4 việc phong thủy cần làm trong Tết Trung thu để cầu con ngoan học giỏi, cha mẹ phát tài, may mắn, tổ tiên đẹp ý vừa lòng
Tết Trung thu là thời điểm tốt theo quan niệm phong thủy để các bậc cha mẹ nguyện cầu cho con cái, và có 4 việc quan trọng rất cần làm dịp này để mong cầu con ngoan học giỏi, cha mẹ phát tài, may mắn, tổ tiên đẹp ý vừa lòng.
Tết Trung thu và lễ hội trăng rằm
Tết Trung thu đã có từ lâu đời, sự tích liên quan đến những điển tích Trung Hoa. Qua ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc ta đã Việt hóa thành những nét đặc trưng.
Tết Trung thu dân gian thường làm đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn ông trăng… thứ thì treo ngoài cổng trước nhà, thứ thì để trẻ con cầm đi trẩy hội trong niềm vui náo nức.
Màn phá cỗ đêm Trung thu được trẻ con mong chờ nhất. Ảnh internet.
Giữa bãi cỏ hoặc sân chơi chung là mâm cỗ Trung thu đẹp mắt, xung quanh là đèn lồng, đèn dầu lạc, đèn cầy và trên cao là ánh sáng rực rỡ trăng Rằm. Mâm cỗ Trung thu nào hồng, nào bưởi, nào ổi, nào cốm, hoa trái được tỉa tót đủ hình, bánh kẹo được trang trí đủ màu đủ sắc. Sau những tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian, thì đợi đến nửa đêm là màn phá cỗ được trẻ con mong chờ nhất.
Trong đêm Trung thu còn có đoàn múa lân sư rồng vô cùng hấp dẫn. Những linh thú vừa lúc lắc mua vui, vừa thị uy mạnh mẽ. Vài ba ông địa bụng phưỡn, mặt hài, cầm quạt múa may thêm phần sinh khí. Trống chiêng rầm rĩ, cờ xí tung bay, đoàn lân sư đi đến đâu đều được nhân dân chào mừng đến đó, nếu ghé vào nhà ai thì nhà đó coi như may mắn và thường có thêm chút lộc lì xì.
Trung thu là dịp trẻ con được vui chơi bổ ích, người lớn dù đi đâu cũng cố gắng trở về vui cùng con cháu, sống lại những ngày trẻ thơ – nên Trung thu Việt Nam còn gọi là Tết Đoàn viên.
Trung thu là dịp trẻ con được vui chơi bổ ích, người lớn cũng sống lại những ngày trẻ thơ – nên còn gọi là Tết Đoàn viên. Ảnh internet.
Xuất hiện 3 dấu hiệu này ở bát hương cần xử lý ngay kẻo phúc thì ít họa nhiều
5 kiểu cửa sổ khiến tiền bạc, tài lộc có bao nhiêu trôi tuột bấy nhiêu, kiểm tra ngay nhà bạn có không
Nên làm gì vào Tết Trung thu
Nhiều người thắc mắc Tết Trung thu nên làm những gì – và Chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng có hướng dẫn như sau:
Video đang HOT
Thứ nhất, dù bận bịu đến đâu cũng nên dành ra một ngày cùng con cháu vui chơi đón Tết. Nếu được thì cha mẹ, ông bà nên cùng các cháu làm đèn Trung thu, bày biện mâm cỗ.
Biết là những thứ này bây giờ đều có thể mua sẵn, nhưng có dành thời gian vui chơi cùng con cháu mới gắn kết được tình cảm, để lại nhiều kỷ niệm với cháu con – và chúng ta không bỏ lỡ một chuyến tàu đưa mình về quá khứ hồn nhiên tươi đẹp tuổi thơ.
Thứ hai, Trung thu là lúc vạn tượng giao hòa, người lớn nên sắm lễ nhỏ, thành tâm cúng kiếng trời đất, tổ tông, nguyện cầu cho âm siêu, dương thái (âm có siêu thì dương mới thái – và dương được thái tức là âm siêu).
Vào ngày này những ước muốn, nguyện cầu cho trẻ con thường rất linh nghiệm (cầu học giỏi sẽ học giỏi, cầu chăm ngoan sẽ chăm ngoan, cầu mạnh khỏe sẽ mạnh khỏe…).
Thứ ba, từ xưa những người muốn thành danh, hoặc muốn con cái sớm đỗ đạt thì cha mẹ nên làm một chiếc đèn lồng hình trăng tròn, một mặt viết chữ “Đinh”, mặt kia viết chữ “Dậu”. Vào lúc nửa đêm, mang đèn ra giữa sân, quay mặt về phương tây, có thêm chiếc bàn bày cỗ Trung thu thì càng tốt, rồi ước nguyện, cầu cho tháng Dậu chị Hằng, đèn trời soi xét, giúp cho con ngoan, học giỏi, rạng rỡ, thành danh, sau này làm người có ích.
Trung thu là lúc vạn tượng giao hòa, người lớn nên có lễ nhỏ, thành tâm cúng bái nguyện cầu cho âm siêu, dương thái, cầu cho trẻ con học giỏi chăm ngoan… Ảnh intenet.
Mùng 1 và ngày rằm âm lịch cần dùng nhang hương nơi ban thờ theo cách sau sẽ giúp đón cát lành, xua đi năng lượng xấu
Có phong tục trên là do trong phong thủy có quan niệm ban ngày lấy Bính làm thái dương. Ban đêm lấy Đinh làm trăng sáng. Khi ngày đang thịnh thì Đinh phải lu mờ. Chiều tối giờ Dậu nắm quyền thì màn đêm mới dần hiển lộ – cho nên Đinh được trường sinh ở Dậu.
Tính ra 1 năm, tháng Tám âm lịch luôn là tháng Dậu – chính là lúc Đinh được khởi sinh, sức mạnh dồi dào, tràn trề sinh lực.
Vì thế cho nên trăng tháng Tám sáng mà thanh cao, lung linh huyền ảo. Đến đúng ngày Rằm thì tuyệt đỉnh hân hoan, ánh chiếu chan hòa, trăng tròn vành vạnh – nên nhiều cha mẹ thường gửi những ước muốn, nguyện cầu cho trẻ con, bởi cho rằng ngày Rằm tháng Tám sẽ rất linh nghiệm, là dịp tốt để nhờ ơn trên tương trợ con mình.
Thứ tư, Tết Trung thu là dịp tuyệt vời để phóng sinh giải nghiệp – theo quan niệm xưa. Phóng sinh vốn là chuyện tốt, nên làm mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, phóng sinh vào dịp Trung thu lại có một hàm nghĩa tốt lành nhiều hơn, nhất là trong chuyện công danh, thi cử.
- Vật phóng sinh nên là cá chép – loại càng to càng tốt.
- Phóng sinh ban ngày không tốt bằng ban đêm.
- Khi thả cá xuống sông chỉ cần nhìn lên cao, tỏ rõ nguồn cơn, nguyện cầu chí thành là được.
Cây cảnh hoa li ti vàng ươm, thơm nức, hút may mắn, tài lộc
Trong phong thủy, cây ngâu đóng vai trò như một chiếc bình phong chấn thủy của cả căn nhà, thu hút thêm may mắn, vượng khí, chiêu tài.
Ngâu là cây cảnh rất thường gặp ở các gia đình nông thôn xưa. Mọi người thích trồng ngâu làm cây cảnh, hàng rào, vừa có hàng rào xanh tươi đẹp vừa thưởng thức hoa thơm suốt 4 mùa.
Mùi thơm của hoa ngâu rất nồng nàn. Hoa ngâu phơi khô còn là thức uống thơm mát, dưỡng nhan mà các bà các cô rất thích. Hơn nữa, cây cảnh này còn có ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt.
Cây ngâu hay còn được gọi là ngâu ta, tên tiếng Anh là Chinese perfume tree, Chinese rice flower, mock lemon, tên khoa học là Aglaia duperreana, thuộc họ xoan, chi gội.
Thực chất, quê hương chính của ngâu cũng là ở Việt Nam. Cây cảnh này gắn bó với văn hóa của người nông dân xưa. Hầu hết các gia đình nông thôn đều trồng ngâu thành bụi hai bên cửa hoặc làm hàng rào. Đình chùa và các công trình văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng luôn có bóng dáng và hương thơm của hoa ngâu.
Hoa ngâu có mặt trên các mâm hoa cúng để tỏ lòng thành kính, thơm thảo với tổ tiên, Thần Phật. Hoa ngâu dùng để pha trà, làm túi thơm ướp quần áo...
Loài hoa này chính là loài hoa 4 mùa. Thời kỳ ra hoa chính của chúng là từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm nhưng nếu khí hậu ấm áp, chúng nở hoa quanh năm, bất chấp mùa đông.
Cây ngâu cao khoảng 1 - 7m, thường mang nhiều cành nhánh và tạo thành bụi. Lá cây ngâu là lá dạng kép, có màu xanh thẫm bắt mắt, hình bầu dục và hơi nhọn về phần đuôi.
Đồng thời, lá của cây mọc xen kẽ nhau, mặt lá nhẵn bóng, viền nguyên vẹn mà không có răng cưa, khi mọc thì tạo thành một tán dày, um tùm và rất đẹp mắt.
Cứ độ khoảng tháng 4 - tháng 9 mỗi năm, cây ngâu sẽ nở những đóa hoa nhỏ nhắn ở phần nách lá, chỉ lớn khoảng 2mm và thường mọc thành các chùm dài từ 5 - 10cm, mang màu vàng tươi xinh xắn, mùi thơm thoang thoảng, dịu nhẹ.
Ngoài ra, quả của cây ngâu có màu đỏ hoặc cam, kích thước cũng khá nhỏ và thường khó kết trái nếu trồng trong chậu.
Hoa ngâu nhỏ li ti như hạt kê, giống như rắc vàng trên nền lá xanh, tỏa mùi thơm ngát, đặt trong nhà có tác dụng thanh lọc không khí. Hoa ngâu nhỏ nhưng tỏa ra hương thơm nồng nàn, có tác dụng thư giãn tinh thần, thời gian ra hoa dài, hầu như quan năm nên rất được mọi người ưa thích.
Ngôn ngữ hoa của hoa ngâu là "nếu có tình yêu và sự sống thì hoa sẽ nở rộ". Ngôn ngữ loài hoa này không chỉ phản ánh nét đặc trưng của hoa ngâu mà còn hàm chứa tinh thần cống hiến thầm lặng, cao quý.
Mỗi bông hoa ngâu nhỏ nhắn và tinh tế, như những ngôi sao treo giữa những chiếc lá. Hoa vàng thơm thỏa, lá xanh thanh nhã, hoa ngâu không cạnh tranh với những loài hoa rực rỡ khác mà mang đến sự bình yên và dịu dàng, một sự quyến rũ thầm kín mà khó phai nhòa, như mùi hương của chúng vậy.
Như đã nói, cây cảnh này có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt. Trong phong thủy, cây ngâu đóng vai trò như một chiếc bình phong chấn thủy của cả căn nhà, giúp ngăn chặn và xua đuổi những làn khí xấu, tà ma.
Đồng thời, cây cảnh này cũng thu hút thêm nhiều may mắn, vượng khí tốt và đồng thời cũng cân bằng nguồn năng lượng các mệnh của mọi thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, với sức sống dẻo dai, dồi dào và cành lá um tùm, xum xuê, cây ngâu sẽ mang đến cho gia đình bạn nhiều tài lộc, sung túc, ngoài ra còn giúp cuộc sống gia đình thêm an yên, hòa thuận và gắn bó với nhau.
Trồng ngâu ngoài sân, trong nhà sẽ giúp cho các thành viên trong nhà một tinh thần sảng khoái và dồi dào năng lượng để chinh phục các mục tiêu riêng.
13 sự thật và huyền thoại về phong thủy được tiết lộ Những quan niệm sai lầm phổ biến về Phong thủy bao gồm niềm tin rằng Phong thủy là tất cả về việc sắp xếp lại đồ đạc, rằng một số đồ vật mang lại may mắn, và một số con số không may mắn. Đây không phải là sự thật. Phong thủy là khoa học thực sự tuân theo các nguyên tắc cụ...