4 tư thế làm “chuyện ấy” khi mang bầu để con vẫn an toàn
Với những mẹ bầu có sức khỏe ổn định, thai kỳ bình thường thì hoàn toàn có thể tận hưởng “chuyện ấy” mà không cần lo lắng.
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu lo lắng, sợ hãi và không dám “yêu” suốt 9 tháng vì lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Trên thực tế, các chuyên gia đã khẳng định nếu mẹ có một thai kỳ bình thường, sức khỏe ổn định thì hoàn toàn có thể làm “chuyện ấy”. Thậm chí, “yêu” trong thai kỳ còn mang lại không ít lợi ích cho cả mẹ và em bé.
Tuy nhiên, mẹ bầu và đối tác cũng cần lựa chọn tư thế “yêu” thích hợp để tránh gây áp lực lên bụng bầu. Mẹ hãy thử 4 tư thế dưới đây.
1. Tư thế “yêu” khi mang thai
Tư thế phía sau
Tư thế đi vào từ phía sau luôn được xem là tư thế thích hợp nhất cho mẹ bầu vì đối phương sẽ không lo ảnh hưởng đến bụng mẹ bầu. Ở vị trí này, người đàn ông cũng dễ dàng kiểm soát được tần suất và sức mạnh để tránh việc quá mạnh bạo sẽ khiến mẹ bầu không thoải mái.
Bố mẹ cần chọn tư thế “yêu” phù hợp để an toàn cho em bé trong bụng. (Ảnh minh họa)
Đây là tư thế quan hệ thích hợp nhất cho những mẹ bầu ba tháng cuối khi bụng đã to và nặng nề. Vì với tư thế này, mẹ sẽ không phải lo bụng bầu bị chèn ép, cơ thể cũng không phải chịu quá nhiều áp lực.
Nằm nghiêng, đối mặt nhau
Khi quan hệ trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ, mẹ bầu tốt nhất nên hạn chế nằm ngửa vì có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy. Do đó, tư thế truyền thống sẽ không thích hợp trong giai đoạn này.
Thay vào đó, bạn có thể xoay nghiêng người, đặt một cái gối đỡ dưới mông và lưng. Trong khi đó, đối phương cũng nằm nghiêng và đối mặt với bạn. Nếu thấy bụng quá lớn gây vướng víu, người chồng có thể nằm thấp xuống một chút.
Ngồi đối mặt nhau
Bạn hãy ngồi trên giường, đặt thật nhiều gối ở sau lưng và ngả ra trong khi mở rộng chân để đối phương có thể ngồi hoặc quỳ phía trước. Tư thế này giúp mẹ bầu không mệt mỏi và người đàn ông cũng dễ dàng kiểm soát, tránh va đập mạnh vào bụng bầu.
2. Những trường hợp bà bầu nào không được làm “chuyện ấy”
Tuy nói rằng “yêu” khi mang bầu mang lại nhiều lợi ích nhưng những mẹ bầu dưới đây lại cần hạn chế.
Ba tháng đầu của thai kỳ
Trong giai đoạn này, nội tiết tố của nữ giới bắt đầu thay đổi khiến họ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, cộng với tâm lý lo lắng nên hầu hết phụ nữ không có ham muốn trong “chuyện ấy”. Vì vậy, các ông chồng nên thấu hiểu cho vợ và nên tránh làm chuyện ấy khi mang thai trong 3 tháng đầu.
Tuy nhiên, trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ, các cặp đôi có thể “yêu” như bình thường nhưng cần chú ý nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương tới thai nhi.
Những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non thì tốt nhất nên kiêng chuyện “chăn gối”. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
2. Bà bầu có tiền sử sảy thai, đẻ non
“Yêu” khi mang thai không hề an toàn cho phụ nữ có tiền sử sảy thai, sinh non, xuất huyết vì việc này sẽ kích thích làm tử cung co bóp đẩy thai ra ngoài. Nếu thấy đau bụng hoặc xuất huyết sau khi quan hệ thì phải dừng chuyện ấy lại ít nhất hai tuần sau đó và gặp bác sĩ để được tư vấn.
3. Thai phụ mắc một số bệnh lý
Nếu thai phụ mắc các bệnh như chứng bất túc cổ tử cung (tử cung bị giãn nở trước khi thai nhi đủ ngày đủ tháng), huyết áp cao, nhau tiền đạo,… cũng nên tránh “yêu”. Trong trường hợp cả hai vợ chồng không thể kìm hãm ham muốn thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Ngoài ra, nếu bà bầu bị suy dinh dưỡng nặng, tăng cân ít, da xanh, thai bị suy dinh dưỡng cũng cần cân nhắc khi “yêu”.
Nội tiết tố nữ là gì? Nguyên nhân và cách chống suy giảm nội tiết tố nữ
Nội tiết tố nữ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với cơ thể người phụ nữ, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ nội tiết tố nữ là gì. Ngoài ra, suy giảm nội tiết tố nữ cũng là vấn đề mà nhiều chị em gặp phải nhưng chưa rõ dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị.
Nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố nữ là hormone sinh dục nữ chủ yếu do buồng trứng tiết ra, còn có một phần ở nhau thai, tuyến thượng thận... Nội tiết tố nữ có vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống của người phụ nữ bởi nó chính là yếu tố quyết định tới đời sống tình dục, vóc dáng, sự trẻ trung và vẻ ngoài của người phụ nữ.
Có hai loại nội tiết tố nữ chính là estrogen và progesterone. Ngoài ra, testosterone được coi là nội tiết tố nam nhưng thực tế, phụ nữ cũng sản sinh là nội tiết tố này nhưng chỉ với một lượng nhỏ.
Nội tiết tố nữ là yếu tố quyết định tính nữ, ngoại hình, nhan sắc, sự trẻ trung và chức năng tình dục, sinh sản của phụ nữ.
Estrogen
Estrogen là nội tiết tố nữ chính. Estrogen đóng một vai trò lớn trong sự phát triển sinh sản và tình dục, bao gồm: tuổi dậy thì, kinh nguyệt, thai kỳ và mãn kinh. Estrogen có ảnh hưởng tới những cơ quan như: não bộ, hệ tim mạch, tóc, hệ thống cơ xương, da và đường tiết niệu.
Nồng độ estrogen có thể được xác định bằng xét nghiệm máu, tính bằng đơn vị picogram trên mililit (pg/mL). Nồng độ estrogen được coi là bình thường khi: Nữ trưởng thành, tiền mãn kinh: 15-350 pg/mL; Nữ trưởng thành, mãn kinh:
Progesterone
Buồng trứng sẽ sản xuất ra nội tiết tố progesterone sau khi rụng trứng. Khi phụ nữ mang thai, nhau thai cũng sẽ sản xuất ra progesterone. Vai trò của progesterone là tạo niêm mạc tử cung cho trứng được thụ tinh, hỗ trợ quá trình mang thai, ức chế sản xuất estrogen sau khi rụng trứng.
Nồng độ progesterone cũng được xác định nhờ xét nghiệm máu, đơn vị được tính bằng nanogam trên mililit (ng/mL).
Testosterone
Testosterone chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể người phụ nữ nhưng vai trò cũng không kém quan trọng. Nó có ở tuyến thượng thận và buồng trứng. Testosterone có những chức năng bao gồm: ham muốn tình dục, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, sức mạnh của xương và cơ bắp. Nồng độ testosterone cũng được xác định bằng xét nghiệm máu. Nồng đồ testosterone được coi là bình thường ở phụ nữ là 15 -70 nanogram trên deciliter (ng/dL).
Nội tiết tố nữ là yếu tố không thể thiếu trong chức năng của cơ thể người phụ nữ. Tuy nhiên, nhu cầu nội tiết tố nữ thay đổi rất nhiều trong những giai đoạn khác nhau như tuổi dậy thì, mang thai, sinh con, cho con bú và tiếp tục thay đổi khi gần mãn kinh. Những thay đổi này là hoàn toàn tự nhiên.
Mất cân bằng nội tiết tố nữ
Nội tiết tố nữ sẽ thay đổi một cách tự nhiên trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Nó có thể thay đổi khi bước vào tuổi dậy thì, thai kỳ, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh, sử dụng biện pháp tránh thai hoặc liệu pháp hormone. Tuy nhiên, việc mất cân bằng nội tiết tố nữ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như: Hội chứng buồng trứng đa nang, dư thừa androgen, chứng rậm lông, suy giảm nội tiết tố nữ, sảy thai, đa thai hay khối u buồng trứng...
Suy giảm nội tiết tố nữ
Suy giảm nội tiết tố nữ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.
Suy giảm nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố nữ estrogen vô cùng quan trọng đối với cơ thể người phụ nữ bởi nó quyết định tới chức năng sinh dục, kiểm soát sự phát triển của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt và khi bắt đầu mang thai, sự tăng trưởng kích thước ngực, liên quan đến chuyển hóa xương và cholesterol, điều chỉnh lượng thức ăn, trọng lượng cơ thể, chuyển hóa glucose và độ nhạy insulin. Do đó, suy giảm estrogen cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống.
Suy giảm nội tiết tố nữ estrogen tức là việc sụt giảm nghiêm trọng nồng độ estrogen trong cơ thể. Nồng độ estrogen được coi là bình thường khi: Nữ trưởng thành, tiền mãn kinh: 15-350 pg/mL; Nữ trưởng thành, mãn kinh:
Đối tượng có nguy cơ suy giảm nội tiết tố nữ estrogen
Bắt đầu từ lúc dậy thì đến mãn kinh, phụ nữ đều có thể bị suy giảm nội tiết tố nữ estrogen, bất chấp lứa tuổi nào. Tuy nhiên, những đối tượng sau có thể có nguy cơ cao hơn:
- Phụ nữ sau tuổi 30
- Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh
Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh có nguy cơ suy giảm nội tiết tố nữ estrogen.
- Phụ nữ mắc các vấn đề về buồng trứng
- Phụ nữ sau sinh nở
- Phụ nữ mắc các bệnh về tuyến giáp
- Người lạm dụng các biện pháp tránh thai
- Nữ giới tuổi dậy thì
Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ estrogen
- Quan hệ tình dục đau và khô rát
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều
- Gia tăng nhiễm trùng đường tiết niệu
- Suy giảm ham muốn tình dục
- Xương yếu
- Người nóng bừng, mệt mỏi, phiền muộn, khó tập trung
- Đau đầu dồn dập, thường xuyên đau nửa đầu
Các dấu hiệu lão hóa da có thể là do suy giảm nội tiết tố nữ estrogen.
- Da khô, xuất hiện nếp nhăn và chảy xệ, giảm đàn hồi, xuất hiện những vết nám, tàn nhang, sạm da, đồi mồi...
- Vô sinh
Nguyên nhân suy giảm nội tiết tố estrogen
- Tuổi tác: Phụ nữ sau tuổi 30 sẽ bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh, do đó nồng độ estrogen bắt đầu suy giảm và được gọi là tiền mãn kinh. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng vẫn sẽ sản xuất estrogen nhưng chậm và ngừng sản xuất khi đến tuổi mãn kinh.
- Tập thể dục quá mức
- Rối loạn ăn uống, ví dụ như chán ăn
- Tuyến yên hoạt động kém
- Suy buồng trứng sớm, có thể là do yếu tố di truyền, độc tố hoặc tình trạng tự miễn dịch
- Hội chứng Turner
- Bệnh thận mãn tính
Cách điều trị suy giảm nội tiết tố nữ estrogen
1 Điều trị bằng giải pháp tự nhiên
- Ăn uống khoa học, hợp lý: Cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, ăn nhiều rau xanh, chất béo từ thực vật, bổ sung đầy đủ vitamin và chất xơ. Hạn chế sử dụng mỡ động vật, thực phẩm đóng hộp, chất kích thích, thức ăn nhanh..., tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
Chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm đáng kể nguy cơ suy giảm nội tiết tố nữ estrogen.
- Tập luyện thể dục thể thao
- Giảm căng thẳng, stress
2. Điều trị bằng can thiệp y tế
- Liệu pháp estrogen: Phụ nữ trong độ tuổi từ 25 - 50 bị thiếu estrogen thường được kê đơn liều cao estrogen. Việc này có thể làm giảm nguy cơ lãng xương, các triệu chứng mãn kinh, các bệnh tim mạch và mất cân bằng các nội tiết tố khác. Liều lượng thực tế sẽ tùy thuộc vào mức độ suy giảm estrogen và phương pháp điều trị. Trong một số trường hợp, việc điều trị lâu dài vẫn cần thiết ngay cả khi mức độ estrogen đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, liệu pháp estrogen dài hạn chủ yếu được khuyên dùng cho những phụ nữ sắp mãn kinh hoặc đã cắt bỏ tử cung. Liệu pháp estrogen được khuyến cáo chỉ áp dụng trong 1- 2 năm bởi nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
- Liệu pháp thay thế hormone (HRT): HRT được sử dụng để làm tăng mức độ hormone tự nhiên của cơ thể. Bác sĩ có thể đề nghị HRT nếu bạn đang đến tuổi mãn kinh. Do mãn kinh khiến nồng độ estrogen và progesterone giảm đi đáng kể, liệu pháp HRT sẽ giúp các yếu tố này trở lại mức độ bình thường. HRT có thể điều chỉnh về liều lượng, thời gian và sự kết hợp của các hormone. Tùy thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ, progesterone thường được sử dụng kết hợp với estrogen. Tuy nhiên, việc điều trị liệu pháp HRT có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đông máu, đột quỵ và ung thư vú.
Rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị tại nhà thế nào? Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu cho thấy những thay đổi thất thường về lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể, gây ảnh hưởng lớn nhất về mặt sinh lý. Rối loạn kinh nguyệt - nỗi lo của phụ nữ được điều trị tại nhà như thế nào? Ảnh Internet Trước khi đến gặp bác sĩ phụ khoa hãy cùng tham...