400 ngày truy bắt gã đàn ông có sở thích câu cá và “phê” ma túy đá
Trốn truy nã suốt hơn 400 ngày, gã đàn ông bị cảnh sát bắt giữ khi vẫn đang “phê” ma túy đá, “múa may quay cuồng”.
Phòng truy nã, truy tìm (Phòng 10, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an) vừa bắt giữ đối tượng truy nã Mai Văn Tình (33 tuổi, trú tại Gia Lộc, Hải Dương). Tình bị khởi tố tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, phát lệnh truy nã suốt hơn một năm qua.
Thích câu cá và “đập đá”
Theo tài liệu điều tra, Tình làm thuê cho một công ty chuyên về gia cố nền móng nhà trên địa bàn quận 7, TP.HCM. Ôm mộng làm giàu, kiếm được bao nhiêu tiền, Tình đều “nướng” hết vào sàn tiền ảo Forex. Thế nhưng chưa kịp giàu, Tình đã nhanh chóng mất sạch tiền, trắng tay.
Rơi vào đường cùng, Tình lợi dụng công việc được giao, mở cửa kho công ty rồi mang hai cục hãm máy ép bán lấy tiền. Tình sau đó bị Công an quận 7 khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Xác định Tình bỏ trốn, tháng 12/2020, công an phát lệnh truy nã đối với bị can này.
Đầu tháng 1/2021, Phòng 10 Cục Cảnh sát hình sự nhận nhiệm vụ phối hợp truy bắt Mai Văn Tình. Ngay lập tức, đơn vị triển khai kế hoạch truy bắt, đồng thời điều động một tổ công tác gồm các trinh sát tinh nhuệ ở khu vực phía Nam thực hiện nhiệm vụ.
Hồ sơ cho thấy Tình tỏ ra khá ma mãnh. Thời gian trốn truy nã, Tình thay đổi toàn bộ thông tin nhân thân, lai lịch, nhằm xóa dấu vết hành tung. Tình cũng không về quê ở Hải Dương, cắt toàn bộ liên lạc với người thân, bạn bè hoặc các mối quan hệ từ trước.
Thêm vào đó, Tình thường xuyên làm các công việc tự do, không gắn bó lâu dài, không có người quen tại TP.HCM, khiến việc lần theo tung tích của bị can càng trở nên khó khăn.
Có một điểm đặc biệt, khi có thời gian rảnh, Tình đam mê với hai trò câu cá và “đập đá”. Đây là một trong những manh mối rất quan trọng để trinh sát tìm ra dấu vết của Tình.
Rà soát bước đầu, công an nhận định nhiều khả năng Tình vẫn đang lẩn trốn tại phía Nam. Vì vậy, phạm vi truy tìm được khoanh vùng ở TP.HCM và một số tỉnh lân cận, nhất là các khu công nhân, công trường và tụ điểm phức tạp về sử dụng trái phép chất ma túy.
Nhiều ngày truy vết và áp dụng hàng loạt các biện pháp nghiệp vụ, kết quả cho thấy nhận định trên là chính xác. Từ lúc bị truy nã, Tình lấy tên giả là Thịnh, sống lang bạt khắp các quận, huyện của TP.HCM, làm nhiều công việc khác nhau như bốc vác, phụ hồ, chạy xe ôm… để kiếm tiền sống qua ngày.
Video đang HOT
Mai Văn Tình bị bắt giữ sau khi bị truy nã hơn 400 ngày.
Bị bắt khi vẫn đang “phê pha”
Cuối năm 2021, trinh sát phát hiện Tình thường lui đến một quán cà phê võng trên địa bàn phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân. Quán dựng tạm bợ bằng tôn, có chừng 30 chiếc võng, thấp và lúc nào cũng tối om. Khách đến quán có thể ngủ tranh thủ hoặc qua đêm, giá từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/lượt. Để tiếp cận, trinh sát đóng vai lao động tự do, thay phiên nhau thuê võng mai phục.
Đêm 29 Tết Nhâm Dần, nhận định Tình có thể về quán ngủ và giao lưu cùng mọi người lúc giao thừa, một tổ công tác thuộc Phòng 10 được giao nhiệm vụ “nằm gai nếm mật”, nếu phát hiện Tình thì “cất vó”.
Tuy nhiên, cả tối túc trực, hàng chục người ra vào quán mà không có ai khả nghi. Giao thừa điểm, mọi người thức giấc, chúc mừng năm mới nhau rồi đi ngủ, trinh sát lặng lẽ rời vị trí.
Đến chiều 7/2/2022, cảnh sát xác định Tình có thể sẽ đến quán thuê võng ngủ qua đêm sau ngày đầu tiên đi làm của kỳ nghỉ Tết. Hai trinh sát Phòng 10 lập tức có mặt, nắm tình hình.
Khoảng 18 giờ, trời nhá nhem, một người đàn ông dáng gầy, đầu cạo trọc, bước vào quán. Người này có vẻ quen thuộc địa hình, khi vừa vào đã đến góc quán lấy chiếc cần câu ra ngồi sửa.
Trinh sát tiếp cận, giả vờ hỏi nhà vệ sinh. Quán rất tối, nghi phạm lại đeo khẩu trang, nhưng ngay thời điểm người này ngẩng đầu lên trả lời thì trinh sát xác định chính xác đây là Tình.
Dù vậy, xung quanh quán có nhiều lối thoát, nhiều người trong quán nghi là bạn của Tình, nếu hành động nóng vội có thể khiến bị can dễ dàng bỏ chạy, trinh sát tiếp tục bí mật theo dõi, đồng thời gọi chi viện.
30 phút sau, với sự trợ giúp của Công an quận Bình Tân và Công an phường Bình Trị Đông B, hai trinh sát Phòng 10 áp sát, khống chế Tình. Bị bắt giữ, Tình không kịp phản kháng, thừa nhận mình là đối tượng đang bị truy nã.
Theo lời cảnh sát, lúc đưa về đồn, Tình có kết quả xét nghiệm dương tính với ma tuý đá. Tình có nhiều biểu hiện “ngáo”, liên tục nói và múa quay cuồng. Nhiều giờ sau, khi Tình dần tỉnh táo, cơ quan chức năng mới lấy được lời khai ban đầu của bị can.
Công an TP.HCM triệt phá sàn tiền ảo lừa đảo: Các nạn nhân sập bẫy thế nào?
Các doanh nhân điều hành sàn tiền ảo xây dựng vỏ bọc hào nhoáng, cùng quảng cáo lợi nhuận kếch xù, dễ chơi dễ trúng thưởng lại không sợ rủi ro khi đã có bảo hiểm khiến nhiều người dốc vốn đầu tư.
Vỏ bọc hào nhoáng của doanh nhân sàn tiền ảo
Liên quan các sàn tiền ảo bioption.org, winrich.club và wintop1.com chiếm đoạt hàng triệu USD của nhà đầu tư (NĐT) do Trần Minh Tuấn (tức Tony Trần, 36 tuổi); Hán Hữu Hải (tức Mr Henry, 35 tuổi) và Trần Lê Phạm Trung (tức Evans Trung Trần, 34 tuổi) cầm đầu bị Công an TP.HCM triệt phá ngày 28.12, hàng trăm nạn nhân bị sập bẫy đã gửi đơn tố cáo đến Công an TP.HCM.
Các "doanh nhân" này xây dựng vỏ bọc hào nhoáng để tạo niềm tin, rao giảng những lợi ích và vị thế của các NĐT tiền ảo, cùng lợi nhuận kếch xù, dễ chơi dễ trúng thưởng lại không sợ rủi ro khi đã có bảo hiểm khiến nhiều người dốc vốn đầu tư.
Hán Hữu Hải trong vai "doanh nhân thành đạt". Ảnh CTV
Chị T.T.H.N., nạn nhân của vụ việc trên trình báo với Cơ quan điều tra, đầu tháng 8.2021, chị được Nguyễn Thị Hiền (tên gọi khác Alice, chưa rõ lai lịch) giới thiệu tham gia sàn điện tử winrich.club có bảo hiểm.
Sau đó, Hiền gửi đường link trang web winrich.club cho chị N. qua mạng xã hội Telegram để tạo tài khoản kinh doanh tiền ảo và sử dụng tài khoản ngân hàng mua USDT trên sàn giao dịch Binance. Tiếp đó, chị N. chuyển số USDT này vào ví của sàn winrich.club do Hiền hướng dẫn để chuyển thành đồng Gold (1 USD = 1USDT = 1 Gold) và muốn rút tiền thì làm ngược lại. Hiền "Alice" tiếp tục kết bạn với chị N. qua Facebook và Telegram để quảng bá thêm về sàn winrich.club.
Khi chị N. đã tham gia đầu tư, Trần Lê Phạm Trung bắt đầu tiếp cận chị qua Facebook "Evans Justin Jason" để quảng bá về sự phát triển của sàn winrich.com. Trung đề nghị chị N. tham gia vào phòng Zoom do Trung quản lý. Quá trình đầu tư của nhiều người tham gia thường chia sẻ trên nhóm Telegram.
Đầu tháng 10.2021, Hán Hữu Hải Và Trần Lê Phạm Trung khóa sàn để chiếm đoạt tài sản, chị N. trước đó đầu tư nhiều lần với tổng số tiền 145.000 USD.
Một nạn nhân khác của vụ lừa đảo là chị N.T.D.T. Được chính người thân giới thiệu, chị T. tin tưởng, dốc vốn đầu tư. Sau khi tham gia vào sàn winrich.club và được Trần Lê Phạm Trung kêu gọi đầu tư vào sàn tiền ảo winrich.club, cam kết lợi nhuận 13%/tuần, nếu mua bảo hiểm đầu tư 4%, mỗi tuần sẽ lãi chắc 9%.
Sau khi đầu tư 8.000 USD, chị T. lãi 900 USD nhưng không rút được. Ngày 4.11, sàn winrich thông báo bảo trì và hẹn đến ngày 15.11 sẽ hoạt động lại và cho các NĐT rút tiền. Thế nhưng khi đến ngày hẹn, các nhà đầu tư lại tiếp tục kéo dài đến 15.12. Biết mình bị lừa đảo và chiếm đoạt tiền nên tháng 10.2021, chị T. trình báo Công an TP.HCM.
Bẫy lợi nhuận hấp dẫn của nhà đầu tư tiền ảo
Được giới thiệu từ một nạn nhân khác, chị N.T.L.N tham gia đầu tư sàn tiền ảo bằng đường link trang web winrich.club và sử dụng tài khoản Telegram để tạo tài khoản kinh doanh tiền ảo.
Khi tham gia sàn, chị N. đã biết Hán Hữu Hải là Trần Lê Phạm Trung điều hành và tin vào vỏ bọc giàu có, sang chảnh mà 2 kẻ này tạo dựng nên quyết định đầu tư. Từ tháng 9 - 10.2021, chị N. đầu tư 20.000 USD với gói bảo hiểm 4%/tuần, lợi nhuận được cam kết là 12%, trừ ra phí bảo hiểm vẫn lãi đến 8%.
Người chơi sử dụng gói bảo hiểm cũng được quy định về giờ chơi, chị N. tham gia bảo hiểm vào khung giờ 20 giờ hằng ngày, từ thứ 2 đến thứ 7. Hạn mức chơi cho NĐT là 200 - 100.000 USD. Đầu tháng 10.2021, sàn bị khóa nên chị N. không đăng nhập được, toàn bộ số tiền đầu tư đều mất trắng.
Theo tài liệu điều tra của cơ quan công an, trong số các nhận nhân tham gia chơi tiền ảo này, anh Đ.Q.Đ. đã đầu tư 115.000 USD. Được người bạn tên Trần Đăng V. giới thiệu vào chơi sàn tiền ảo winrich.club, hình thức đánh là đánh cách lệnh xanh - đỏ - hòa, lợi nhuận trung bình mỗi tuần 13%, trừ 4% tiền bảo hiểm vẫn còn 9% lãi, với lợi nhuận hấp dẫn anh Đ. đồng ý tham gia.
Ban đầu người này đầu tư 15.000 USD nhưng nhanh chóng thua hết, để gỡ gạc, anh Đ. tiếp tục nạp vào 100.000 USD và mua gói bảo hiểm. Đến ngày 26.9, Hiền "Alice" thông báo sàn bảo trì hẹn ngày 15.11 sẽ cho rút tiền, đến nay sàn cũng đã bị khóa, toàn bộ tin nhắn trên Telegram cũng bị xóa, anh Đ. mất hết số tiền đã đầu tư.
Không chỉ anh Đ., các NĐT khác khi tham gia vào sàn winrich.club đều được cam kết lợi nhuận 12 - 13%/tuần.
Hán Hữu Hải (trái) và Trần Lê Phạm Trung tại cơ quan điều tra. Ảnh C.T.V.
Ngày 30.12, CQĐT Công an TP.HCM cho biết vẫn đang truy bắt thêm nhiều "leader", "chuyên gia đọc lệnh" như Nhã, Phạm Anh Trí (Trí Phạm, 36 tuổi)... để mở rộng điều tra đường dây tiền ảo này, làm rõ hành vi của các nghi can liên quan đường dây này.
Chiếm đoạt hơn 1,5 triệu USD
Như Thanh Niên đưa tin, ngày 28.12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM bắt giữ 3 nghi phạm, gồm: Trần Minh Tuấn, Trần Lê Phạm Trung, Hán Hữu Hải để điều tra về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thông qua các sàn tiền ảo Bioption.org, Winrich.club và Wintop1.com.
CQĐT cho biết hàng trăm đơn tố cáo Tuấn, Hải và Trung chiếm đoạt hơn 1,5 triệu USD.
Theo CQĐT, nhóm Tuấn, Hải và Trung không chỉ chiếm đoạt tiền trên các sàn tiền ảo này mà còn bán thông tin khách hàng cho tội phạm không gian mạng để thực hiện các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản khác.
Khởi tố, tạm giam chủ sàn tiền ảo Bioption Trần Minh Tuấn cùng một người đàn ông nước ngoài lôi kéo nhà đầu tư tham gia sàn tiền ảo Bioption.org rồi khóa sàn để chiếm đoạt hàng triệu USD. Chủ sàn tiền ảo tiền ảo Bioption.org - Trần Minh Tuấn bị bắt giữ (Ảnh A.T). Ngày 28/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã tiến hành khởi tố vụ...