4 vĩ nhân qua đời trong năm 2013
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela là hai trong số những vĩ nhân từ trần trong năm nay.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ngày 4/10, vị tướng huyền thoại gắn liền với nhiều chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam, đã trút hơi thở cuối cùng tại Viện 108.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong buổi trả lời phỏng vấn tại Hà Nội tháng 4/1995. Ảnh:Reuters.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại Quảng Bình. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi của Đại tướng gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Hình ảnh dòng người nối dài chờ viếng trước cổng nhà riêng của Đại tướng tại 30 Hoàng Diệu, Hà Nội, những giọt nước mắt lăn dài trên má người dân cho thấy niềm yêu mến, kính trọng của đồng bào với vị anh hùng. Không ít người nước ngoài cũng không quản ngại khoảng cách địa lý để đến viếng Đại tướng trước khi ông trở về với đất mẹ Quảng Bình.
Nhiều tờ báo uy tín trên thế giới cũng đăng tải những hình ảnh xúc động trong tang lễ của vị tướng huyền thoại và ca ngợi con người cũng như phẩm chất đạo đức của Đại tướng.
Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela
Nelson Mandela, người con anh hùng của đất nước Nam Phi, đã qua đời ở tuổi 95 vào ngày 5/12 do biến chứng của bệnh nhiễm trùng phổi.
Video đang HOT
Biểu tượng của phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc đã chống chọi với nhiều căn bệnh trong thời gian gần đây. Ông nhập viện nhiều lần vì chứng nhiễm trùng phổi tái phát. Mặc dù hiếm khi xuất hiện trước công chúng tư năm 2004, ông Mandela vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong tâm thức của người dân Nam Phi và cộng đồng quốc tế.
Nelson Mandela giữ cương vị tổng thống từ năm 1994 đến 1999 và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu.
Ông Mandela trong bức hình chụp năm 2004. Ảnh: Reuters.
Trước khi trở thành tổng thống, Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid. Năm 1962, chinh quyên cua ngươi da trăng bắt và buộc tội ông phá hoại và âm mưu lật đổ chính phủ. Ông linh án tù chung thân. Sau 27 năm trong tù, Mandela được trả tự do vào ngày 11/2/1990. Bốn năm sau đó, ông trở thành tổng thống da mau đầu tiên của Nam Phi, chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc của người da trắng đối với người da mau.
Nam Phi đã tổ chức lễ tưởng niệm cho ông Mandela với sự góp mặt của hơn 90 đương kim và cựu nguyên thủ các nước.
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez
Nhà lãnh đạo Venezuela trút hơi thở cuối cùng lúc 4h25 phút (giờ địa phương) ngày 5/3 vì căn bệnh ung thư quái ác.
Hugo Chavez từng tốt nghiệp Viện khoa học quân sự Venezuela.
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez phát biểu tại cung điện Miraflores ở Caracas ngày 21/3/2009. Ảnh: Reuters.
Cuộc đời ông trải qua nhiều thăng trầm, từng vào tù, nhận huy chương và làm tổng thống Venezuela 14 năm (2/2/1999 – 5/3/2013). Chính sách trong nước của ông Hugo Chavez chủ yếu tập trung giúp đỡ người nghèo, trao thêm quyền cho họ và phát triển kinh tế. Chính vì thế, ông được nhiều người dân yêu mến và tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 6 năm lần thứ 3 vào cuối năm 2012.
Tuy nhiên, căn bệnh ung thư đã khiến sức khỏe ông giảm sút và phẫu thuật nhiều lần. Tháng 12/2012, ông Hugo tuyên bố cần tiếp tục phẫu thuật và chỉ định người kế nhiệm ông trong trường hợp xấu xảy ra với sức khỏe của mình. Người được ông chỉ định là Phó tổng thống Nicolas Maduro. Ngày 5/3, Tổng thống Hugo Chavez qua đời.
Cái chết bất ngờ của nhà lãnh đạo Hugo Chavez để lại muôn vàn đau xót trong lòng người dân Venezuela, những người tin tưởng bầu ông ở lại cương vị tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo.
Cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher
Margaret Thatcher – cựu Thủ tướng Anh nổi tiếng với biệt danh “người đàn bà Thép” – qua đời vào ngày 8/4 ở tuổi 87.
Bà Thatcher trong bức hình chụp năm 1990. Ảnh: Getty Images.
Trong những năm trước khi bà Thatcher qua đời, sức khỏe của bà đã giảm sút rõ rệt. Tháng 12/2012, bà phải nhập viện để cắt bỏ khối u ở bàng quang. Bà qua đời ngày 8/4 sau một cơn đột quỵ.
Bà Thatcher từng là lãnh đạo Đảng Bảo thủ từ năm 1975 đến 1990, Thủ tướng Anh trong suốt thập niên 1980 (1979 – 1990) và là người phụ nữ duy nhất đến nay giữ hai chức vụ đó. Nhiệm kỳ thủ tướng của bà dài nhất trong lịch sử Anh kể từ năm 1827.
Theo TTVN
Chuyên cơ Tổng thống Pháp bị nhóm nổi dậy bao vây
Hàng chục phần tử nổi dậy mang súng trường đã bao vây chuyên cơ của Tổng thống Pháp Francois Hollande trong cuộc đối đầu căng thẳng tại thủ đô của Cộng hòa Trung Phi, khi ông Hollande có chuyến thăm chớp nhoáng tới nước này.
Chuyên cơ của Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Tờ Le Parisien của Pháp đưa tin, 7 chiếc xe, mỗi chiếc xe chở khoảng 10 tay súng mặc đồng phục, đã tiếp cận máy bay trên đường băng, không lâu sau khi nó hạ cánh xuống sân bay Bangui ở thủ đô Bangui vào tối ngày 10/12.
Các tay súng đã xuống xe và cầm súng trường đứng trước máy bay, vốn cũng chở phu nhân của ông Hollande - bà Valerie Trierweiler, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và các trợ lý tổng thống trên đường trở về sau lễ tưởng niệm cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela tại Johannesburg.
Các binh sĩ Pháp đã đàm phán với các tay súng và sau vài phút căng thẳng, thủ lĩnh nhóm nổi dậy đã yêu cầu các tay súng rời đi, tờ Le Parisien, cho biết, trích dẫn chính phủ Pháp và các nguồn tin địa phương.
Khi ông Hollande bước ra từ tòa nhà tại căn cứ quân sự liền kề, nơi ông hội đàm với Tổng thống lâm thời Cộng hòa Trung Phi Michel Djotodia, các tay súng đã rời đi.
Giới chức quốc phòng Pháp đã phủ nhận rằng ông Hollande bị nguy hiểm, và cho biết các tay súng là các vệ sĩ của Tổng thống Cộng hòa Trung Phi. Họ rời đi khi các cuộc hội đàm bắt đầu, giới chức cho biết, mặc dù không giải thích tại sao.
Pháp đã triển khai 1.600 binh sĩ đên Trung Phi trong môt chiến dịch được Liên hợp quốc hậu thuẫn để lập lại an ninh tại nước này sau các vụ xung đột phe phái, vốn cướp đi sinh mạng của hàng trăm người trong những tuần qua.
Theo Dantri
Lễ tang Mandela lại gây bão vì thông dịch viên giả mạo Dư luận dậy sóng khi phát hiện thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu tại lễ tangcố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela là giả mạo, làm hoen ố sự kiện này. Cụ thể, trong lễ tang của cố Tổng thống Mandela, thông dịch viên này mặc áo vest đen, đeo một đường chuyền an ninh đứng chung sân khấu với Tổng thống...