4 vật dụng nhà nào cũng có nhưng sử dụng sai cách sẽ dễ dàng đưa vi khuẩn vào cơ thể, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe
Có thể bạn chưa bao giờ nghĩ rằng những vật dụng quen thuộc này nhiều khả năng sẽ gây hại cho sức khỏe của mình đến vậy.
Con người cần sử dụng rất nhiều vật dụng thiết yếu hàng ngày để mang lại sự tiện lợi cho cuộc sống, từ tăm xỉa răng đến đồ dùng gia đình. Nhưng không phải toàn bộ những vật dụng cần thiết hàng ngày trong gia đình bạn đều tốt cho sức khỏe, nếu sử dụng không đúng cách, chúng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Bác sĩ Niu Xiaomo của Trung Quốc mới đây đã trả lời tờ Sohu , cho rằng nên vứt bỏ những vật dụng tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe này vào đúng thời điểm.
1. Bông tắm
Bạn có thường xuyên sử dụng bông tắm không? Thực tế, đồ dùng này rất hữu ích, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bông tắm rất dễ sinh vi khuẩn, nấm mốc, nếu cơ thể có vết thương, khi chà xát với bông tắm sẽ rất dễ gây nhiễm trùng. Rất nhiều bệnh viêm nang lông cũng xuất phát từ đây, bác sĩ Niu Xiaomo đã gặp nhiều trường hợp như vậy.
Dù vậy, điều này không có nghĩa là bạn không thể sử dụng bông tắm. Bác sĩ Niu Xiaomo khuyến cáo mọi người nên chọn loại bông tắm làm bằng sợi tự nhiên và thay mới sau mỗi tháng sử dụng. Đừng chỉ để bông tắm đã sử dụng ở trong nhà tắm, bông tắm ướt dễ sinh vi khuẩn hơn. Thay vào đó, hãy rửa thật sạch nó, phơi khô và để ở nơi khô ráo, thoáng mát để sẵn sàng cho lần dùng tiếp theo.
Video đang HOT
Cắt móng tay là việc ai cũng phải làm đúng không? Và để làm được điều đó, chắc hẳn chúng ta không thể dùng dao trong bếp hay kéo cắt giấy được mà phải có kìm cắt móng tay. Nhưng kìm cắt móng tay cũng dễ chứa vi khuẩn. Chính vì móng tay của chúng ta rất dễ bám một số vi khuẩn, do đó, trong quá trình cắt tỉa móng, vi khuẩn sẽ bám vào dụng cụ cắt móng tay.
Chắc ít ai nghĩ đến việc vệ sinh bấm móng tay, nếu không vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn bám trên bấm móng tay sẽ sinh sôi nảy nở, dễ gây nhiễm trùng da. Phương pháp sử dụng đúng là sau khi cắt tỉa móng, bạn nên rửa sạch dụng cụ cắt móng bằng xà phòng và nước.
Sự ra đời của máy ép trái cây đã khiến mong muốn được uống nước trái cây tươi tại nhà của mọi người được hiện thực hóa. Tuy nhiên, máy ép trái cây cũng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn? Vì vòng cao su của máy ép trái cây đã qua sử dụng rất dễ sinh vi khuẩn, nếu bạn tiếp tục sử dụng trong những lần sau, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào nước ép và đi vào cơ thể để gây bệnh.
Do đó, mỗi khi sử dụng máy ép trái cây xong, bạn phải nghĩ đến việc vệ sinh máy kịp thời, đặc biệt là vòng cao su.
4. Tăm bông
Tăm bông không chỉ để ngoáy tai, nó còn có thể dùng để cầm máu, làm sạch… mang lại hiệu quả rất tốt. Nhưng theo bác sĩ Niu Xiaomo, bạn không nên dùng tăm bông để lấy ráy tai, vì đầu tăm bông có bông dày dễ đẩy ráy tai đi vào sâu bên trong tai, không những vậy việc dùng tăm bông cũng rất khó để giúp bạn vệ sinh tai và còn làm tăng nguy cơ sinh sôi vi khuẩn.
Vì vậy, khi muốn lấy ráy tai, bạn nên dùng cây lấy (ngoáy) tai chuyên dụng để lấy sạch cẩn thận. Nếu ráy tai nhiều có thể đến bệnh viện khám, bác sĩ sẽ giúp bạn làm sạch nó.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline
Vì sao không nên sử dụng bông tắm?
Treo bông tắm ở những nơi ẩm ướt dễ tạo ra môi trường không sạch sẽ cho vi khuẩn phát triển.
Bác sĩ Charles, Đại học Southwestern Texas (Mỹ) - chuyên gia trong việc việc chăm sóc da - cho biết việc dùng bông tắm để vệ sinh cá nhân hàng ngày là không cần thiết.
"Bông tắm được xem là túi chứa đựng vi khuẩn, cũng như chiếc khăn lau mặt hàng ngày. Những món đồ được treo ở nơi ẩm ướt dễ tạo ra môi trường cho vi khuẩn phát triển. Sản phẩm bông tắm bọt biển cứng có thể gây ra những vết rách trong khi người dùng rửa mặt", anh cho hay.
Bông tắm làm bằng sơ mướp. Ảnh: Huff Post.
Thực tế, có đến 98% bác sĩ da liễu đưa ra lời cảnh báo không nên sử dụng bông tắm. Bác sĩ J. Matthew Knight (Orlando, Mỹ) chia sẻ trên tờ New York Post rằng chúng ta nên bỏ thói quen này vì công dụng của sản phẩm là loại bỏ da chết trên cơ thể, nhưng sau đó các tế bào da chết vẫn nằm trên bề mặt của bông tắm, dễ xuất hiện nấm mốc.
"Trong quá trình tắm rửa, các loại vi khuẩn và tế bào chết sẽ bị giữ lại trong bông tắm. Hầu hết vi khuẩn này đa dạng về chủng loại. Điểm chung của chúng là có sức sống và độ sinh sản mãnh liệt, nhất là vào ban đêm", ông nói thêm.
Nếu bạn sử dụng bông tắm sau khi cạo râu, tất cả vi khuẩn có thể len lỏi vào những vết cắt và gây nhiễm trùng da. Tuy nhiên, việc vệ sinh thật sạch sau mỗi lần sử dụng là điều cần thiết.
Sau mỗi lần tắm, người dùng cần phơi món đồ ở nơi khô ráo và không nên treo ở các khu vực ẩm ướt như phòng tắm. Ngoài ra, phải thay bông tắm thường xuyên sau 3 tuần. Tuyệt đối không sử dụng bông tắm khi cơ thể nổi mụn nhọt, vết thương dễ làm lây lan vi khuẩn.
Bông tắm là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn có hại cho cơ thể. Ảnh: Naver.
3 mẹ con lần lượt phát hiện nhiễm virus HPV, nguyên nhân xuất phát từ vật dụng chị em thường xuyên dùng trong nhà tắm Chỉ vì vật dụng quen thuộc nhiều chị em phụ nữ thường dùng trong nhà tắm này mà khiến cho cô Xiao Ou và 2 con gái đều phát hiện nhiễm virus HPV. Xiao Ou là một người mẹ mới sinh con, sinh con đầu lòng được khoảng 2 năm thì cô có đứa con thứ 2. Do có ít kinh nghiệm làm...