40 công ty bị xử phạt 752 triệu đồng vì vi phạm an toàn thực phẩm
Trong tháng 10 năm 2015, Cục ATTP phẩm đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 40 công ty vi phạm với tổng số tiền phạt là gần 752 triệu đồng.
Đồng thời, cơ quan này cũng thu hồi hiệu lực 19 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.Trong 40 công ty vi phạm bị xử phạt, có 7 ty bị xử phạt từ 25 triệu đến 65 triệu đồng, trong đó 3 công ty vi phạm trên 2 hành vi.
Theo đó, các công ty điển hình trong việc xử phạt lần này gồm:
Công ty Cổ phần Bảo Thanh Đường: Không duy trì việc kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm theo quy định; quảng cáo thực phẩm chức năng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; sản xuất thực phẩm chức năng khi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hiệu lực. Mức phạt 65 triệu đồng .
Công ty TNHH SXTM và DV Tinh Tấn: Nhập khẩu, bán ra thị trường lô sản phẩm thực phẩm chức năng viên Happygra có chứa chất Sildenafil và kinh doanh lô sản ph ẩm thực phẩm chức năng Viên Happygra vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hoá. Mức phạt 62 triệu đồng.
Rất nhiều công ty liên quan đến thơcj phẩm chức năng bị xử lý
Video đang HOT
Công ty TNHH TM Lê Huyền Trang: Quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo và bán sản phẩm thực phẩm chức năng viên nang Vita G2 và thực phẩm chức năng Omega 3 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Mức phạt gần 34 triệu đồng.
Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tyran: Không duy trì việc kiểm nghiệm định kỳ cho 5 sản phẩm thực phẩm chức năng theo quy định. Mức phạt: 25 triệu đồng.
Văn phòng đại diện Mega Lifesciences Puplic Company Limited tại TP HCM, quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Kẹo Eugica candy có nội dung không phù hợp với nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Mức phạt 25 triệu đồng.
Công ty TNHH MTV Đạt Thông: Không duy trì việc kiểm nghiệm định kỳ cho 05 sản phẩm thực phẩm chức năng theo quy định. Mức phạt: 25 triệu đồng.
Công ty TNHH Humana Việt Nam: Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Humana Expert Growing up Formula 4 dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định. Mức phạt: 25 triệu đồng.
Thu hồi hiệu lực 19 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm Cục An toàn thực phẩm đã cấp cho Công ty TNHH MTV Trung Ân Việt Hàn, địa chỉ: S26-1 Sky garden1 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Lũy kế từ 1/1 đến 30/10, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 216 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt hơn 3,9 tỷ đồng, trong đó có 169 cơ sở vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng bị xử phạt gần 3 tỷ đồng; 22 cơ sở vi phạm về kiểm nghiệm định kỳ bị xử phạt 475 triệu đồng; 9 cơ sở vi phạm về chất lượng bị xử phạt 254 triệu đồng; 16 cơ sở vi phạm các nội dung khác (ghi nhãn, chưa xác nhận công bố, điều kiện bảo quản) bị xử phạt 207 triệu đồng. Thu hồi 30 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, 7 giấy xác nhận nội dung quảng cáo, tạm dừng lưu thông 57 lô sản phẩm, thu hồi tiêu huỷ 3 sản phẩm và 230kg sản phẩm vi phạm về chất lượng, chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng khác xử lý 15 trường hợp.
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết, trong 2 tháng cuối năm 2015, bên cạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục tăng cường quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm chức năng, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, thu hồi hiệu lực giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo nếu cơ sở tái phạm hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng; thực hiện công bố công khai cơ sở vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
Theo_Vietq
Người Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: Sẽ phải khám sức khỏe định kỳ?
Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo Thông tư "Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước". Trong đó có quy định, chủ cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ phải có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh định kỳ, ít nhất 1 lần/năm tại các cơ sở y tế cấp quận hoặc huyện trở lên.
Quán ăn vỉa hè tiềm ẩn nguy cơ mất ATVSTP
Phải khám sức khỏe 1 lần/năm
Theo dự thảo Thông tư này, hồ sơ theo dõi sức khoẻ của chủ cơ sở và người sản xuất, kinh doanh trực tiếp của cơ sở phải được lưu trữ đầy đủ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, Thông tư yêu cầu cả chủ cơ sở và người sản xuất, kinh doanh trực tiếp phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm còn hiệu lực. Giấy phép này do Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương; các cơ quan được Bộ Công Thương chỉ định thực hiện. Ngoài ra, chủ cơ sở cũng phải ban hành các quy định riêng về an toàn thực phẩm cho người lao động tại đây biết.
Đáng chú ý, những quy định trên được thực hiện song song với quy định tại Thông tư 15/2012/TT-BYT ngày 12-9- 2012 của Bộ Y tế, quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nguyên lãnh đạo Sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công Thương) cho rằng: "Việc áp dụng các quy định nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm là cần thiết.
Tuy nhiên, ngay ở phạm vi áp dụng đã thấy, dự thảo này dường như chia nhỏ thêm đối tượng áp dụng trong Thông tư 15 của Bộ Y tế, tức là đề cập cụ thể đối tượng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. Từ đó sẽ dẫn đến chồng chéo trong quy định, trong kiểm tra, và chưa biết hiệu lực thực hiện sẽ đến đâu?".
Thêm "giấy phép con"?
Luật Đầu tư sửa đổi quy định, các điều kiện kinh doanh không được quy định ở Thông tư, mà phải từ Nghị định trở lên. Với những điều kiện còn đang tồn tại thì từ ngày 1-7-2016 sẽ hết hiệu lực. "Như vậy, về mặt pháp lý Thông tư này ra đời không có căn cứ vững chắc" - một chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật đầu tư cho hay.
Về từng nội dung cụ thể, vị chuyên gia này đánh giá có nhiều điểm khó khả thi. Chẳng hạn, chủ cơ sở phải khám sức khỏe, nhưng nếu họ không trực tiếp sản xuất, mà thuê người làm thì việc khám sức khỏe không có hiệu quả cho việc đảm bảo an toàn thực phẩm. "Và một khi, các quy định không thuyết phục, khó thực hiện sẽ dẫn đến "xin-cho", mua giấy khám sức khỏe, mua giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm", vị chuyên gia nói.
Trên thực tế, nhiều quy định đặt ra buộc người sản xuất kinh doanh phải thực hiện và họ cũng phải đi đăng ký, kê khai, khám, nộp đủ các giấy tờ cần thiết, nhưng chỉ để cho có. Trong khi đó, cơ quan quản lý lại kiểm tra rất ít do không đủ nhân lực và nhiều lý do khác nên không biết để xử lý. "Theo tôi, quy định này mang tính tiền kiểm, mà để đạt hiệu quả thì hậu kiểm là quan trọng nhất. Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để quản lý hiệu quả, thực tế hơn" - chuyên gia này nhấn mạnh.
Hiện, cả nước có hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể. Nếu các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ này đều phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và Giấy khám sức khỏe định kỳ thì việc kiểm tra chấp hành quy định đối với lực lượng chức năng cũng không đơn giản.
Theo_An ninh thủ đô
Khởi tố người mẹ dùng xăng đốt con Ngày 30/10 , Cơ quan CSĐT Công an huyện Bắc Bình (Bình Thuận) cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích đối với bị can Trương Thị Vy, 35 tuổi, trú tại Khu phố Xuân An, thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình. Trước đó, vào chiều...