4 tình huống phòng, chống dịch do virus Corona của Hà Tĩnh
Theo kế hoạch phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) trên địa bàn vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành, có 4 cấp độ dịch và tương ứng với đó là 4 tình huống thực thi.
Các bệnh viện ở Hà Tĩnh có nhiệm vụ tổ chức việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, lấy mẫu và xét nghiệm để phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Trên cơ sở nhận định, dự báo về nguy cơ bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona có khả năng lây lan thành dịch tại cộng đồng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống, Hà Tĩnh phân loại dịch theo 4 cấp độ.
Ở cấp độ 1 – khi chưa có ca bệnh xác định, tập trung giám sát phát hiện sớm trường hợp bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virút corona vào địa bàn tỉnh từ vùng có dịch.
Ở cấp độ 2 – có ca bệnh xác định xâm nhập vào địa bàn tỉnh, tập trung khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng, hạn chế số mắc và tử vong do bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virút corona.
Ở cấp độ 3 – dịch bệnh lây lan trên 20 trường hợp mắc trên địa bàn tỉnh, tập trung đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng.
Ở cấp độ 4 – trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh, tập trung huy động mọi nguồn lực trong tỉnh, đề xuất hỗ trợ từ Trung ương thực hiện khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất số mắc và tử vong do dịch bệnh.
Formosa Hà Tĩnh đặt các máy đo hồng ngoại tại cổng ra vào công ty
Video đang HOT
Dựa trên 4 cấp độ phân loại dịch sẽ có 4 tình huống thực thi tương ứng, trong đó mỗi tình huống đều nêu rõ 5 mặt cần triển khai từ công tác chỉ đạo, kiểm tra; công tác truyền thông; công tác giám sát, dự phòng; công tác điều trị; công tác hậu cần.
Ở tình huống 1 – chưa ghi nhận trường hợp bệnh, tập trung vào việc chỉ đạo triển khai các hoạt động tăng cường truyền thông phòng, chống dịch bệnh, giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch trong toàn tỉnh; truyền tải các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch tại các cơ sở điều trị và cộng đồng; lập khu vực cách ly riêng để khám và điều trị các trường hợp nghi ngờ nhiễm viêm phổi cấp do nCoV không được để lây nhiễm trong bệnh viện…
Ở tình huống 2 – xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập, sẽ kích hoạt Đội đáp ứng nhanh tại các đơn vị; tăng cường giám sát các trường hợp viêm phổi cấp có yếu tố dịch tễ liên quan, tăng cường giám sát, xét nghiệm để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch khi xuất hiện trường hợp bệnh đầu tiên, không để lan rộng; bố trí khu vực riêng để điều trị bệnh nhân (khu vực cách ly được chia thành ba đơn nguyên: Bệnh nhân nghi ngờ, bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định và khu lưu giữ bệnh nhân trước khi xuất viện)…
Phun hóa chất khử trùng tại các địa điểm lưu trú khách sạn, nhà nghỉ, khu nhà cho thuê có lao động nước ngoài ở TX Kỳ Anh
Ở tình huống 3 – dịch bệnh lây lan trên 20 trường hợp trong cộng đồng, tăng cường hoạt động BCĐ phòng chống dịch bệnh các cấp và Đội phản ứng nhanh tại các đơn vị, tổ chức thường trực 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày/tuần; triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới, đồng thời thực hiện việc giám sát trường hợp bệnh, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc; thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định; làm thông thoáng buồng bệnh để giảm nồng độ vi rút; tập trung tối đa nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật để điều trị bệnh nhân để hạn chế tối đa trường hợp tử vong…
Ở tình huống 4 – trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh, huy động, vận động toàn thể lực lượng xã hội tham gia các hoạt động đáp ứng dịch bệnh, kêu gọi sự hỗ trợ từ Trung ương để đảm bảo các nguồn lực chống dịch; thường trực phòng, chống dịch 24/24 giờ tại các đơn vị y tế từ tỉnh đến xã và huy động tối đa lực lượng nhân viên y tế, sinh viên y khoa, lực lượng vũ trang tham gia chống dịch; thiết lập bệnh viện dã chiến khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, một số cơ sở công cộng (trường học, nhà máy, xí nghiệp…) phải đóng cửa, các bệnh viện các tuyến trên địa bàn đã quá tải không có khả năng thu dung và điều trị thêm bệnh nhân…
Theo baohatinh
Du học sinh Việt Nam nâng cao ý thức phòng chống dịch do virus corona
Các du học sinh Việt Nam cho biết thường xuyên cập nhật thông tin, tự nâng cao ý thức trong việc phòng chống dịch do virus corona gây ra.
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến thời điểm cuối ngày 3/2, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV) trên thế giới tăng lên con số 17.486 ca mắc, trong đó tại lục địa Trung Quốc là 17.300. Tổng số trường hợp tử vong là 362, trong đó số tử vong ở lục địa Trung Quốc là 361, có 01 trường hợp tử vong ở Philippines.
Tổng số trường hợp mắc bên ngoài lục địa Trung Quốc là 185, ghi nhận tại 26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) các trường hợp mắc như sau:
1. Nhật Bản (20),Thái Lan (19), Singapore (18), Hàn Quốc (15), Hồng Kông, TQ (15), Úc (12), Mỹ (11), Đài Loan, TQ (10), Đức (10), Malaysia (8), Ma Cao, TQ (8), Việt Nam (8), Pháp (6), Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (5), Canada (4), Ý (2), Anh (2), Nga (2), Philippines (2), trong đó 1 trường hợp tử vong), Ấn Độ (2), Campuchia (1), Phần Lan (1), Nepal (1), Sri Lanka (1), Thuỵ Điển (1), Tây Ban Nha (1).
Tổng số người chết do virus corona trên thế giới hiện tại là 362 người. Ảnh: internet
Sáng 3/2, Bộ Y tế xác nhận thông tin Việt Nam có trường hợp thứ 8 mắc virus corona chủng mới (nCoV). Đó là nữ công nhân 29 tuổi, ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trước đó, ngày 31/1/2020, đoàn công tác chống dịch của Bộ Y tế đã xuống ổ dịch tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc để chỉ đạo, kiểm tra công tác chống dịch. Qua việc kiểm tra, rà soát các hoạt động phòng chống dịch, đoàn công tác và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc nhận thấy trường hợp V.H.L là 1 trong 8 người trở về từ Vũ Hán trên cùng một chuyến bay, trong đó có 3 người đã xác định mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, đang cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Khoa nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá.
Đây là một trường hợp tiếp xúc gần với các ca bệnh xác định có nguy cơ cao. Đoàn công tác của Bộ Y tế đã chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm xác định tác nhân, đồng thời đưa ngay trường hợp này vào cách ly tại cơ sở y tế cùng ngày 31/1/2020. Hiện bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh trong tình trạng sức khoẻ ổn định.
Như vậy, trong 8 bệnh nhân dương tính nCoV hiện nay ở Việt Nam, có 3 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2; 1 bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá; 1 bệnh nhân ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hoà và 2 người Trung Quốc đang cách ly ở Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, 1 bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM.
Tình trạng sức khoẻ của các bệnh nhân nhiễm nCoV tại Việt Nam ổn định, tiến triển tích cực. Riêng bệnh nhân điều trị tại BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa sức khỏe đã hoàn toàn ổn định và ra viện trong sáng nay, 3/2.
Bệnh nhân N.T.Tr điều trị tại BV Đa khoa Thanh Hóa đã khỏi bệnh và xuất viện lúc 10 giờ sáng nay, 3/2/2020.
Liên quan tới tình hình phòng chống dịch do virus corona, PV Báo Gia đình và Xã hội đã có cuộc trò chuyện với một số du học sinh Việt Nam tại một số nước trên thế giới.
Theo anh N.T.S, một du học sinh Việt Nam tại Đài Loan chia sẻ, trước tình hình dịch bệnh, chính quyền sở tại đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm phòng chống nguy cơ lây nhiễm virus corona lan rộng.
Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, chính quyền liên tục cảnh báo người dân về tình hình dịch bệnh, đề nghị người dân đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng xà bông... Một số trường đại học đang trong kì nghỉ cũng bắt đầu ra thông báo lùi thời gian bắt đầu học kì mới.
Nhìn chung, người dân Đài Loan khá có ý thức phòng chống các loại bệnh dịch. Mọi người tỏ ra khá lo lắng trước diễn biến của dịch bệnh do virus corona. Trong các quán ăn, dễ thấy mọi người rất chú ý lắng nghe các bản tin liên quan tới dịch bệnh được phát trên truyền hình. Hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang đi ra ngoài, đồng thời hạn chế tới những nơi đông người.
Trong khi đó chị Đ.T.N, du học sinh Việt Nam ở New Zealand thông tin, tại nơi chị đang theo học đích thân lãnh đạo nhà trường đã đến từng lớp để thông báo về tình hình dịch bệnh do virus corona.
New Zealand là một quốc đảo xa vùng trung tâm dịch, nguy cơ lây nhiễm rất thấp nhưng không phải là không có. Vì thế, việc phòng tránh dịch bệnh chủ yếu sẽ là tự bảo vệ bản thân bằng những việc nhỏ nhưng quan trọng như: Rửa tay với xà phòng nhiều nhất có thể khi tiếp xúc với không gian công cộng, hắt xì và ho dùng khuỷu tay che...vv.
"Điều đáng lo nhất là đoàn du học sinh Việt Nam, trong đó có tôi, sẽ phải quay về nước vào ngày 14/3 trên chuyến bay của China Southern Airlines. Chuyến bay sẽ quá cảnh tại Quảng Châu trong 2 giờ. Hiện anh chị em khá lo lắng. Vé do đề án 165 đặt, giờ chỉ có chờ xem tình hình dịch có được dập không để kiến nghị đổi vé hoặc lùi ngày về", chị N. cho biết thêm.
Tại Nhật Bản, anh N.M.T (du học sinh Việt Nam) cho biết, tâm lý người dân khá bình tĩnh để ứng phó với dịch bệnh do virus corona. Chính quyền sở tại kêu gọi người dân thực hiện nhiều biện pháp như đeo khẩu trang, rửa tay, súc miệng, hạn chế tới những nơi đông người... Tại cửa ra vào ở các công sở thường có lọ cồn sát khuẩn. Có thể nói ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân Nhật Bản rất đáng để nhiều nơi phải học tập.
Xuân Thắng
Theo giadinh.net
Bác sỹ "phá rào quy trình" cứu sống thai nhi bị sa dây rốn Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), đơn vị vừa "phá rào quy trình" cấp cứu thành công cho sản phụ Hoàng Thị Anh (30 tuổi, ở thôn Trung Bá, xã Cẩm Nam) và thai nhi bị sa dây rốn. Niềm vui đón bé chào đời của gia đình sản phụ Hoàng Thị Anh Trước đó, vào...