400 sỹ quan, thủy thủ đoàn nhiều quốc gia thăm Đà Nẵng
Sáng 6-6, tàu đổ bộ JS Kunisaki của Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) để tham gia Chương trình đối tác Thái Bình Dương 2014 diễn ra trong 10 ngày, từ ngày 6 đến 15-6.
Hơn 400 sỹ quan, thuỷ thủ đoàn của nhiều quốc gia đã bắt đầu chuyến thăm hữu nghị thành phố để tham gia các hoạt động: trao đổi, huấn luyện y tế nâng cao, hỗ trợ sửa chữa cơ sở y tế, giao lưu văn hoá, thể thao…
Chương trình đối tác Thái Bình Dương bao gồm các hoạt động: hội thảo chăm sóc cấp cứu và ổn định bệnh nhân, hội thảo chấn thương trên chiến trường, chăm sóc y tế, chăm sóc phục hồi cho bệnh nhân bỏng, hồi sức cấp cứu cơ bản, chống nhiễm khuẩn bệnh, chăm sóc lâm sàng – dược và độc chất học, hội thảo tim mạch nhi khoa…
Video đang HOT
Chỉ huy và thủy thủ của tàu Nhật Bản sẽ chào xã giao lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5.
Theo ANTD
Một bệnh nhân tử vong sau khi tiêm
Sau khi đi được điều dưỡng của bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) tiêm một liều kháng sinh Cefotaxim 1g, bệnh nhân Mai Văn Quế (SN 1953, trú khối 19, thị trấn Hương Khê) liền bị tức ngực, khó thở, tím tái và tử vong sau đó.
Theo người nhà bệnh nhân cho biết, ông Quế bị ho, tức ngực khó thở nên ngày 11-2, gia đình đưa ông Quế vào bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê khám và điều trị. Tại bệnh viện, ông bệnh nhân Quế được các y bác sỹ chẩn đoán là bị viêm phế quản và ở lại viện điều trị.
Sau một tuần điều trị tại bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bệnh tình của bệnh nhân đã có phần thuyên giảm. Đến sáng ngày 17-2, bệnh nhân Quế được chỉ định tiêm tiếp một liều thuốc kháng sinh Cefotaxim 1g. Sau khi tiêm chừng 3 phút thì bệnh nhân Quế có những biểu hiện như tức ngực, khó thở, tím tái. Phán đoán bệnh nhân bị sốc phản vệ nên điều dưỡng tiếp tục tiêm cho bệnh nhân một liều Adrenalin 1mg, tiến hành sơ cứu rồi chuyển bệnh nhân sang khoa Hồi sức cấp cứu nhưng bệnh nhân đã tử vong sau đó.
Trước cái chết quá bất ngờ của ông Quế, chị Trịnh Thị Hiền (con dâu ông Quế) bức xúc cho hay: "Mấy ngày nằm điều trị ở đây mỗi lần ông tiêm vào là đau ngực, đau lưng. Ông không dám tiêm nữa. Đến sáng ngày xảy ra sự việc, lúc đó khoảng 10h15 tôi có phản ánh với một cô điều dưỡng (không nhớ rõ tên) về sức khỏe của bố tôi và xin được đi kiểm tra lại nhưng không được đồng ý. Sau đó, cô điều dưỡng này lại tiêm cho bố tôi một mũi kháng sinh. Vừa rút mũi tiêm ra thì bố tôi bị ho, khó thở, mình mẩy tím tái và sau đó thì tử vong".
Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê nơi xảy ra sự việc
"Lúc đó, có một số bác sỹ đến sơ cứu cho bố tôi chừng 30 phút rồi chuyển xuống Khoa hồi sức cấp cứu nhưng tôi nghĩ lúc đó bố tôi đã không còn nữa rồi. Tôi không thể tin mọi việc lại xảy ra nhanh như thế được. Lúc đó nếu bố tôi được kiểm tra lại trước khi tiêm chắc bố tôi sẽ không chết", chị Hiền cho biết thêm.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Duy Bình, Phó giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê cho biết: "Người trực tiếp tiêm cho ông Quế là điều dưỡng Nguyễn Thị Hoài Thu. Sau khi tiêm xong thấy bệnh nhân có những biểu hiện tức ngực, khó thở tím tái, phán đoán bệnh nhân này bị sốc phản vệ nên điều dưỡng này tiếp tục tiêm cho bệnh nhân một liều Adrenalin 1mg. Và sau đó báo cho các bác sỹ và lãnh đạo bệnh viện. Chúng tôi đã tiến hành sơ cứu và tiến hành điều trị theo phác đồ nhưng bệnh nhân vẫn không thể qua được".
Ông Bình cũng giả thích thêm, "việc điều dưỡng phát hiện bệnh nhân bị sốc phản vệ và xử lý như thế là nhanh và kịp thời nhưng vì bệnh nhân sốc phản vệ quá nặng nên không thể cứu được". Vụ việc hiện đang được cơ quan chức năng địa phương vào cuộc, làm rõ.
Theo ANTD
BT Tiến: Khó tìm nguyên nhân trẻ chết sau tiêm "3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B ở Quảng Trị là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử ngành Y tế. Đến nay, Bộ vẫn nóng lòng chờ đợi kết luận từ phía công an". Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định như vậy trong buổi gặp mặt báo...