40.000 du khách được phục vụ cơm chay miễn phí
Ngay từ sang sớm, hang vạn du khach, phật tử đa co mặt tại đây để tham dự cac hoạt đông của Đại lễ Vesak 2014.
Mặc du đa bố tri lực lượng an ninh phân luồng đảm bảo trật tự giao thông, nhưng cảnh un tắc không thể tranh khỏi trước cửa chua Bai Đinh, Ninh Binh – nơi đang diễn ra Đại lễ Vesak LHQ 2014.
“Tắc xe điện” xung quanh con đường tiến vao chua Bai Đinh
Lượng du khach về Ninh Binh khá lớn
Trong buổi sang, ngoai cac hoạt động diễn ra tại Hội trường chinh, Đại lễ Vesak cũng tổ chức Nghi lễ tắm Phật, thả bong bay, chim bồ câu. 2.558 quả bong bay tượng trưng cho năm Phật lịch va 258 chim bồ đa được thả lên bầu trời, cầu hoa binh cho chung sinh, an vui lợi lạc.
Video đang HOT
Cac Chư tăng thực hiện nghi lễ tắm Phật…
…với sự tham gia của du khach thập phương
Ngoai tiệc buffet chiêu đai 4.000 đại biểu, BTC cũng tổ chức phục vụ cơm chay miễn phi phục vụ cho 40.000 khach thập phương. Cac suât cơm hộp, hoa quả trang miệng, nước uống, khăn lạnh… đều được chuẩn bị chu đao để phục vụ tất cả cac du khach đến chua Bai Đinh.
Cơm chay miễn phi phục vụ cho du khach
Cac tăng ni Phật tử quốc tế thưởng thức bữa cơm trưa trong không gian chua Bai Đinh
9 đội cấp cứu lưu động trực Đại lễ
Tiểu ban Y tế của Đại lễ Phật đản 2014 đa chuẩn bị đầy đủ cac phương tiện, thiết bị y tế, cac loại thuốc, đồng thời thiết lập 9 đội cấp cứu lưu động tuc trực ngay đêm tại khu vực chua Bai Đinh, khu sinh thai Trang An… Ngoai ra, cac bệnh viên, cơ sở y tế của tỉnh Ninh Binh, cac bệnh viện Trung ương gồm bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Hữu nghị, bệnh viện E cũng tham gia phục vụ Đại lễ từ ngay 6 đến 12-5.
Theo ANTD
Tết Chôl Chnăm Thmây giữa Thủ đô
Hòa cùng không khí đón mừng Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam Bộ, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tưng bừng tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây. Đây là một hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức nhân dịp 5 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" (19-4-2009/19-4-2014) diễn ra trong 5 ngày từ 15 đến 20-4.
Lễ nhiễu Phật 3 vòng quanh chính điện do đại đức Thích Kim Tuệ, trụ trì chùa Khmer dẫn đầu
Cầu bình an cho năm mới
Đến dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ Anh Tuấn, chức sắc Giáo hội Phật giáo, tăng ni Phật tử, đại diện đại sứ các nước Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Lào cùng đông đảo du khách cả nước. Quần thể chùa Khmer - ngôi chùa Phật giáo Nam tông đầu tiên xây dựng tại Hà Nội được trang hoàng lộng lẫy trong lần đầu tiên tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây - một ngày lễ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đồng bào Khmer Nam bộ. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, theo tiếng Khmer có nghĩa là "Vào năm mới" là Tết lớn nhất của người Khmer được tổ chức trong 3 ngày giữa tháng 4 dương lịch (vào đầu tháng Chét). Trong suốt 2 ngày trước Tết, các hoạt động nhằm chuẩn bị và đón Tết Chôl Chnăm Thmây đã được tiến hành cẩn thận và chu đáo theo đúng phong tục, tín ngưỡng của người Khmer.
Các nghi thức quan trọng đã được tổ chức dưới sự điều hành và tham gia của đại đức Thích Kim Tuệ, trụ trì chùa Khmer, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam cùng 6 vị sư trụ trì, trụ xứ một số ngôi chùa tại Hà Nội, Bắc Ninh và TP.HCM. Sau khi nghe kinh cầu an, Phật tử theo chân các vị chư tăng làm Lễ nhiễu Phật 3 vòng xung quanh ngôi chính điện và thực hiện nghi thức tắm Phật. Tượng Phật được tắm bằng nước có ướp hương thơm, thứ nước này sau đó được người dân xức lên đầu nhằm gột rửa những bụi bặm của năm cũ, cầu mong an lành, hạnh phúc cho năm mới. Cũng tại buổi lễ đã diễn ra nghi thức như lễ Hòa bình - phóng sinh, đặt bát Chư Tăng, Chư Tăng Thọ trai - dâng thức ăn chay lên các chư tăng... với sự tham dự của đông đảo Phật tử cũng như du khách.
Không gian văn hóa ẩm thực các dân tộc Việt Nam
Điểm nhấn trong các hoạt động thường niên
Bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Ban tổ chức cũng đã giới thiệu một không gian ẩm thực tiêu biểu của ba miền Bắc - Trung - Nam, trong đó điểm nhấn là ẩm thực các dân tộc Thái, Mường, Mông, Kinh, Hoa, Khmer... Trong những ngày tiếp theo, tại không gian Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng sẽ diễn ra các show trình diễn, giới thiệu quy trình chế biến, lịch sử, nguyên liệu truyền thống của các món ăn như thắng cố - món ăn đặc trưng của người Mông hay các món bánh gừng, bánh thốt nốt, bánh dứa đặc trưng của người Khmer... do chính các nghệ nhân được mời đến thực hiện.
Tết cổ truyền của đồng bào Khmer là dịp để quảng bá, giới thiệu Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam đến với du khách trong nước và quốc tế.
Theo ANTD
Nghi thức tắm Phật, cầu siêu độc đáo của người Khmer Ngày 16/4, bà con dân tộc Khmer đã đổ đến các chùa để làm lễ tắm Phật, cầu siêu, kết thúc những ngày vui Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay. Ngày thứ ba của Tết Chol Chnam Thmay (hay gọi là Thngay Lơn-săk) cũng là ngày cuối cùng Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer. Trong ngày này, sau khi dâng...