40.000 người ở Anh có thể chết vì nCoV
Anh được c ảnh báo 40.000 người có thể chết vì nCoV khi thêm 847 người chết hôm nay, nâng tổng số ca tử vong lên 14.576, trong gần 110.000 ca nhiễm.
Bộ Y tế Anh hiện ghi nhận 108.692 trường hợp dương tính với nCoV, tăng 5.599 ca trong 24 giờ qua. Mức tăng ca nhiễm mới hàng ngày hôm nay cao hơn so với 4.617 trường hợp một ngày trước đó.
Với hơn 14.500 người chết, Anh tiếp tục là vùng dịch chết chóc thứ năm trên thế giới, sau Mỹ, Italy, Tây Ban Nha và Pháp.
Giáo sư Anthony Costello tại viện Sức khỏe Toàn cầu UCL, London, cảnh báo chính phủ đã ứng phó với Covid-19 quá chậm chạp và hơn 40.000 người nước này có thể chết do nCoV.
“Chúng ta phải đối mặt với thực tế rằng chúng ta đã hành động quá muộn. Có thể 40.000 người sẽ chết trước khi điều này kết thúc”, Costello nói.
Ông cho biết Anh cần tiến hành xét nghiệm nCoV diện rộng và xây dựng các hệ thống phù hợp để đối phó với đợt bùng phát mạnh mẽ hơn của đại dịch. Tuy nhiên, các bộ trưởng Anh liên tục bảo vệ những biện pháp ứng phó Covid-19, cho biết họ đã hành động dựa theo lời khuyên khoa học và luôn phản ứng nhanh chóng.
Video đang HOT
Nhân viên y tế Anh đưa một bệnh nhân tới bệnh viện đại học Aintree, Liverpool, hôm 16/4. Ảnh: Reuters.
Thống kê ca tử vong tại Anh chỉ tính những trường hợp chết trong bệnh viện. Số liệu thực tế có thể cao hơn nhiều vì nhiều người chết tại nhà và viện dưỡng lão. Chính phủ Anh đang đối mặt với áp lực gộp số ca tử vong trong các viện dưỡng lão vào tổng số người chết.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab, người thay thế Thủ tướng Boris Johnson trong khi ông đang hồi phục sau khi nhiễm nCoV, hồi đầu tuần nói rằng ông không dự kiến thay đổi các hạn chế hiện nay.
Anh phong tỏa toàn quốc từ 23/3. Người dân chỉ được rời nhà để mua nhu yếu phẩm, tập thể dục một lần mỗi ngày, khám sức khỏe hoặc đi làm nếu đảm nhiệm những công việc đặc biệt quan trọng. Trường học, cơ sở giải trí, phòng gym, địa điểm tôn giáo và cửa hàng không bán nhu yếu phẩm phải đóng cửa.
Ngọc Ánh
Anh từng cố kéo Nga gia nhập NATO: Điều bất khả thi
Bộ Quốc phòng Anh năm 1995 đề xuất biến Nga trở thành thành viên liên kết của NATO, song kế hoạch này đã đổ bể.
Mới đây, tờ The Guardian (Anh) đã viết về sự kiện, năm 1995, Bộ Quốc phòng Anh đã đề xuất biến Nga trở thành thành viên liên kết của NATO. Tài liệu mật về sự kiện này mới được công bố.
Tờ báo cho biết, Malcolm Rifkind, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Anh thời điểm đó đã đề xuất tạo ra một dạng liên kết mới trong NATO.
Những thành viên thuộc liên kết (trong đó có Nga) sẽ tham gia vào các hoạt động an ninh tập thể, song không được tham gia các cuộc họp ở trụ sở của NATO, không được phép phủ quyết các quyết định của tổ chức này.
Kế hoạch của ông Rifkind được soạn thảo rất chi tiết, cẩn trọng, song ý tưởng này không nhận được sự ủng hộ của các thành viên chủ chốt trong NATO (tiêu biểu là Mỹ).
Thực tế, Moscow ít nhất 3 lần đề nghị gia nhập NATO, song không lần nào lời đề nghị đó được triển khai trên thực tế.
Gần đây nhất, năm 2017, chia sẻ với đạo diễn người Mỹ Oliver Stone trong series chương trình truyền hình đình đám "The Putin Interviews", Tổng thống Putin nói rằng trong cuộc gặp cuối cùng với cựu Tổng thống Bill Clinton tại Moscow năm 2000, ông từng đề xuất ý tưởng Nga gia nhập NATO.
"Chúng ta nên xem xét ý tưởng để Nga gia nhập NATO", ông Putin nhắc lại lời đề nghị tới ông Clinton. Tổng thống Mỹ lập tức nói: "Tại sao không?", ông Putin nhớ lại. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga nói rằng, dù Clinton trả lời dứt khoát, song phái đoàn của Mỹ lại tỏ ra vô cùng lo lắng.
"Ông đã nộp đơn xin gia nhập (NATO) chứ?", đạo diễn Stone hỏi. Tổng thống Nga Putin không trả lời mà chỉ cười. "Ngày nay, NATO thực chất là một công cụ chính sách ngoại giao của Mỹ. Nó không có tính chất đồng minh, chỉ là chư hầu", ông Putin nói với đạo diễn Stone.
Thông qua đoạn hội thoại giữa ông Putin với đạo diễn Stone, có thể thấy rằng Tổng thống Nga hiểu rõ Nga sẽ không thể gia nhập NATO, chừng nào Mỹ còn là thành viên của tổ chức này.
Nói cách khác, việc Nga gia nhập NATO là bất khả thi. Mỹ đã mất rất nhiều công sức, tâm huyết để gây dựng lên con "ngáo ộp Nga" ở trong lòng nước Mỹ và cả NATO.
Từ đó, Washington kéo những nước thành viên vào một liên minh nhằm chống lại cái gọi là "mối đe dọa từ phía đông" và bản thân Mỹ là hạt nhân điều khiển, chi phối tất cả.
Một khi Nga gia nhập NATO thì con ngáo ộp ấy sẽ không còn tồn tại. Không còn đối đầu Đông - Tây thì Mỹ sẽ không còn lý do gì để trói buộc đồng minh của mình. Do đó, Washington sẽ không bao giờ chấp nhận Nga có mối liên hệ với NATO, bất kể dưới hình thức nào.
Thái Sơn
Teho baodatviet.vn
Johnson: Hãy hoàn thành Brexit trong năm 2020 và chấm dứt sự chia rẽ Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng ông sẽ hàn gắn lại đất nước đang bị chia rẽ trong năm 2020 này khi Anh rời EU, đồng thời nói với người dân rằng hãy chuẩn bị "cho một năm tuyệt vời và một thập kỷ đầy dấu ấn" Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Reuters Sau khi giành được thắng lợi cần thiết...