400 học sinh Trung Quốc phải làm bài ngoài trời trong không khí ô nhiễm
Hiệu trưởng một trường học ở Trung Quốc không nhận được thông báo đóng cửa trường khiến hàng trăm học sinh phải làm bài trong sương mù độc hại.
Học sinh Trung Quốc làm bài kiểm tra trong không khí nhiều sương mù. Ảnh: Shanghaiist.
Chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc những ngày qua tăng vọt lên mức 700 khiến ngành giáo dục địa phương quyết định đóng cửa các trường học. AQI ở mức từ 151 đã có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe với người bình thường, còn nhóm nhạy cảm với không khí có thể bị ảnh hưởng sức khỏe khá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, hiệu trưởng một trường trung học ở An Dương không nhận được thông báo. Những bức ảnh được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy học sinh của trường này ngồi làm bài kiểm tra ngoài sân, trong không khí ô nhiễm được ví như ngày tận thế, theo Shanghaiist.
Hiệu trưởng sau đó cho biết 400 học sinh nói trên thuộc khối lớp 8. Ông cho rằng sương mù lúc đó khá dày, song không “nguy hiểm”. Sau khi nhận được thông báo đóng cửa trường học, cuộc kiểm tra đã được hoãn.
Video đang HOT
Một số thành phố ở tỉnh Hà Nam và Hà Bắc của Trung Quốc, chất lượng không khí ở mức nguy hiểm khi chỉ số bụi lơ lửng PM2,5 ở mức 1.000 microgam trên mỗi mét khối. PM2,5 là bụi có đường kính động học 2,5m, có khả năng đi sâu vào phế nang phổi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Văn Việt
Theo VNE
Biến khí thải Trung Quốc thành... kim cương
Dann Roosegaarde, một nhà thiết kế Hà Lan đã có kế hoạch đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc.
Năm kia, Roosegarde là người đưa ra ý tưởng cao tốc phát sáng tại Hà Lan. Nay anh tiếp tục đề xuất chế tạo tòa nhà lọc khí thải, biến các chất độc trong không khí thành trang sức.
Hồi năm 2013, Roosegarde nhìn ra cửa sổ khách sạn tại Bắc Kinh và chỉ thấy một làn sương mờ mịt. Giải pháp của Roosegarde là một tòa tháp cao 7m chuyên hút khí bẩn vào, thu lại hết các chất độc và nhả ra không khí sạch. Dự kiến mỗi tiếng tháp lọc được 30.000 m3, hoạt động bằng năng lượng gió. Những phân tử carbon thu được sẽ được ép lại để chế tạo kim cương.
Các mặt tòa tháp
Năm 2015, Roosegarde đã đặt mục tiêu gây quỹ 50.000 euro trên trang hỗ trợ khởi nghiệp Kickstarter. Với 1.577 người ủng hộ, anh thu về gấp đôi là 113.153 euro. Sau khi lắp đặt, anh đã chạy thử nghiệm tại Rotterdam, Hà Lan để đưa tới Bắc Kinh.
Sau đó anh đã gặp mặt chính quyền nhiều lần. Dù được các công ty chào giá rất nhiều nhưng anh chỉ muốn hợp tác với nhà nước, với hy vọng đưa máy này tới hơn 20 công viên tại Bắc Kinh. May mắn là mong muốn của anh đã thành sự thực.
Hôm 28/6, Roosegarde chính thức vận hành tòa tháp cùng Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc, với hy vọng cải thiện từ 70-75% chất lượng không khí quanh tháp. Dự kiến sau đó tháp sẽ được mang tới các thành phố khác dọc Trung Quốc.
Với thành phần 32% carbon trong không khí tại Bắc Kinh, chỉ cần 30 phút lọc 1000m3 khí là có thể chế thành một viên kim cương. Thành phẩm sẽ được gửi tới những người ủng hộ dự án. Số tiền còn lại sẽ được đổ vào chi phí lắp đặt thêm nhiều tòa tháp lọc khí nữa.
Theo Danviet
Hình ảnh chụp từ vệ tinh về Trung Quốc khiến thế giới giật mình kinh sợ Những hình ảnh vệ tinh chụp lãnh thổ Trung Quốc từ google earth cho thấy đây là một miền đất "trơ trụi" theo đúng nghĩa đen, khiến mọi người giật mình kinh sợ vì mức độ ô nhiễm của quốc gia lâu đời nhất thế giới này. Trong tấm ảnh có thể thấy ở phía phía Bắc của bản đồ Trung Quốc, phần...