4 tướng Tư lệnh Thái Lan cự tuyệt “phe áo vàng”, ủng hộ bầu cử
Ngày 14-12, trong cuộc hội thảo giữa các lãnh đạo quân đội Thái Lan và thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban, các nhà lãnh đạo quân đội đã bác bỏ yêu cầu của thủ lĩnh biểu tình và cho rằng quân đội sẽ giữ thái độ trung lập đồng thời bày tỏ sự ủng hộ một cuộc tổng tuyển cử sắp tới.
Sau một cuộc hội thảo được tổ chức để thu thập quan điểm của công chúng về cuộc xung đột chính trị kéo dài tại nước này, tư lệnh lục quân – Tướng Prayuth Chan-ocha, tư lệnh hải quân – Đô đốc Narong Pipatanasai, lực lượng không quân – Tướng Prajin Juntong và tư lệnh tối cao – Tướng Tanasak Patimapakorn đã quyết định ủng hộ tổ chức cuộc bầu cử toàn quốc, dự kiến vào ngày 2-2, sau khi Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra giải tán quốc hội vào tuần trước.
Hội thảo được tổ chức tại trụ sở quân đội Thái Lan ở ngoại ô phía bắc thủ đô Bangkok, đã được các nhà lãnh đạo quân đội xem là “diễn ra suôn sẻ và hòa bình”, nhưng vẫn có những quan điểm bất đồng và trái ngược về cuộc xung đột chính trị tại nước này.
Trả lời về những yêu cầu và mục tiêu của thủ lĩnh biểu tình tại hội thảo, các tướng lĩnh quân đội trên đã từ chối không đứng về phe nào trong cuộc xung đột chính trị này và duy trì thái độ trung lập trong tình hình hiện nay.
Tướng Thanasak Patimaprakorn trong phát biểu khai mạc hội thảo cho rằng nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang Thái Lan là bảo vệ cuộc sống và tài sản của tất cả người dân Thái Lan. Theo vị tướng này thì để có hòa bình và thịnh vượng cần phải giải quyết các vấn đề hiện nay tại Thái Lan một cách đúng đắn không để những chu kỳ cũ như trong quá khứ tái diễn.
Video đang HOT
Xe tăng của lục quân Thái Lan trong cuộc đảo chính năm 2006
Trước đây, Quân đội tại Thái Lan đã từng tiến hành hay đứng đằng sau 18 cuộc đảo chính trong vòng 80 năm qua ở Thái Lan; trong đó có cuộc đảo chính hồi năm 2006 lật đổ thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai của bà Yingluck Shinawatra.
Trong khi đó, tư lệnh tối cao quân đội Thái Lan cho rằng một “Ủy ban trung ương” có thể được thành lập để giúp Ủy ban Bầu cử nhằm đảm bảo cuộc bầu cử toàn quốc này sẽ được tổ chức một cách công bằng và minh bạch và không có bất kỳ gian lận mua phiếu bầu nào.
Ông không cho biết chi tiết, nhưng cho rằng nhân dân trên mọi miền đất nước được khuyến khích đi bầu cử trong khi binh lính có thể tham gia một cuộc vận động trên toàn quốc để có được số lượng người tối đa đi bầu cử.
Cựu phó thủ tướng Suthep Thaugsuban, lãnh đạo lực lượng biểu tình chống chính phủ, tuyên bố tại hội thảo rằng ông không đồng ý với cuộc bầu cử mà không có “những cải cách toàn quốc” được tiến hành trước đó và tuyên bố sẽ diệt tận gốc “quyền lực Thaksin,” đề cập đến người anh trai đang sống lưu vong của bà Yingluck, cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra.
Theo ANTD
Thủ lĩnh đoàn biểu tình gặp thủ tướng Thái, quyết tâm lật đổ chính quyền
Ông Suthep Thaugsuban, thủ lĩnh đoàn biểu tình chống chính phủ, cho biết đã gặp gỡ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, nhưng tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc biểu tình nhằm lật đổ chính quyền nước này.
Người biểu tình Thái Lan trên đường phố Bangkok - Ảnh: Reuters
"Tôi đã nói với bà Yingluck rằng đây là lần duy nhất và cũng là lần cuối cùng tôi gặp bà ấy cho đến khi quyền lực được trao trả cho người dân Thái", AFP dẫn lời ông Suthep, cựu Phó thủ tướng Thái, nói trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 1.12.
Ông Suthep khẳng định "giải pháp duy nhất là trao trả quyền lực cho người dân Thái. Sẽ không có thương lượng và việc trao trả quyền lực cho người dân phải hoàn tất trong vòng hai ngày".
Ông Suthep còn cho biết, bà Yingluck đã không đưa ra được câu trả lời cho những yêu cầu của ông. "Chúng tôi sẽ không hài lòng với việc giải tán quốc hội hoặc bầu cử sớm", ông Suthep tuyên bố.
Theo AFP, cuộc gặp gỡ giữa ông Suthep và bà Yingluck diễn ra tại một vị trí bí mật, dưới sự chứng kiến của các quan chức quân đội Thái, nhưng không công bố thời gian.
Khoảng 30.000 người biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan đã tràn vào các cơ quan nhà nước vào ngày 1.12, chiếm đóng một đài truyền hình và buộc Thủ tướng Yingluck phải đi lánh nạn khẩn cấp.
Cảnh sát đã phải dùng hơi cay và vòi rồng để trấn áp đoàn người biểu tình.
Tính đến ngày 1.12, đã có bốn người chết và 57 người bị thương sau những cuộc biểu tình rầm rộ chống chính phủ tại thủ đô Bangkok, AFP dẫn số liệu của Trung tâm khẩn cấp Erawan ở Bangkok.
Theo TNO
Thái Lan tổ chức đối thoại cải cách chính trị Hôm qua, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra thông báo tổ chức một cuộc đối thoại với người dân vào ngày 15.12 về cải cách chính trị để tìm hướng ra cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Ông Suthep phát biểu với báo chí tại Bangkok - Ảnh: Minh Quang Bà kêu gọi các tổ chức, kể cả phe biểu tình cùng tham...