4 tuyệt chiêu đối phó chồng… vũ phu
Vẫn còn quá nhiều chị em phụ nữ, nhất là những người phụ nữ ở các vùng nông thôn, miền núi luôn cam chịu cảnh sống cùng những ông chồng vũ phu.
Có những người đã dũng cảm đứng lên để giải quyết vấn đề, thế nhưng không ít chị em phụ nữ đã âm thầm chịu đựng để rồi nhận về những tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần.
Rất nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ, hay những người vợ trầm cảm là những hậu quả từ việc lấy phải chồng có ‘máu’ vũ phu. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này, hãy lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh.
Lập ra nguyên tắc ngay từ đầu
Chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh chia sẻ câu chuyện “ba lần” được lưu truyền trong các hội nhóm chị em đã lập gia đình.
Chuyện là khi mới cưới nhau, chị T., một nhân viên văn phòng đang làm việc tại Hà Nội đã nêu rõ quan điểm với chồng rằng: “Lần thứ nhất gây sự, hai vợ chồng ngủ riêng, không ân ái trong hai tuần. Lần thứ hai đánh vợ, họp mặt gia đình hai họ. Lần thứ ba động chân tay, em và con sẽ về nhà ngoại một tháng để anh có thời gian suy nghĩ”.
Câu chuyện này đã gây bão trên mạng xã hội vì những tuyệt chiêu độc của chị vợ khi đánh vào tâm lý, đánh vào những thứ đàn ông coi trọng nhất: sĩ diện, con cái và tình dục.
Tùy vào tính cách của chồng, chị em nên đặt ra những luật ngầm trong gia đình để mọi việc được vào khuôn khổ ngay từ đầu.
Sau những cuộc vui với những cốc bia ngụm rượu, hay sau khi người chồng của mình không vui như thua lỗ trong chuyện làm ăn, chị em nên học cách kiểm soát bản thân trước khi muốn chồng thay đổi.
Video đang HOT
Nếu với những người chồng hiền lành, việc nhắc nhở anh ấy trong những trường hợp trên là cần thiết thì với những anh chồng có thói quen dùng vũ lực, chị em chúng ta cần khéo léo hơn.
Vốn có bản tính nóng nảy, những người chồng hay vũ phu, rượu chè sẽ sẵn sàng gây chuyện với bạn nếu bạn cứ ca mãi bài ca trách móc hay than thở.
Lời nói của bạn khi đó không khác nào một can dầu đổ vào đống lửa đang ngùn ngụt cháy, khiến cho cơn tức giận của anh ấy càng dâng cao.
Hãy đợi đến lúc anh ấy có khả năng kiểm soát bản thân, và vợ chồng có thể ngồi nói chuyện để giải quyết vấn đề.
Dấu hiệu của người chồng hay vũ phu thường là rất nóng tính và khó kiềm chế. Nếu bạn cứ khăng khăng cãi lý cho bằng được để bảo vệ quan điểm của mình thì chỉ thiệt cho bản thân thôi. Thay vào đó hãy dùng sự nhẹ nhàng và ngọt ngào để đối xử với anh ấy.
Ví dụ như khi có bất đồng về một vấn đề, thay vì việc gân cổ lên, nhất nhất không đồng ý với chồng thì bạn nên phân tích cái lợi, cái hại để chồng hiểu ra. Quan trọng nhất vẫn là chiêu dùng tâm lý để trị bạo lực. Chắc chắn anh ấy sẽ dần dần mềm mỏng hơn với bạn.
Trước khi kết thúc, hãy nghĩ đến lý do mình bắt đầu. Không tự nhiên mà bạn lại lựa chọn chung sống cả đời với người chồng của mình đúng không? Có thể anh ấy khó tính, cộc cằn và hay động chân tay, thế nhưng anh ấy lại là một người bố rất chiều con, hay rất biết quan tâm đến gia đình nội ngoại thì sao?
Tạo hóa sinh ra mỗi con người đều không hoàn hảo, vì vậy hãy cố gắng vì mối quan hệ của cả hai nếu mọi chuyện chưa quá nghiêm trọng.
Giữ cho mình tâm lý vững vàng và thường xuyên tiếp thu những năng lượng tích cực. Chắc nhiều chị em cũng tự hỏi cố gắng thế nào khi đã xuất mọi chiêu rồi mà chồng mình vẫn đâu hoàn đấy. Vậy thì hãy dùng thử chiêu cuối dưới đây nhé.
Nàng U30 'đau đầu' khi không biết chọn lấy người mình yêu hay người yêu mình
Tôi đang đứng ở ngã ba đường, không biết lựa chọn ngả nào vì nghe người ta nói thì thấy đường nào cũng hay.
Tôi cần phải dứt khoát chọn một trong hai ngả đường này. (Ảnh minh họa)
Kính gửi chuyên gia tâm lý!
Tôi là một cô gái năm nay sắp 29 tuổi, tốt nghiệp Đại học Thương mại và đã đi làm được 6 năm. Ai cũng bảo tôi là công việc ổn định rồi, lấy chồng đi kẻo muộn. Nhất là bố mẹ tôi thì không mấy bữa cơm là không nhắc đến chuyện ấy, làm cho tôi cuống lên vì sợ ế. Nhưng hiện nay, tôi rất phân vân như người đứng giữa ngã ba đường, không biết chọn đường nào? Đó là phải lựa chọn giữa hai đối tượng trong tầm tay của tôi. Tôi muốn xin chuyên gia một lời khuyên.
Người thứ nhất, tạm gọi là anh A. Anh hơn tôi 4 tuổi đang làm cùng công ty với tôi. Anh theo đuổi tôi đã hai năm nay. Dù tôi cố tình lảng tránh anh vẫn không bỏ cuộc. Anh còn bảo không thể sống thiếu em khiến tôi cũng hơi cảm kích. Nhiều người bảo anh là người tốt, hiền lành chịu khó chỉ có điều, tôi không hề cảm thấy rung động tí nào với anh ấy. Ngồi café với nhau, tôi thấy chán ngắt. Ngay cả hình thức con người anh ấy, tôi cũng không có cảm tình. Thế nhưng A lại rất quan tâm săn đón tôi. Bây giờ tôi OK thì anh ấy cưới liền. Có bạn gái khuyên lấy người yêu mình sẽ được chiều chuộng, chẳng sướng một đời à?
Người thứ hai, tạm gọi là anh B. Anh chỉ hơn tôi 2 tuổi, làm về công nghệ thông tin cho một công ty liên doanh. B có vẻ hơi bị kiêu, ít nói nhưng anh ấy nói câu nào tôi cũng thấy hay. Ngồi với B, tôi không biết chán bao giờ. Nét mặt anh có vẻ phớt đời và đôi mắt trong veo của anh khiến tôi chỉ nhìn vào đấy cũng đủ xao xuyến. Mặc dù bố mẹ B rất mến tôi, hay gọi tôi là "con dâu" nhưng B đối xử với tôi cứ hờ hững thế nào. Có lần B nói thẳng là anh ta chỉ quý chứ không yêu tôi. Nhưng gần đây, bố anh ta nửa đùa nửa thật nói rằng nếu tôi đồng ý lấy B, ông bà sẽ sang nhà tôi làm việc luôn. B cũng không phản đối gì, anh ta vốn là người con rất nghe lời cha mẹ. Em gái tôi bảo rằng còn chần chờ gì nữa, không gì hạnh phúc bằng lấy được người mình yêu.
Quả thực lúc này tôi rất phân vân vì tôi nghĩ rằng cơ hội để người con gái lựa chọn không phải là nhiều lắm. Tôi cần phải dứt khoát chọn một trong hai ngả đường này. Tôi rất mong chuyên gia sớm cho tôi một lời khuyên trước khi tôi dấn thân vào một trong hai con đường đầy mạo hiểm.
Phương Thảo, Quận Ba Đình - Hà Nội
CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Chuyên gia tư vấn Tâm lý Trịnh Trung Hòa
Ngả đường thứ nhất, nếu bạn lấy A, tức là lấy người yêu mình. Nhiều người nghĩ rằng dù mình không yêu người ta nhưng chắc chắn sẽ được người ta hết lòng chăm sóc, chiều chuộng mình, luôn đáp ứng những ham muốn của mình thật là sung sướng một đời.
Ngả đường thứ hai, nếu bạn lấy B, tức là lấy người mình yêu, có người cho rằng, dù có vất vả cực nhọc cũng vẫn sướng. Chỉ nguyên việc được sống chung một nhà, hàng ngày được ngắm nhìn người mình yêu cho "đã" mắt, nhất là lại được ăn cùng mâm, ngủ cùng giường là hạnh phúc quá rồi, còn đắn đo gì nữa. Cho dù người ta không yêu mình, miễn là cứ chấp nhận chung sống vợ chồng với mình. Ta cố công chăm sóc, biết đâu rồi anh ta chẳng yêu mình?
Theo cách lập luận đó, hai ngả đường nói trên nghe cũng chẳng phải là không hấp dẫn. Song tiếc rằng, đa số những người lập luận như thế đều chưa qua cuộc sống vợ chồng nên họ tưởng tượng vậy thôi. Họ có thể đúng nếu cuộc sống chung chỉ kéo dài ít ngày. Trong thời gian ngắn ngủi ấy, có thể người ta chưa kịp cảm thấy sự chán chường của thứ tình yêu mà các nhà tâm lý học gọi là "tình yêu đơn phương". Bởi vì, con người ta sinh ra ai cũng phải yêu. Sống mà không yêu đâu phải là sống mà chỉ là tồn tại.
Trong cuộc sống chung, nếu chỉ một người yêu, còn người kia không yêu đáp lại, tức là họ không "sống" đúng với nghĩa của từ này mà chỉ đang "tồn tại" khác nào cái xác không hồn? Bạn hãy thử tưởng tượng, trong ngôi nhà của bạn, có một người chồng hay vợ chỉ tồn tại vật vờ, tẻ nhạt, không thiết gì bạn và cũng chẳng thiết cái gì thì bạn có thể hạnh phúc với "cái xác" ấy được không? Có thể lúc này bạn tặc lưỡi: "Thế cũng được! Nhưng cuộc sống không đơn giản thế đâu!
Khi chúng ta đã thừa nhận rằng, con người, ai cũng cần phải yêu thì khi họ đã không yêu bạn, chắc đâu họ không yêu người khác? Khi họ không có tình yêu trong hôn nhân chắc đâu họ lại chẳng có tình yêu ngoài hôn nhân? Chắc đâu họ không ngoại tình? Nhất định ý nghĩ ấy sẽ dày vò bạn, sẽ làm cho bạn ghen tuông theo dõi rình mò. Sẽ khổ sở chứ không hạnh phúc đâu!
Nói tóm lại khi ta đã không chấp nhận tình yêu đơn phương thì không thể chấp nhận lấy "người yêu mình" hay "người mình yêu". Nhưng có người vẫn cố tình nghĩ rằng, cứ lấy đi, cứ chung sống đi, rồi sau tình yêu sẽ đến cả từ hai phía.
Thực ra, không có gì ảo tưởng hơn. Ngay lúc chưa được sống chung, nghĩa là lúc khát khao nhau nhất mà còn không làm được điều đó thì mong gì sau khi đã lấy nhau? Đến ngay cả những đôi yêu nhau say đắm mà sau khi kết hôn chưa được bao lâu tình yêu cũng còn tàn lụi thì hy vọng gì điều ngược lại xảy ra?
Có thể ví câu hỏi "Nên lấy người yêu mình hay lấy người mình yêu ?" chẳng khác gì hỏi "Nếu phải què một chân thì nên què chân nào?". Nghĩa là cả hai ngả đường ấy đều bất hạnh thì tại sao ta cứ phải chọn một trong hai phương án đó? Nếu biết trước cuộc hôn nhân sẽ không hạnh phúc, tại sao ta còn dấn thân vào? Mọi người có thể giục giã nhưng không ai ép buộc được hôn nhân của bạn. Nếu bạn nghĩ 29 tuổi chưa lấy chồng là muộn thì e rằng lấy đại đi nhưng không sống nổi, lại phải ly hôn để làm lại từ đầu thì còn muộn hơn.
Chúc bạn bình tĩnh suy nghĩ và có thái độ dứt khoát. Còn ngả đường khác đấy bạn ạ! Có nên tặc lưỡi đi liều vào một trong hai ngả đường tương lai mờ mịt không?
Thân mến chào bạn!
60 năm không một tiếng cãi vã, đôi vợ chồng Nhật Bản cùng tận hưởng "quả ngọt hạnh phúc" Cuộc sống về già đầy hạnh phúc của ông Shuichi và bà Eiko là thành quả cả đời của họ. Nhiều người trẻ tuổi thường nói: Làm việc ở thành phố quá mệt mỏi, không hạnh phúc, đợi sau này có tiền sẽ đến vùng nông thôn để hòa hợp với thiên nhiên, yên tâm sống những tháng ngày về hưu êm đềm....