400.000 liều vaccine Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam đã về tới TP.HCM
Việc tiếp nhận vaccine phòng COVID-19 từ Chính phủ và nhân dân Nhật Bản lần này là hết sức kịp thời, góp phần giúp Việt Nam ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Vaccine phòng COVID-19 do Nhật Bản dành tặng Việt Nam. (Ảnh: T.G/Vietnam )
Sáng 2/7, chuyến bay chở 400.000 liều vaccine trong tổng số 1 triệu liều mà Nhật Bản tặng thêm Việt Nam phòng chống dịch COVID-19 đã hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất.
1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 mà Chính phủ Nhật Bản dành tặng Việt Nam công bố hôm 25/6 được chuyển đến Việt Nam chia thành 2 đợt.
Đợt 1 là 400.000 liều vaccine được Hãng All Nippon Airways vận chuyển đã về đến Thành phố Hồ Chí Minh vào rạng sáng 2/7. Đợt 2 với số lượng còn lại sẽ tiếp tục được vận chuyển vào ngày 8/7.
Trước đó, vào ngày 16/6, Nhật Bản đã viện trợ Việt Nam gần 1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca. Vaccine có tên VAEVRIA Intramuscular Injection (tên khác: Covid-19 Vaccine AstraZeneca Injection ), dung dịch tiêm bắp, 1 lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5 ml.
Video đang HOT
Như vậy, tính chung với lô vaccine 1 triệu liều đã về Việt Nam ngày 16/6, tổng cộng Nhật Bản dành tặng Việt Nam 2 triệu liều vaccine, đều nhãn hiệu AstraZeneca sản xuất tại Nhật.
Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á được Chính phủ Nhật Bản viện trợ vaccine COVID-19.
Món quà quý giá này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp của Chính phủ và Nhân dân Nhật Bản với Chính phủ và Nhân dân Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp và khan hiếm nguồn cung vaccine trên toàn thế giới.
Việc tiếp nhận vaccine phòng COVID-19 từ Chính phủ và nhân dân Nhật Bản lần này là hết sức kịp thời góp phần giúp Việt Nam ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Việt Nam đang bước vào thực hiện chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn toàn quốc với sự tham gia của nhiều bộ, ngành. Bộ Y tế xác định trong đợt tiêm chủng quy mô này, an toàn tiêm chủng là vấn đề đặc biệt quan tâm.
Những người được ưu tiên về nước bằng chuyến bay giải cứu
Người cao tuổi, ốm yếu, trẻ em, hết hạn lao động và học tập... sẽ được ưu tiên về nước trên các chuyến bay giải cứu.
"Khi về nước họ sẽ cách ly tại cơ sở do quân đội quản lý hoặc cơ sở lưu trú do địa phương chỉ định", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, chiều 2/12.
Giải thích chủ trương tạm dừng các chuyến bay thương mại từ nước ngoài, ông Dũng nói Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Chính phủ vẫn cho phép các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp nước ngoài và người thân nhập cảnh Việt Nam để đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, những người này sẽ được cách ly tại những nơi ngoài Hà Nội để đảm bảo an toàn cho các sự kiện lớn của đất nước sắp tới. Việc xét nghiệm, kiểm soát phải chặt chẽ, tránh để lây nhiễm cộng đồng làm mất đi thành quả chống dịch thời gian qua.
Hiện, người Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu về nước rất lớn. Khi xảy ra ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở TP HCM vừa qua, Thủ tướng chỉ đạo việc đón người Việt Nam ở nước ngoài về phải trong khả năng của các sơ sở cách ly, đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh. Người có nhu cầu về nước đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xem xét cụ thể. Mỗi tháng vẫn có 10 chuyến bay giải cứu.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: Đình Trung
Hôm nay, Cục Hàng không Việt Nam tạm dừng tổ chức 33 chuyến bay thương mại mỗi tuần đưa công dân từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan trở về nước. Các chuyến bay này mới được Cục Hàng không Việt Nam gửi Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao lấy ý kiến, chưa được cấp phép bay. Khi được cấp phép bay, các hãng mới bán vé cho hành khách muốn về nước dưới dạng combo (vé máy bay và chi phí cách ly tại khách sạn).
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nói các chuyến bay thương mại bị tạm dừng là các chuyến bay được thuê, người đi phải trả trọn gói toàn bộ chi phí.
"Nhu cầu đưa công dân về nước và chuyên gia, doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao nhập cảnh là cần thiết. Nếu địa phương khẳng định đủ năng lực cách ly thì những chuyến bay này mới được thực hiện", ông Đông nói.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, ước tính công dân Việt Nam tại Nhật Bản muốn về nước là 30.000; tại Hàn Quốc là 15.000; tại Đài Loan là 15.000. Để đưa số hành khách này về nước cần tổ chức 33 chuyến bay mỗi tuần và kéo dài trong 10 tuần.
Từ đầu tháng 4, Việt Nam dừng toàn bộ đường bay thương mại với các nước. Các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam được thực hiện theo sự cho phép của cơ quan chức năng, hành khách là công dân có hoàn cảnh khó khăn, chuyên gia, doanh nhân, lao động kỹ thuật cao... và đều được cách ly phòng dịch tại các cơ sở quân đội.
Trong tháng 9, Chính phủ cho phép ngành hàng không nối lại chuyến bay thương mại đến 6 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, các hãng chỉ được đón khách một chiều từ Việt Nam đi, chưa đón khách chiều ngược lại do chưa có quy trình kiểm soát dịch với người nhập cảnh. Cục Hàng không Việt Nam đã thí điểm hai chuyến bay thương mại quốc tế từ Hàn Quốc để đưa ra quy trình kiểm soát dịch.
Ngày 1/12, do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo dừng các chuyến bay thương mại đón khách về Việt Nam, chỉ thực hiện chuyến bay giải cứu những người khó khăn, thực sự cần thiết. Chính phủ sẽ xem xét mở lại đường bay thương mại từ nước ngoài vào dịp thích hợp.
Đường lây nhiễm 4 ca Covid-19 ở TP HCM "Bệnh nhân 1342", tiếp viên hàng không từ Nhật Bản về, nhiễm nCoV tại khu cách ly, trực tiếp lây cho "bệnh nhân 1347", gián tiếp lây cho 1348, 1349.