4 tiếng phẫu thuật cứu cánh tay dập nát bị cuốn vào máy xay
Sau 4 tiếng, ê-kíp y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nối vi mạch máu ở cánh tay bị dập nát của bệnh nhân.
Ngày 2/4, Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên – Huế) đã phẫu thuật thành công nối vi mạch máu cánh tay bị dập nát của bệnh nhân Đàm Văn H. (16 tuổi, trú Quảng Bình).
3 tuần trước, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng cẳng tay phải bị dập nát, hư hại hoàn toàn phần mềm và xương do bị cuốn vào máy xay.
Ê-kip y bác sĩ phẫu thuật nối vi mạch máu ở cánh tay cho bệnh nhân. Ảnh: Nhật Tân.
Bệnh nhân được xử lý cấp cứu, cầm máu và cắt lọc vết thương và tạo vùng da che phủ vùng khuyết, tạo điều kiện làm tay giả cho bệnh nhân. Sau lần xử lý cấp cứu, bệnh nhân tiếp tục trải qua 2 lần phẫu thuật thiết lập hệ thống VAC (vacuum assisted closure) trên vết thương nhằm giữ vùng khuyết sạch sẽ.
Video đang HOT
Ngày 1/4, ê-kíp y bác sĩ do TS.BS Hồ Mẫn Trường Phú (phẫu thuật viên chính) đã quyết định ứng dụng kính vi phẫu Vtom 3D để tiến hành ca phẫu thuật cho nam bệnh nhân.
Sau 4 tiếng phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục. Dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện sau một tuần.
Theo bác sĩ Phú, công nghệ kính vi phẫu Vtom 3D giúp trực tiếp tái tạo hình ảnh trong phẫu trường chi tiết và có chiều sâu giúp xác định rõ về mặt giải phẫu. Hình ảnh được phóng đại hiển thị trên các màn hình lớn hỗ trợ cho ê-kíp phẫu thuật, dễ dàng trong thao tác điều hướng camera theo yêu cầu của phẫu thuật viên.
Công nghệ mới làm giảm thời gian phẫu thuật, thời gian gây mê toàn thân cho bệnh nhân nhưng vẫn đảm bảo các thao tác mổ chuẩn xác.
Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: Google Maps.
Theo Zing
Ghép tạng giúp người bệnh sống thêm một thời gian dài
Ngày 18.3, tại Hà Nội, Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia (gọi tắt trung tâm) tổ chức hội thảo về điều phối ghép tạng.
Một ca ghép tim tại Bệnh viện Trung ương Huế N.T
Tại hội thảo, GS-TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc trung tâm, cho biết đến thời điểm hiện tại, cả nước có 19 trung tâm ghép tạng, với gần 3.700 ca ghép tạng đã thực hiện, trong đó có 7 ca ghép tạng xuyên Việt.
Theo GS-TS Trịnh Hồng Sơn, khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu nguồn tạng để ghép cho bệnh nhân trong khi mỗi ngày có hàng chục ca chết não; chưa thực hiện kết nối thông tin giữa các trung tâm ghép tạng; chưa có danh sách người chờ hiến tạng khiến việc điều phối khi có tạng hiến chưa thuận lợi.
Các trung tâm ghép tạng đang tiến tới việc kết nối, lập danh sách người chờ ghép quốc gia; khi có tạng hiến sẽ ưu tiên người nhận phù hợp gần nhất đảm bảo chất lượng tạng hiến.
GS Hồng Sơn cho hay, ghép tạng giúp người bệnh sống thêm một thời gian dài; nhiều trường hợp sau ghép gan sống thêm 8 - 10, thậm chí 20 - 30 năm với chất lượng sống tốt.
Theo ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc trung tâm, hiện cả nước đã có gần 20.000 người đăng ký hiến mô tạng sau khi qua đời, tăng hàng trăm lần so với 5 năm trước.
Theo số liệu thống kê, đến nay, trong số gần 3.700 ca ghép tạng đã thực hiện, có hơn 3.500 ca ghép thận, 150 ca ghép gan và 28 ca ghép tim.
Theo TNO
Cứu sống du khách Pháp bị nhồi máu cơ tim Hơn 1h sáng 8/3, ông Leon Felix được đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế do lên cơn đau thắt ngực, khó thở. Giáo sư, tiến sĩ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết ngay trong đêm bệnh viện đã triển khai quy trình báo động đỏ để cứu ông Leon Felix 76 tuổi. Bệnh nhân từ Pháp...