻ.
6. Các mẹ có thể tái khám muộn, nhưng không nên đi sớm
Nhiều mẹ thường phân vân: “Giai đoạn ở cữ chỉ kéo dài khoảng 1 tháng, tại sao phải đợi 42 ngày sau sinh mới tiến hành tái khám? Tái khám muộn hơn có sao không?”.
Nhiều mẹ nghĩ rằng thời gian ở cữ chỉ cần vỏn vẹn 1 tháng là đủ, nhưng điều này không đúng. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian ở cữ có thể kéo dài khoảng 6 tuần, đặc biệt là các mẹ sau sinh có tình trạng xuất huyết kéo dài.
42 ngày là thời gian tiêu chuẩn phục hồi sau khi sinh cho đến khi bộ phận sinh dục khôi phục lại trạng thái bình thường. Trước 42 ngày, cơ thể người mẹ vẫn chưa phục hồi tốt, nếu các mẹ tái khám sớm, bác sĩ sẽ không thể đưa ra chẩn đoán chính xác.
Các mẹ có thể tái khám muộn hơn sau 42 ngày, nhưng không nên trễ quá 56 ngày. Bởi nếu các mẹ tái khám trễ, bác sĩ sẽ không thể kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh, không thể phán đoán tử cung xuất huyết kéo dài hoặc xảy ra tình trạng bất thường ở cơ thể người mẹ.
Theo Toutiao
Vượt lên số phận với căn bệnh khiến nhiều chị em khó có con, bà mẹ trẻ này vẫn thụ thai tự nhiên và sinh thường bé trai thành công ngoài mong đợi
Mặc dù mắc căn bệnh khiến cho cơ hội mang thai giảm đáng kể, nhưng người phụ nữ này sau khi thụ tinh nhân tạo bé gái đầu đã mang thai tự nhiên em bé thứ hai, thậm chí chuyển dạ và tự sinh thường thành công một cách kì diệu.
Đối với người phụ nữ, ai cũng luôn mong mình sẽ thực hiện được thiên chức cao cả nhất đó là mang thai và sinh con. Thế nhưng mỗi người mẹ lại có một câu chuyện riêng về hành trình đầy gian nan ấy. Có người mang thai và sinh con khá dễ dàng, nhưng cũng có rất nhiều bà mẹ vì mang trong mình bệnh tật nên khả năng sinh sản bị hạn chế hoặc không còn. Chị Audrey Feldkamp đến từ bang Texas, Mỹ là một trong những trường hợp như vậy. Chị gần như chấp nhận số phận khi phát hiện đang mang trong mình căn bệnh buồng trứng đa nang, khiến cho cơ hội có con của chị vô cùng thấp. Nhưng vượt lên bệnh tật, chị đã mang thai tự nhiên sau lần đầu thụ tinh nhân tạo và sinh thường thành công ngoài mong đợi.
Audrey chia sẻ về hành trình mang thai và sinh con của mình một cách đầy tự hào và hạnh phúc: "Sau khi tôi phát hiện mắc buồng trứng đa nang, vợ chồng tôi phải nhờ sự can thiệp của y học thì mới có thể mang thai và sinh bé gái đầu lòng. Nhưng thật bất ngờ, sau hơn 2 năm tôi lại có thai một cách tự nhiên mà không cần nhờ đến bác sĩ. Tôi không hề chuẩn bị tâm lý và trong đầu cũng không bao giờ nghĩ mình có thể mang thai tự nhiên với căn bệnh buồng trứng đa nang này. Gia đình tôi thực sự bất ngờ, niềm hạnh phúc trọn vẹn với 2 thành viên nhí là tất cả những gì vợ chồng tôi luôn ao ước".
Khi mang thai 30 tuần, Audrey cùng gia đình chuyển đến Texas và với một người đang mang thai, điều này quả không hề đơn giản. Nhưng thật may, lần mang thai thứ 2 này lại trôi qua khá suôn sẻ. Khi thai 41 tuần 2 ngày thì Audrey mới bắt đầu chuyển dạ, cô khá vất vả trong nhiều giờ đồng hồ để chờ đợi con trai chào đời. Mặc dù lần sinh trước Audrey không vất vả như vậy, cô chỉ đau bụng vài tiếng ở nhà và khi đến bệnh viện, cổ tử cung mở 9 phân và cô sinh bé gái nhanh chóng. Nhưng lần sinh con thứ 2 này, các cơn co thắt chỉ kéo dài khoảng 30 giây và cổ tử cung mở khá chậm.
Audrey hạnh phúc kể lại giây phút đón con trai: "Chỉ sau khi nữ hộ sinh đề nghị tôi vào nhà vệ sinh và đi tiểu thì tôi cảm giác có một cơn co thắt rất mạnh, tôi dùng hết sức rồi rặn, đầu em bé bắt đầu chui ra ngoài. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và hạnh phúc vô cùng. Với sự giúp đỡ của hộ sinh, cuối cùng con trai tôi cũng chào đời, bé nặng 3,8kg và nặng hơn chị gái những 1kg". Audrey cho biết cô có xu hướng ra máu nhiều trong quá trình sinh con, nên khi phải vật lộn với những cơn co thắt mà vẫn chưa thể sinh bé, Audrey đã bắt đầu tỏ ra lo lắng. May mắn là mọi chuyện cũng đã qua, cả Audrey và bé James, con trai mới sinh của cô đều được về nhà chỉ sau 4 tiếng sinh thường, ngay tại trong toilet bệnh viện.
Những thông tin về hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng đặc trưng của sự mất cân bằng nội tiết tố, u nang buồng trứng, hoặc rối loạn chức năng buồng trứng ở người phụ nữ. Mặc dù có nhiều trứng trong 1 chu kỳ nhưng hội chứng này khiến trứng không thể lớn, trưởng thành và rụng như bình thường nên trứng không thể thụ tinh thành công với tinh trùng, dẫn tới tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
Buồng trứng đa nang gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ (Ảnh minh họa)
Hiện nay các bác sĩ cũng chưa thể khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây bệnh là gì, nhưng nếu có chị gái hoặc mẹ cũng mắc bệnh thì người phụ nữ cũng sẽ có khả năng cao. Ngoài ra, bệnh có thể liên quan đến các rối loạn khiến cơ thể sản xuất quá nhiều insulin, gây ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng và thụ tinh.
Những biểu hiện thường gặp khi mắc hội chứng này đó là:
- Những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như chu kì kinh quá dài, không có kinh nguyệt, ra máu bất thường giữa chu kỳ...
- Lượng hormone sinh dục nam tăng cao khiến cho người phụ nữ có ria mép xuất hiện, da nhờn, có mụn trứng cá, tóc có gàu, rụng tóc
- Khi mắc bệnh, nội tiết tố androgen tăngcao làm cho mỡ dễ dàng bị tích tụ quanh eo và khiến cơ thể bạn bị béo phì, vòng 2 phình ra nhanh chóng.
Mẹ vẫn có thể mang thai tự nhiên và sinh con bình thường khi mắc hội chứng PCOS (Ảnh minh họa)
Khi siêu âm, bác sĩ sẽ phát hiện các nang trong buồng trứng và lên phác đồ điều trị phù hợp để không ảnh hưởng tới chức năng sinh sản cũng như biến chứng nguy hiểm về sau. Hội chứng buồng trứng đa nangcó thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.Tuy nhiên khi phát hiện mắc hội chứng PCOS, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi trên thực tế, rất nhiều phụ nữ vẫn có thể mang thai tự nhiên và sinh con như bình thường. Điều quan trọng vẫn là việc chuẩn đoán sớm bệnh để được điều trị đúng cách.
Nguồn: Cafemom, Webmd
Hy hữu: Bé gái sinh thường với dây rốn quấn cổ 5 vòng Ngày 24/4, Bệnh viện Từ Dũ thông tin về ca sinh thường hy hữu khi em bé được sinh với dây rốn quấn cổ 5 vòng. Bé gái chào đời với 5 vòng dây rốn quấn cổ Sản phụ (29 tuổi, quê Bình Dương) sinh em bé gái nặng 3,1 kg, là con rạ vào chiều 20/4. Trước sinh, qua siêu âm, các...