40.000 cặp đôi thừa nhận dễ đi tới đổ vỡ vì 4 yếu tố thường thấy
Nghiên cứu chỉ ra 4 lý do chính phá vỡ mối quan hệ của bạn và người ấy. Liệu bạn có mắc phải những sai lầm tưởng chừng vô hại mà mang lại hệ lụy nặng nề này không?
Có những mối quan hệ tồn tại nhiều năm trên đời nhưng cũng có người không giữ được tình cảm ấy. Mỗi chúng ta là những cá thể độc lập và mang cá tính khác nhau, vì vậy nếu không thấu hiểu, không sẻ chia với nhau sẽ rất dễ mâu thuẫn. Mối quan hệ từ đó cũng không còn bền vững và chặt chẽ nữa.
Các nhà nghiên cứu tâm lý học và tình dục học đã dành nhiều thời gian, công sức để đưa ra các nhận định về mối quan hệ. Họ nghiên cứu các mối quan hệ trong 50 năm và nhận thấy yếu tố phá vỡ tình cảm chính là giao tiếp kém.
Trong cuốn sách “Những dự đoán ly hôn”, tiến sĩ tâm lý học John Gottman đã đưa ra 4 lý do làm bạn mất đi mối quan hệ tốt đẹp với người ấy. Dựa trên nghiên cứu 40.000 cặp đôi, tiến sĩ chỉ ra những yếu tố chung giữa họ:
1: Sự khinh thường: Thể hiện sự thiếu tôn trọng với đối phương (điển hình như việc gọi tên, cách đảo mắt hay chế giễu người ta…).
2: Sự chỉ trích: Thể hiện qua sự tấn công nhân cách/ tính cách của người khác.
3: Phòng thủ: Bảo vệ khỏi những lời chỉ trích bằng cách bào chữa hoặc đổ lỗi cho người khác.
4: Sự phá đám: Luôn phớt lờ câu chuyện của người khác, rút lui khỏi cuộc giao tiếp bằng cách tỏ ra bận rộn hoặc phá đám.
Trong 4 yếu tố này, tiến sĩ Gottman khẳng định yếu tố quan trọng nhất báo hiệu một mối quan hệ tồi tệ chính là sự khinh thường nhau.
Khinh thường đối phương là như thế nào?
Video đang HOT
Khinh thường còn tệ hại hơn là chỉ trích hay nói với đối phương những lời tiêu cực. Đó là khi một người khẳng định họ thông minh hơn, tốt hơn đối phương. Vì vậy, khi khinh thường người khác người đó sẽ cảm thấy bị xúc phạm, không được bạn tôn trọng và yêu thương.
Ví dụ như việc liên tục ngắt lời người khác khi họ đang nói chuyện. Đây chính là biểu hiện của sự khinh thường, thiếu tôn trọng. Nó giống như bạn đang nghĩ chủ đề đối phương nói rất vô vị, không đáng để lắng nghe và đóng góp ý kiến.
Nhìn chung đây là cách ứng xử sai lệch bạn nên né tránh nếu muốn bảo vệ mối quan hệ của mình.Hành vi này về lâu về dài sẽ khiến mối quan hệ tình cảm của 2 bạn đi vào bế tắc.
Làm thế nào để không khinh thường người khác
1. Xác định và chia sẻ cảm xúc tiêu cực
Thường thì khi tiêu cực, bạn dễ trút giận lên nửa kia của mình. Khi không kiềm chế được cảm xúc, bạn dễ đổ lỗi cho đối phương và tỏ sự khinh thường khi họ không làm đúng ý bạn. Thế nhưng đây là một thói xấu cần phải vứt bỏ. Nếu muốn cắt bỏ sự khinh miệt trong mối quan hệ của chính mình, bạn hãy:
Nói rõ cảm xúc của bạn: Cho đối phương biết bạn đang nghĩ gì, trải qua điều gì
Thêm yêu cầu: Nếu không hài lòng với hành động/lời nói nào của đối phương, hãy đưa ra yêu cầu để họ thay đổi
Trò chuyện với nhau, đưa ra giải pháp: Việc trò chuyện, lắng nghe cảm xúc của nhau là cần thiết
2. Rèn thói quen đánh giá cao
Khi bạn đánh giá cao ai đó nghĩa là đang nhìn vào những mặt tích cực để khen ngợi. Thay vì chỉ soi mói những điểm chưa tốt từ người đó, hãy nhìn vào mặt tích cực nhiều hơn để đánh giá. Con người chúng ta không có ai là hoàn hảo, bởi vậy tôn vinh những ưu điểm của đối phương cũng là cách giúp họ hoàn thiện hơn.
Bạn cũng nên theo dõi các biểu hiện của mình xem đã hạn chế các thói quen tiêu cực chưa. Thay đổi từng chút một sẽ giúp bạn tốt lên, trở thành người vị tha trong cảm nhận của đối phương.
5 đặc điểm của những người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc
Sự non nớt về cảm xúc là tình trạng một người chưa từ bỏ những ham muốn hoặc tưởng tượng thời thơ ấu của họ.
Những ham muốn và tưởng tượng này có liên quan đến việc họ là trung tâm của thế giới.
Mỗi người trong chúng ta là một hợp thể độc đáo, chúng ta vừa khôn ngoan vừa ngốc nghếch, vừa già dặn vừa trẻ con, và là tất cả những điều đó cùng một lúc. Tuy nhiên, mỗi đặc điểm sẽ nổi bật hơn các đặc điểm khác tại các thời điểm khác nhau.
Sự trưởng thành về cảm xúc có thể được định nghĩa là trạng thái của sức mạnh cảm xúc và sự tự chủ dẫn đến hành vi thực tế và cân bằng.
Dưới đây là 5 đặc điểm của một nguời chưa trưởng thành về mặt cảm xúc.
1. Ích kỷ
Trưởng thành là khi bạn nhận ra rằng thế giới này không xoay quanh bạn. Một em bé thì không thể hiểu được sự thật này. Đây là lý do tại sao em bé khóc đòi ăn vào lúc 2 giờ sáng và không quan tâm đến việc có đánh thức bố mẹ hay không. Khi lớn lên, đứa trẻ học được rằng không phải lúc nào mình cũng có được mọi thứ mình muốn. Đứa trẻ học được rằng những người khác cũng có những nhu cầu riêng của họ.
Trưởng thành liên quan đến việc giải phóng bản thân khỏi xiềng xích của bản ngã. Điều đó có nghĩa là mất đi ảo tưởng mà đứa trẻ đang sống trong đó. Một đứa trẻ nghĩ rằng những nhu cầu và mong muốn sẽ được đáp ứng chỉ bằng cách khóc. Từng chút một, chúng ta có được sự hiểu biết, và khi đó là một thế giới hoàn toàn mới được mở ra.
Một người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc thường có xu hướng ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình và không coi trọng những nhu cầu của người khác.
2. Gặp khó khăn trong việc cam kết
Một dấu hiệu không thể nhầm lẫn của sự trẻ con đó là khó cam kết. Khi trưởng thành, chúng ta học được một điều rằng hy sinh là điều cần thiết để đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta cũng học được rằng cam kết với một mục tiêu hoặc thậm chí với một người không thể hạn chế được sự tự do của chúng ta. Nó chỉ đơn giản là một điều kiện mà chúng ta đồng ý để có thể đạt được các mục tiêu mình đặt ra.
3. Đổ lỗi cho người khác
Trẻ em coi mình là những sinh vật bị người khác kiểm soát. Chúng nghĩ rằng chúng không thể hành động tự do theo ý của mình. Suy nghĩ này đúng ở một mức độ, vì trẻ con đang lớn và phải phụ thuộc vào người khác. Trẻ con có xu hướng đổ lỗi cho những sai lầm và không quan tâm đến thiệt hại mà mình đã gây ra, chúng chỉ quan tâm đến các hình phạt.
Trưởng thành đồng nghĩa với việc sống có trách nhiệm và không đổ lỗi cho người khác. Trưởng thành là khi hiểu rằng bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm về những gì bạn đã làm và những gì mà bạn không làm. Nó có nghĩa là học cách nhận ra những sai lầm của chúng ta và học hỏi từ chúng, đồng thời học cách khắc phục những thiệt hại mình đã gây ra.
4. Có các mối quan hệ phụ thuộc
Với những người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc, những người khác là phương tiện để đạt được mục đích chứ không phải là mục đích của chính họ. Nói cách khác, những người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc cần những người khác không phải vì tình yêu, mà vì nhu cầu. Do đó, họ có xu hướng có các mối quan hệ phụ thuộc khá cao.
Quyền tự chủ là điều cần thiết cho các mối quan hệ. Tuy nhiên, khái niệm tự chủ dường như không có trong đầu của những người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc. Khi phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, họ cần người khác đứng ra nhận hoặc giảm bớt thay họ.
5. Vô trách nhiệm với tiền bạc
Sự bốc đồng là một trong những đặc điểm cảm xúc dễ nhận thấy nhất ở những người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc. Tính bốc đồng đó được thể hiện trong cách họ quản lý tài nguyên của mình, chẳng hạn như tiền bạc. Họ chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn mong muốn của mình và càng nhanh càng tốt, nên họ không ngần ngại mua những món đồ nhiều hơn số tiền họ đang có. Đôi khi, họ chấp nhận những rủi ro tài chính đến với mình.
Những người chưa trưởng thành về mặt cảm xúc thường không đánh giá khách quan các khoản đầu tư và gặp khó khăn trong việc đưa ra các dự đoán dài hạn. Bởi vì điều đó mà họ thường thấy mình mắc nợ. Và tất cả những điều này chỉ để thỏa mãn ý thích bất chợt của họ.
5 điều ngu ngốc nhất người phản bội thường nói khi bị phát hiện Lừa dối hay phản bội là điều tồi tệ nhất mà bất kỳ ai có thể làm với đối tác của mình và rất ít khả năng mọi việc sẽ ổn thỏa sau khi bị phát hiện. Thật khó để bào chữa cho hành vi phản bội và những lời bào chữa dù có cố ý hay không. Đôi khi bạn không thực...