4 vị trí này trên cơ thể càng ít “rác”, tuổi thọ của bạn càng cao, trước 40 tuổi “rửa sạch” vẫn còn kịp
Chúng ta có thể dự đoán chính xác nhân tố trường thọ của chính mình thông qua độ “sạch sẽ” của 4 bộ phận dưới đây.
Cuộc sống ngày càng phát triển, kỹ thuật y tế ngày một tiến bộ, chất lượng bữa ăn hằng ngày của con người cũng không ngừng được cải thiện. Với tiền đề này, đáng lẽ chỉ số sức khỏe và tuổi thọ trung bình phải ngày càng tốt hơn, nhưng thực tế cho thấy những năm gần đây bệnh tật càng ngày có xu hướng tăng cao và trẻ hóa.
Có rất nhiều yếu tố quyết định tuổi thọ như trong gia đình có gen trường thọ hay không, thói quen sinh hoạt thường ngày có lành mạnh không, tâm lý cá nhân có tốt không, chất lượng môi trường sống có cao không… Nhiều người vì muốn trường thọ mà sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc ra sức vận động cơ thể, nhưng hiệu quả mang lại vẫn không thực sự lạc quan. Thực tế chúng ta có thể dự đoán chính xác nhân tố trường thọ của chính mình thông qua độ “sạch sẽ” của 4 bộ phận dưới đây.
1. Mạch máu ít “rác”
Người Trung Quốc có câu: “Mạch máu trường thọ thì con người trường thọ”. Thật đúng là như vậy, các mạnh máu được phân bố đều khắp các cơ thể làm nhiệm vụ đảm bảo cho quá trình lưu thông máu. Chỉ khi mạch máu khỏe mạnh thì các cơ quan trong cơ thể mới có thể nạp năng lượng và dinh dưỡng thường xuyên, đồng thời “phục tùng các mệnh lệnh” chỉ huy từ bộ não.
Tuy nhiên có rất nhiều hành vi thường ngày của chúng ta làm cho mạch máu bị tổn thương, chẳng hạn như việc ăn uống nhiều các loại thực phẩm năng lượng cao, thức đêm, vận động quá sức… tất cả những thói quen này có thể làm giảm sự đàn hồi trong mạch máu, dẫn đến nghẽn mạch máu, xơ cứng động mạch…
Giải pháp:
Trong cuộc sống thường ngày chúng ta nên hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Ăn nhiều đồ ăn thanh đạm, uống nhiều nước để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu có hiệu quả. Kết hợp với các bài tập thể dục nhẹ nhàng, điều này cũng giúp tăng tính đàn hồi của mạch máu và đảm bảo cho hoạt động tuần hoàn máu.
2. “Rác” trong khoang miệng ít
Video đang HOT
Khoang miệng là nơi đầu tiên đưa thức ăn vào cơ thể, do đó mức độ sạch sẽ của khoang miệng có liên quan mật thiết đến sức khỏe của bạn. Thức ăn cần thông qua hoạt động của răng tạo điều kiện cho việc vận chuyển và phân giải trong đường tiêu hóa.
Trong khi đó, răng và lưỡi lại có kết cấu khá phức tạp, rất dễ sinh ra nhiều vi khuẩn. Nếu không được làm sạch kịp thời thì đây sẽ là nơi sản sinh rất nhiều vi khuẩn gây đau răng và nhiều loại bệnh khác, bởi “bệnh từ miệng mà ra”.
Khoang miệng là nơi rất dễ sản sinh vi khuẩn.
Giải pháp:
Thường ngày chúng ta nên đánh răng kỹ, vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng sau khi thức dậy. Sau mỗi bữa ăn nên súc miệng sạch, kết hợp vệ sinh lưỡi, làm như vậy chúng ta có thể tránh được sự phát triển của vi khuẩn.
3. “Rác” trong gan ít
Gan là cơ quan thải độc và giải độc chính trong cơ thể. Mỗi miếng thức ăn hay nước uống chúng ta ăn mỗi ngày đều được sàng lọc qua gan để ngăn chặn các độc tố trong đó.
Ngày nay con người phần lớn đều quan trọng đến hương vị khi lựa chọn thực phẩm mà bỏ quên đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi thế nên trong gan thường chứa một lượng lớn độc tố tồn dư, nếu không “làm sạch” gan kịp thời sẽ rất dễ khiến chức năng gan suy giảm và các tế bào gan bị tổn thương.
Giải pháp:
Nên uống nhiều nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bài tiết hormone trong cơ thể một cách hiệu quả. Ăn nhiều các thực phẩm như mướp đắng, đậu xanh… cũng có thể nâng cao khả năng giải độc gan và phục hồi các tế bào gan tổn thương.
Bổ sung đậu xanh vào bữa ăn có thể tăng khả năng giải độc gan và phục hồi tổn thương gan.
4. Đường ruột ít “rác”
Thực phẩm chúng ta tiêu thụ vào cơ thể, một phần sẽ được tiêu hóa và phân giải tại dạ dày, sau đó cung cấp dinh dưỡng cho các hoạt động của cơ thể. Một phần khác sẽ biến thành chất thải thông qua quá trình trao đổi chất và được đào thải ra ngoài qua đường ruột. Bởi vậy nên đường ruột có khỏe mạnh hay không có liên quan trực tiếp đến dinh dưỡng nạp vào cơ thể.
Thói quen ăn uống không lành mạnh ngày nay sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột, dẫn đến đường ruột có khả năng tích tụ nhiều “rác” hơn. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa gây ra các bệnh lý đường tiêu hóa.
Giải pháp:
Cần thiết lập đồng hồ sinh học, mỗi ngày cần đi đại tiện đúng giờ để loại bỏ rác trong đường tiêu hóa kịp thời. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như cần tây, ngũ cốc, táo để tăng cường hoạt động hiệu quả đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Thay đổi thói quen, tránh 'bệnh từ miệng mà vào'
Theo lương y Đinh Công Bảy, cần phải thay đổi thói quen trong ăn uống để đảm bảo vệ sinh an toàn cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng, đặc biệt là ngăn ngừa sự lây lan của các dịch bệnh như hiện nay.
Sáng 25-6, Hội quán các bà mẹ tổ chức buổi trò chuyện với chủ đề "Thường Thức Gia Đình: Ẩm Thực & Sức Khỏe" tại đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1, TP.HCM.
Chia sẻ tại buổi nói chuyện, lương y Đinh Công Bảy- Tổng thư ký Hiệp hội Dược liệu TP cho biết, với đại dịch COVID-19 Việt Nam ta vừa trải qua đã nhắc chúng ta cần phải nhìn lại những thói quen ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp thường ngày để đảm bảo vệ sinh an toàn cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Lương y Đinh Công Bảy chia sẻ tại buổi trò chuyện với chủ đề "Thường thức gia đình: Ẩm thực & Sức Khỏe" trên đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1. Ảnh: MINH TÂM
Theo Lương y Đinh Công Bảy, thường thói quen của người Việt khi đến bữa cơm thì tất cả các món ăn đều dọn cùng một mâm. Mỗi người được sử dụng chén, đũa riêng nhưng dùng một đũa gắp thức ăn cho nhiều người, dùng chung một chén nước chấm... Chính những thói quen ăn uống chung như vậy đã dẫn đến tình trạng thức ăn không hợp vệ sinh, không an toàn cho sức khỏe và rất dễ lây nhiễm bệnh.
Nói riêng về sức khỏe trong ăn uống, Lương y Bảy đưa ra những nguyên tắc cần phải nắm như ra ngoài chợ chọn lựa thực phẩm an toàn, vệ sinh và tươi sống; hai là chế biến làm sao cho phù hợp; thứ ba là vệ sinh.
"Việc vệ sinh tốt sẽ bảo vệ cho sức khỏe, vừa bảo đảm được độ toàn vẹn các chất dinh dưỡng ở trong cơ thể, vừa ngăn ngừa sự lây lan bệnh tật trong gia đình và trong xã hội", ông Bảy nhấn mạnh.
Cũng theo ông Bảy, dịch COVID-19 vừa qua chúng ta phải thấy rằng cần chú trọng vấn đề vệ sinh trong thói quen ăn uống. Chẳng hạn, việc bắt tay nhau, ôm nhau, tiếp xúc cách 1m cũng lây bệnh, vậy việc ngồi chung ăn uống cũng rất dễ gây lây nhiễm bệnh. Vì thế chúng ta cần phải thay đổi thói quen ăn uống trong tình hình bệnh tật đang tràn lan như hiện nay.
Vậy thay đổi bằng cách nào?
Lương y Đinh Công Bảy cho biết mỗi thành viên trong gia đình nên có một bộ dụng cụ ăn uống riêng và phải luôn vệ sinh sạch sẽ; không nên dùng chung một chén nước chấm hay dùng chung đũa gắp thức ăn cho nhiều người; thường xuyên vệ sinh bàn ăn, khu vực bếp; đi chợ phải chọn những thực phẩm an toàn, tươi sống; chọn thớt cho thực phẩm tươi sống riêng, thực phẩm chín riêng...
Qua đó, ông Bảy cũng nhấn mạnh để có sức khỏe tốt, mỗi người cần có những kiến thức cơ bản về chăm sóc và giữ gìn, bảo vệ sức khỏe. Người xưa có câu "Bệnh từ miệng mà vào", nhắc ta cẩn trọng hơn trong việc ăn uống hằng ngày, nhất là đối với những người có bệnh. Ăn uống không chỉ đơn giản là để sinh tồn mà một số loại thức ăn còn có tác dụng phòng và điều trị bệnh. Kết hợp khéo léo, tận dụng tối đa tác dụng của các loại cây trái, rau củ, động vật có trong tự nhiên để chế biến thành những món ăn bài thuốc là một việc hết sức hiệu quả trong hành trình chăm sóc sức khỏe mỗi ngày.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh chỉ ra 5 chỉ số sức khỏe ai cũng cần kiểm tra thường xuyên Ai cũng có thể kiểm tra các chỉ số sức khỏe này thường xuyên và đơn giản để sớm nhận biết những bất thường về cơ thể. Sức khỏe là điều quan trọng nhất đối với mỗi người. Nhiều người đã dành cả tuổi trẻ để theo đuổi danh vọng, tiền bạc, theo những cuộc vui bất chấp sức khỏe của bản thân....