40Gbps – kỷ lục tốc độ Wi-Fi mới
Viện nghiên cứu Fraunhofer chuyên về ứng dụng vật lý thể rắn (Fraunhofer Institute for Applied Solid State Physics) cùng với Viên nghiên cứu công nghệ Karlsruhe (Karlsruhe Institute for Technology – KIT) vừa đạt kỷ lục thê giới mới với tốc độ truyền tải dữ liệu Wi-Fi 40Gbps tần số 240GHz ở khoảng cách 1km. Các chip phát và nhận tín hiệu tích hợp các tranzito electron độ linh động cao kích cỡ 4mm x 1.5mm.
Các chip phát/nhận tín hiệu kích cỡ 4mm x 1.5mm
Với tốc độ nhanh như vầy, một DVD có thể được truyền tải trên dưới một giây. Kỷ lục tốc độ Wi-Fi này hứa hẹn những ứng dụng thực tiễn rất lớn, vượt qua giới hạn của cáp quang và các cản trở vật lý trong quá trình truyền tải dữ liệu. Nhóm nghiên cứu cho biết “Sử dụng băng tần cao 200 – 280 GHz cho phép truyền một lượng dữ liệu lớn đáng kể. Bên cạnh đó, không khí ít bị loãng ở băng tần này, làm cho các kết nối radio định hướng băng thông rộng dễ dàng hơn”. Các chip phát/nhận tín hiệu cực nhỏ (4mm x 1.5mm) dễ dàng tích hợp vào nhiều thiết bị và tránh được ảnh hưởng từ yếu tố thiên nhiên như mưa và gió… Với một dự án đầy khả thi, các nhà nghiên cứu có tham vọng lớn hơn: mở rộng phạm vi bao phủ của sóng với các điều khiển phức tạp và tích hợp nhiều kênh truyền tải.
Video đang HOT
Hình ảnh một “súng phát tín hiệu Internet” trên cao ốc
Theo GenK
Doanh nghiệp viễn thông "nhòm ngó" băng tần của S-Fone
Trong bộn bề gian khó, S-Fone vẫn gồng mình tìm hướng đi cho cuộc chiến trụ hạng trên thị trường di động Việt Nam. Thế nhưng, đã có doanh nghiệp viễn thông nhòm ngó đến băng tần đẹp mà S-Fone đang nắm trong tay.
Cuối cùng, năm 2010 SK Telecom cũng đã tuyên bố rút khỏi dự án S-Fone và đặt SPT vào cảnh lặn lội đi tìm đối tác mới để chống lưng cho mạng S-Fone. SK Telecom tuyên bố rút lui khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh với SPT trong bối cảnh hàng loạt mạng di động ở Việt Nam và thế giới cũng tuyên bố khai tử công nghệ này. Trên thực tế, thiết bị đầu cuối là vấn đề đau đầu nhất cho các mạng CDMA ở Việt Nam bởi chủng loại ít và giá đắt nên gần như không thể xã hội hóa việc bán máy cho khách hàng.
Sau đó, SaigonTel đã mua cổ phần của SPT và tham gia HĐQT của công ty, đồng thời có nhiệm vụ tìm kiếm đối tác cả trong và ngoài nước để đầu tư vào mạng S-Fone. Thế nhưng, SaigonTel không đủ sức lấp khoảng trống sau khi SK Telecom rút lui khỏi dự án S-Fone. Không thể phủ nhận trong bức tranh kinh tế chung của Việt Nam, SaigonTel là một "đại gia". Nhưng trong viễn thông thì thương hiệu này lại "không có tuổi".
Trong bối cảnh đó, S-Fone đã "lặn lội thân cò" đi tìm đối tác đầu tư. Sau khoảng thời gian không hề ngắn, nhưng những thông tin về đối tác nào sẽ đầu tư vào mạng S-Fone xem ra vẫn là câu chuyện khi "trà dư tửu hậu" mà không có một bản hợp tác chính thức được công bố. Khó khăn chồng lên khó khăn vẫn là tình cảnh của S-Fone hiện nay.
S-Fone đang nỗ lực trụ hạng trên thị trường di động.
Hiện S-Fone vẫn miệt mài tìm đường đi cho cuộc chiến trụ hạng trên thị trường di động. Đầu năm 2012, SPT đã xác lập một kế hoạch mang tính cách mạng là "thay máu" công nghệ cho mạng S-Fone. Theo đó, SPT sẽ khai tử công nghệ CDMA để chuyển sang công nghệ HSPA (3G) với băng tần 850 MHz. Tuy nhiên, cuộc thay máu công nghệ sẽ vô cùng tốn kém bởi S-Fone phải thay thế gần như toàn bộ mạng vô tuyến và chỉ tận dụng được một số bộ phận cơ bản như truyền dẫn, nhà trạm... Ngoài việc đầu tư mạng 3G mới, S-Fone còn phải thay máy điện thoại cho khách hàng. Giới chuyên môn nhận định đây là cuộc chơi tiêu tốn tới vài trăm triệu USD và nhanh nhất phải đến năm 2013, S-Fone mới giải quyết xong vấn đề này. Và như vậy, cần có một đối tác hùng mạnh về tài chính để bơm tiền vực dậy mạng S-Fone. Nhưng ngặt nỗi, thị trường di động Việt Nam quá khắc nghiệt. Những tham vọng kiếm tiền từ thị trường Việt Nam nhiều tiềm năng đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều đại đại gia viễn thông hàng đầu thế giới. Vimpelcom đã phải "bỏ của chạy lấy người" khi buộc phải cắn răng bán rẻ cổ phần trong mạng Beeline Việt Nam chỉ lấy có 45 triệu USD. Hutchison và đối tác Hanoi Telecom vận hành mạng Vietnamobile trong nhiều nỗi lo nơm nớp.
Trao đổi với Báo Bưu điện Việt Nam ngày 14/7/2012, đại diện truyền thông của S-Fone dè dặt thông tin rằng S-Fone vẫn đang trong quá trình đàm phán để tìm đối tác. Trong khi giới chuyên môn biết tỏng rằng câu chuyện này quá khó cho S-Fone.
Lãnh đạo một tập đoàn viễn thông lớn của Việt Nam than phiền về khoản nợ cước kết nối mà S-Fone gần như không có khả năng chi trả. "Chúng tôi đã cắt bớt số kênh kết nối theo hợp đồng với mạng S-Fone, nhưng cũng chẳng thấy mạng này phản ứng gì", vị lãnh đạo này nói.
Một nguồn tin cho Báo Bưu điện Việt Nam hay là đã có doanh nghiệp viễn thông đang "nhòm ngó" băng tần mà S-Fone đang có. Cõ lẽ doanh nghiệp này đã tiên liệu trước điều gì đó. Viễn thông vốn dĩ là lĩnh vực của nhiều toan tính. Giới chuyên môn thừa nhận, băng tần của S-Fone được cấp thuộc loại tốt nhất hiện nay và nó sẽ tạo lợi thế cho nhà mạng nào sở hữu nó.
Theo VNE
Người dùng sẽ hưởng lợi khi quy hoạch hài hòa tần số Việc quy hoạch tần số hợp lý sẽ giúp các nhà mạng có thể triển khai mạng lưới một cách rộng khắp mà vẫn tiết kiệm chi phí. Theo các chuyên gia về tần số, việc thống nhất và quy hoạch hài hòa, hợp lý tần số vô tuyến băng rộng giữa các quốc gia sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm, giảm giá...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google phát triển trợ lý AI Gemini phiên bản cho trẻ em

Liệu Apple Watch có ảnh hưởng đến thời lượng pin của iPhone

Vì sao sạc nhanh được quan tâm hơn dung lượng pin?

One UI 7 đang khiến nhiều thiết bị Galaxy hao pin nghiêm trọng

Samsung sẽ đưa chip Exynos lên dòng Galaxy S26?

Sanmina tối ưu hóa hoạt động sản xuất tại Malaysia bằng công nghệ Zebra

Google vô tình tiết lộ tương lai của thiết kế Android

Kế hoạch táo bạo đưa trung tâm dữ liệu lên không gian của cựu CEO Google

Thảm họa Galaxy Note 7 của Samsung trong lịch sử smartphone

iPhone 16 có thể dùng được trong bao lâu?

Công nghệ màn hình có thể thay đổi cuộc chơi cho smartphone

4 chiêu thức lừa đảo qua mã QR người dân cần cảnh giác
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?
Sao việt
23:37:40 07/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
23:24:34 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Sử dụng lòng lợn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không đúng cách
Sức khỏe
23:01:31 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025