4.000 tỷ đồng xây bến xe Miền Đông mới
Rộng hơn 16 hecta, bến xe Miền Đông mới nằm trên địa bàn TP HCM và Bình Dương sẽ là khu phức hợp hiện đại và đầu mối giao thông quan trọng.
Theo đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vừa được UBND TP HCM phê duyệt, bến xe Miền Đông mới có diện tích hơn 160.000 m2 nằm ở phường Long Bình, quận 9, TP HCM (chiếm hơn 3/4 diện tích) và phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (gần 1/4 diện tích).
Công trình gồm bốn khu A, B, C, D; trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, có diện tích hơn 122.000 m2 (chiếm hơn 76% tổng diện tích); khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); và khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng).
Sơ đồ vị trí xây dựng bến xe Miền Đông mới.
Tổng công ty TNHH một thành viên Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn ( Samco) – chủ đầu tư dự án bến xe Miền Đông mới và cũng là đơn vị lập quy hoạch – cho biết bến xe Miền Đông mới là một tổng thể khu vực liên hợp nhiều công trình phục vụ đa chức năng, đáp ứng nhu cầu của hành khách và hoạt động dịch vụ của bến xe; là đầu mối vận chuyển hành khách đa hướng tuyến, quy mô lớn, đáp ứng được định hướng phát triển trong tương lai.
Video đang HOT
Dự kiến bến xe miền Đông mới sẽ kết nối với các tuyến xe buýt, đặc biệt là tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Hành khách từ các tỉnh về đến bến xe này có thể lựa chọn các loại phương tiện công cộng, metro để vào trung tâm thành phố hoặc về các quận huyện vùng ven; cũng như có thể đi Bình Dương, Đồng Nai…
Theo đánh giá của UBND thành phố, dự án xây dựng Bến xe Miền Đông mới là công trình đầu mối giao thông quan trọng tại cửa ngõ Đông Bắc và là một trong các hạng mục được ưu tiên thực hiện trong chiến lược phát triển giao thông vận tải TP HCM.
Trước đó, hồi tháng 9/2014 UBND TP HCM đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 bến xe Miền Đông hiện hữu (phường 26, quận Bình Thạnh), diện tích hơn 62.600 m2, thành khu vực tái thiết đô thị. Cụ thể, khu A với chức năng chính là đầu mối trung chuyển hành khách nội đô và khu B là trung tâm thương mại – dịch vụ, văn phòng cho thuê, khách sạn với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Cuộc tẩu thoát của cậu bé bị 'giam cầm'
Các em chưa đủ 18 tuổi vẫn được nhận vào làm việc dù không có hợp đồng. Qua kiểm tra, quán này có nhiều dấu hiệu vi phạm.
Gần một tháng trôi qua nhưng em L (15 tuổi, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vẫn không thôi bàng hoàng khi được hỏi về những tháng ngày bị "giam cầm". L kể, đi làm thuê tại tỉnh Bình Dương. Do có xích mích, em quyết định trở về nhà. Em bắt xe lên bến xe Miền Đông (TP HCM) với ý định bắt tiếp chuyến xe từ TP HCM về Bà Rịa - Vũng Tàu. Lúc này, do trong túi chỉ có 20.000 đồng, không đủ tiền mua vé nên không thể thực hiện được ý định.
L vào quán internet gần đó nhắn tin vào facebook cho chị gái với nội dung lên bến xe Miền Đông đón em về. Sau đó, em quay trở vào bến xe. Do đợi quá lâu, em thất thần đi ra phía trước cổng bến xe. Cùng lúc, em được một xe ôm lại gần hỏi về hoàn cảnh. Sau khi nghe em kể về hoàn cảnh bi đát của mình, người xe ôm khuyên: "Nếu muốn thì chú chỉ chỗ làm vài ngày để kiếm tiền về nhà". Em đồng ý.
Em L vẫn còn bàng hoàng khi kể lại sự việc
Lúc trò chuyện, L kể lại khoảng thời gian làm việc tại quán phở Lý Quốc Sư. Chị quyết định đến công an quận 2 tố cáo sự việc.
Bà Trần Thị Hồng Nguyệt (Chủ tịch UBND phường Bình An) cho biết, sau khi nhận được trình báo của chị L, UBND phường cùng công an quận 2 tiến hành kiểm tra quán phở này. Đoàn kiểm tra phát hiện, quán có giấy phép kinh doanh. Riêng giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp nhưng đã hết hạn.
Tại quán có 5 trẻ từ 15 đến 17 làm việc. Tại đây, chủ bao ăn, ở, tiền lương mỗi tháng 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên, chủ "giữ giúp" và trả tiền lương cho các em sau. Chủ quán cho rằng, sở dĩ "giữ giúp" lương và sẽ trả một lúc vì sợ các em còn nhỏ, tiêu xài phung phí.
Các em đều có hoàn cảnh đặc biệt. Có em cha mẹ ly hôn. Có em chán nản gia đình nên bỏ đi lang thang. Các em lang thang ở bến xe Miền Đông nên được xe ôm chở đến đây. Các em được đưa ra khỏi quán. Trong đó, có hai em đã được gia đình bảo lãnh về. Còn ba em do có hoàn cảnh đặc biệt nên đã được chuyển đến trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên thành phố.
Phía phường vẫn đang làm việc với nơi các em đăng ký hộ khẩu thường trú bàn phương án hỗ trợ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm để các em có cuộc sống tốt hơn.
Bà Nguyệt cũng cho biết thêm, khi trò chuyện với mình, ba em khẳng định không bị đánh đập. Trong khi đó, làm việc với cơ quan công an thì các em nói, chỉ khi nào làm sai, đổ bể thì sẽ bị người của tiệm phở dùng dây nịt đánh vào chân.
Theo_Eva
TP Hồ Chí Minh: Các đơn vị vận tải hành khách giảm giá cước Ngày 23-2, Ban quản lý Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh) cho biết, sau đợt giảm giá xăng dầu ngày 18-2, hiện còn 7/28 doanh nghiệp vận tải chưa kê khai giảm giá. Dự kiến, ngày 24-2, các đơn vị này sẽ kê khai giảm giá cước với Sở Tài chính, với mức giảm khoảng từ 3 đến 4% giá vé. Các...