4 tip dưỡng cho bạn đôi môi hồng hào căng mịn
Đôi môi là vùng da cực kỳ mỏng và nhạy cảm, mặc dù rất khó chăm sóc nhưng chỉ cần bạn nắm vững 4 tips dưới đây thì sẽ có được đôi môi hồng hào và căng mịn.
Bí quyết để có đôi môi luôn hồng hào căng mịn
Tẩy trang kỹ cho môi
Nếu là người mê son và sử dụng son thường xuyên thì chắc hẳn sẽ biết việc dùng nhiều son mà không tẩy trang kỹ sẽ khiến môi khô và thâm rất nhanh.
Ảnh minh họa
Đôi khi chúng ta chỉ dùng khăn ướt để lau đi lớp son nhưng không hề để ý rằng thao tác này chỉ làm trôi đi lớp màu son mà thôi, còn lớp tint ở trên môi thì chưa được loại bỏ, dưỡng chất sẽ không thể thấm sâu. Chính vì vậy hãy lưu ý dùng nước tẩy trang để làm sạch môi, đặc biệt là những dòng son lì, chống nước thì hãy sử dụng tẩy trang chuyên dụng cho môi để đảm bảo môi được làm sạch hoàn toàn.
Nếu như bạn ngại sắm thêm một loại tẩy trang riêng cho môi thì có thể sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu. Hai loại dầu này có khả năng tẩy trang cho môi bên cạnh đó còn có thể cấp ẩm cho môi. Cách thực hiện cực kỳ đơn giản chỉ cần thoa lên môi giữ khoảng 5 phút, sau đó dùng khăn ấm lau sạch là hoàn thành xong bước tẩy trang.
Ảnh minh họa
Tẩy tế bào chết cho môi
Đây là cách giúp loại bỏ các lớp da chết bong tróc trên môi, giúp các dưỡng chất thấm sâu vào môi hơn. Giúp môi đủ ẩm không bị nứt nẻ và sẽ trở nên mịn màng hơn. Nhưng do da môi cực kỳ nhạy cảm nên chỉ cần tẩy từ 1-2 lần một tuần,sử dụng các thành phần lành tính để không tổn thương môi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Cấp đủ ẩm và dưỡng chất cho môi
Khi môi được cung cấp đủ ẩm sẽ tạo cảm giác căng mọng, mịn màng. Môi sẽ không bị bong tróc nứt nẻ. Cách đơn giản nhất là uống đủ nước để cấp ẩm cho môi. Không liếm môi để tránh môi bị mất nước, thay vào khi môi khô hãy thoa kem dưỡng. Một số phương pháp đơn giản như thoa vaseline, mật ong, dầu oliu hoặc đắp dưa chuột lên môi như vậy có thể cấp ẩm cho môi ngay lập tức.
Ảnh minh họa
Chống nắng cho môi
Đây có lẽ là việc không phải ai cũng để ý tới hoặc biết nhưng chưa thật sự chú trọng vào nó. Nếu bạn chỉ dừng lại ở việc chăm sóc mà không bảo vệ thì dù dưỡng đến đâu cũng không hiệu quả. Vậy nên khi ra ngoài để tránh tác động của tia cực tím hãy đeo khẩu trang, sử dụng son dưỡng chống nắng cho môi. Chống nắng cho môi sẽ giúp môi ngậm nước, cân bằng độ ẩm để môi luôn mịn. Bên cạnh đó ngăn cản tia UV để không gây hại cho môi như thâm môi, ung thư môi.
Những lưu ý trong chu trình dưỡng môi hằng ngày
Hạn chế sử dụng cafeine nhất là ở trong cà phê, nếu không hãy uống nhiều nước sau khi uống cà phê hoặc trà.
Không hút thuốc lá, không liếm môi.
Cung cấp vitamin C qua các loại hoa quả như cam, quýt. Một số thực phẩm cung cấp sắt như Đậu nành, đậu hà lan thịt bó, thịt heo,.. Vitamin B có trong sữa bơ, nấm, ngũ cốc…
Khi dùng son môi nên lưu ý lựa chọn kỹ càng, tìm hiểu rõ thành phần và nhãn hiệu để tránh tác dụng xấu cho môi.
Bị mụn nước do cháy nắng: Có 1 kiểu xử lý rất sai nhưng nhiều người vẫn hay làm
Cháy nắng nghiêm trọng không chỉ làm đỏ da, ngứa rát mà còn tạo ra những vết phồng rộp, mụn nước đầy khó chịu.
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), da phồng rộp là dấu hiệu của bỏng cấp độ hai nên mọi người cần lưu ý tới khu vực này để tránh nhiễm trùng. Joshua Zeichner, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Mount Sinai, thành phố New York cho biết, da bị đốt cháy nghiêm trọng sẽ làm phá hủy mối liên kết giữa các tế bào da, tạo ra vết phồng rộp chứa đầy chất lỏng bên trong.
Những mụn nước này gây nên cảm giác không hề dễ chịu. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn bị tổn thương nghiêm trọng do cháy nắng. Theo Tổ chức Ung thư Da, chỉ cần một vết phồng rộp nhỏ do cháy nắng gây nên cũng làm tăng gấp đôi khả năng phát triển ung thư hắc sắc tố sau này, dạng ung thư da nguy hiểm nhất.
Để chữa lành khu vực da bị tổn thương và bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của cháy nắng trong tương lai, mọi người nên tham khảo những lời khuyên và chia sẻ của các chuyên gia da liễu dưới đây:
Tự nặn mụn nước - hành động vô cùng sai lầm
Những vết phồng rộp, mụn nước có thể xuất hiện trên da khi bạn bị cháy nắng nghiêm trọng.
Mụn nước được ví như một chiếc túi chứa đầy chất lỏng và tự nặn mụn nước là hành động vô cùng sai lầm. Trên thực tế, chúng giúp chữa lành da và chống nhiễm trùng đáng kể. Do đó, nếu tác động đến vết phồng rộp này, bạn sẽ làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Theo bác sĩ Zeichner, hãy coi chúng như một miếng băng dán vết thương tự nhiên có công dụng bảo vệ lớp da nằm sâu bên dưới.
Gary Goldenberg, giáo sư kiêm giảng viên khoa da liễu tại Trường Y Icahn ở Mount Sinai, thành phố New York khuyến cáo, mọi người đừng bao giờ tự ý nặn mụn nước do cháy nắng gây nên. Sau một thời gian, những vết phồng rộp này sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp từ bên ngoài.
Cách điều trị và chữa lành mụn nước an toàn
Theo chuyên gia Goldenberg, bạn có thể mất đến hai tuần để các vết cháy nắng khỏi hoàn toàn. Dù vậy, mọi người nên thực hiện một số việc làm giúp đẩy nhanh quá trình tự lành dưới đây:
- Uống nhiều nước: Khi bạn bị cháy nắng, cơ thể sẽ cố gắng vận chuyển nhiều nước từ các khu vực khác lên da nhằm hạ nhiệt. Do đó, việc làm đầu tiên là bổ sung chất lỏng cho cơ thể để tránh mất nước.
- Băng vết thương: Nếu chỉ có một vài vết phồng rộp, bác sĩ Zeichner khuyên, bạn nên che chúng bằng băng để tránh vô tình chạm phải, đặc biệt khi ra ngoài trời. Đồng thời, đừng quên lựa chọn các loại quần áo phù hợp vừa bảo vệ làn da tối đa vừa tạo cảm giác thoải mái.
- Chườm đá: Nếu có điều kiện, mọi người nên chườm đá tại khu vực bị tổn thương để giảm sưng đau.
Nếu không có đó, bạn có thể sử dụng khăn ướt đắp lên khu vực bị tổn thương để giảm đau.
- Giữ ẩm: Dù quan tâm tới khu vực bị da phồng rộp do cháy nắng là quan trọng nhất, bạn cũng đừng quên lưu ý chăm sóc vùng da xung quanh vết thương. Tránh tắm nước nóng và chỉ sử dụng một lượng nhỏ xà phòng. Sau đó, mọi người nên bôi kem dưỡng da hoặc nha đam để giữ ẩm.
- Uống thuốc giảm đau nếu cần thiết: Tuy không làm tăng tốc độ chữa lành vết phồng rộp, uống thuốc giảm đau như aspirin hoặc ibuprofen có thể giúp giảm sưng, đỏ và những cơn đau khó chịu.
- Theo dõi thường xuyên: Nếu mụn nước tự vỡ và chảy dịch lỏng ra ngoài, bạn hãy nhẹ nhàng làm sạch khu vực đó bằng xà phòng và nước. Sau đó, bôi thuốc mỡ kháng sinh và che vùng da chịu tổn thương bằng băng gạc. Hãy theo dõi thường xuyên và nếu nhận thấy dấu hiệu phát ban hoặc vết phồng rộp có xu hướng chuyển biến nghiêm trọng, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
Làm thế nào để ngăn ngừa mụn nước do cháy nắng
Đừng quên sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời để chống lại tác động của tia cực tím lên da.
Dù vết cháy nắng đã lành, khu vực này vẫn dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với tia cực tím. Cách duy nhất để thực sự ngăn ngừa cháy nắng và sự xuất hiện của các vết phồng rộp là bôi kem chống nắng thường xuyên. Hãy sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và đừng quên bôi lại sau mỗi hai giờ khi hoạt động ngoài trời.
Tia UV ở ngưỡng nguy hại, làm thế nào để điều trị bỏng nắng? Làm mát da bằng khăn ướt, gạc ẩm hoặc dùng đá bọc trong một chiếc khăn xoa nhẹ lên vùng da cháy nắng, bôi kem dưỡng ẩm, kem chống nắng... Đến trường mùa nắng nóng: Làm sao để đảm bảo an toàn? Nắng như đổ lửa giữa dịch COVID-19, làm thế nào để không... đổ bệnh? 9 cách chăm sóc giúp da ngày...