4 tiêm kích không người lái nổi bật trong chiến tranh tương lai
Anh, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc là 4 quốc gia dẫn đầu trong cuộc đua phát triển tiêm kích không người lái thay thế vai trò của chiến đấu cơ trong tương lai.
Cuộc đua trong lĩnh vực không quân giữa các cường quốc quân sự hiện nay dường như đang bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới với ưu tiên chế tạo các tiêm kích không người lái (UAV) có thể tấn công tiêu diệt đối phương.
Dù tiêm kích có người lái F-22 Raptor vẫn là bá chủ bầu trời và tiêm kích F-35 đang chuẩn bị sẵn sàng tham chiến lần đầu, những tiêm kích không người lái đang phát triển dưới đây sẽ thay thế chúng trong chiến tranh tương lai, theo Techinsider.
Tiêm kích tàng hình tối mật Taranis, Anh
Tiêm kích không người lái tàng hình tối mật Taranis của Anh. Ảnh:Techinsider
Tiêm kích không người lái Taranis, đặt tên theo một vị thần sấm ở Celtic, sẽ được triển khai vào năm 2030 để sát cánh cùng các chiến đấu cơ có người lái của Anh. Đây là một trong những UAV tối tân nhất được sản xuất. Với vận tốc 312 m/s và hoàn toàn tàng hình trước radar, nó có thể xuất hiện bất ngờ rồi biến mất không dấu vết khiến lực lượng phòng không đối phương không kịp trở tay.
Theo công ty BAE, UAV Taranis có thể thực hiện các nhiệm vụ giám sát lâu dài, đánh dấu mục tiêu, thu thập tình báo, răn đe đối thủ và thực hiện các cuộc tấn công trong lãnh thổ đối phương.
Dù tiêm kích không người lái Taranis có thể hoạt động hoàn toàn tự động, Bộ quốc phòng Anh và công ty BAE sẽ thiết kế để có người giám sát dưới mặt đất.
Video đang HOT
Tiêm kích không người lái F-16, Mỹ
Trong bối cảnh UAV X-47B nhiều khả năng sẽ trở thành một trạm tiếp liệu trên không cho các chiến đấu cơ, Mỹ hiện chỉ dựa vào việc phát triển tiêm kích không người lái trên nền tảng tiêm kích F-16 Falcon cũ.
Chương trình “Loyal Wingman” được thiết kế để nâng cấp các tiêm kích thế hệ 4 như F-16 thành các máy bay không người lái tự động sau khi nâng cấp phần cứng và phần mềm để máy tính điều khiển. Các phi công điều khiển F-22 và F-35 sẽ chiến đấu bên cạnh sự yểm trợ của một vài tiêm kích không người lái F-16 và F/A-18 Hornet.
Hải quân Mỹ hiện vẫn quan tâm đến việc phát triển một tiêm kích không người lái thế hệ mới, nhưng đó là trong tương lai xa xôi trong khi các UAV F-16 có thể tham chiến trong một vài năm tới.
Tiêm kích không người lái AURA, Ấn Độ
Máy bay nghiên cứu không người lái tự động AURA là một công nghệ thực nghiệm đang được Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Bộ quốc phòng (DRDO) Ấn Độ phát triển. UAV này được thiết kế để mang theo các vũ khí bên trong khoang và có khả năng tự phòng thủ, trinh sát và tấn công các mục tiêu dưới mặt đất.
Mức độ “tự phòng thủ” của UAV AURA vẫn chưa được công bố nên có thể ngoài khả năng tấn công mục tiêu trên mặt đất, nó sẽ có khả năng không đối không hạn chế. Dường như chương trình này đã bị chậm so với dự kiến ban đầu là chế tạo nguyên mẫu vào năm 2015 và hoàn thiện vào 2020.
Tiêm kích không người lái Kiếm Sắc, Trung Quốc.
Máy bay không người lái Kiếm Sắc của Trung Quốc. Ảnh: Youtube
Đây là chương trình phát triển UAV tối mật đến mức không ai biết chắc chắn nhiệm vụ của nó là gì. UAV Kiếm Sắc của Trung Quốc đã trải qua vài lần thiết kế và chế tạo các nguyên mẫu. Thiết kế cánh hỗn hợp bay thử hồi cuối năm 2013 là biến thể mới nhất từng được biết.
Theo các chuyên gia, dường như UAV Kiếm Sắc của Trung Quốc phát triển dựa trên máy bay chiến đấu “Skat-Cá đuối” của Nga vốn bị xếp xó trong nhiều năm.
Trung Quốc chủ yếu cần tiêm kích không người lái tàng hình để thực hiện các hoạt động trên biển trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Nếu không được tích hợp các vũ khí không đối không, nó có thể đóng vai trò là thiết bị cảm biến cho các hệ thống phòng thủ mặt đất và có thể có thêm tính năng chống tàu.
Duy Sơn
Theo VNE
Những điểm yếu của tiêm kích lừng danh F-22 và F-35 của Mỹ
Trong tương lai, Lầu Năm Góc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm như F-22 và F-35 trong trường hợp một cuộc xung đột trên thế giới nổ ra.
Tuy nhiên, các căn cứ của quân đội Mỹ sẽ càng gặp nguy hiểm trước các loại tên lửa đạn đạo của đối phương hoặc thậm chí có thể bị bất ngờ không kích. Điều này có nghĩa là các chỉ huy Mỹ sẽ phải cẩn trọng hơn trong việc triển khai các loại máy bay quân sự, đồng thời phải nỗ lực bảo vệ chúng bằng nhiều hình thức.
Một phi đội máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ.
Đây là những nguy cơ mà các nước phương Tây đã từng nêu ra vào thời Chiến tranh Lạnh, khi họ cho rằng các căn cứ quân sự của họ có thể bị không kích bởi các nước thuộc Hiệp ước Warsaw. Ngày nay, khi Trung Quốc đang phát triển quân sự và dần trở thành một đối thủ lớn của Mỹ, nguy cơ trên lại xuất hiện một lần nữa.
Một giải pháp được đưa ra đó là phân tán địa diểm hoạt động của các máy bay tiêm kích. Đại tá Max Marosko, người từng là một trong những phi công giỏi nhất của Mỹ tham gia lái máy bay F-22 và Trung tướng Jeff Harrigian, chỉ huy của Bộ Tham mưu Trung ương Không quân Mỹ cho biết, việc triển khai các phi cơ chiến đấu đến những khu vực mà đối phương ít ngờ đến là một trong những cách hữu hiệu để tránh bị tấn công bằng các loại tên lửa hiện đại.
Trong một bài phân tích của viện nghiên cứu Mitchell (Mỹ), ông Marosko và Harrigian nói rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ cần phải được "nhanh chóng triển khai và hoạt động tại nhiều sân bay quân sự và dân sự, tránh tập trung toàn bộ phi cơ hiện đại tại một địa điểm nhất định. Đối phương sẽ không thể dùng tên lửa đạn đạo để tấn công "chí mạng" vào các máy bay chiến đấu và cho phép Không quân Mỹ vẫn có thể hoạt động". Tuy vậy, ông Marosko nhấn mạnh rằng việc đóng quân ở nhiều nơi trên thế giới buộc Mỹ phải có một hệ thống hậu cần phức tạp để các phi cơ này luôn được bảo dưỡng.
Một trong những vấn đề mà F-22 và F-35 đang gặp phải đó là, cả hai phi cơ đều có tầm hoạt động tương đối ngắn, nghĩa là chúng sẽ cần có máy bay tiếp nhiên liệu bay cùng. Loại máy bay này cùng các phi cơ do thám sẽ là những mục tiêu mà đối phương sẽ tấn công đầu tiên, do đó khi tham chiến chúng sẽ buộc phải hoạt động ở ngoài tầm bắn của các loại tên lửa đạn đạo. "Không quân Mỹ sẽ phải đưa các máy bay này ra khỏi vùng nguy hiểm, và các phi cơ tiêm kích sẽ chủ động tiếp cận chúng khi hết nhiên liệu", ông Marosko nói. "Máy bay tiếp nhiên liệu có vai trò rất quan trọng và cần được bảo vệ chặt chẽ".
Thêm vào đó, Không quân Mỹ sẽ phải có một hệ thống truyền dữ liệu thống nhất để các máy bay thế hệ thứ năm có thể chia sẽ những thông tin thu thập được cho nhau một cách dễ dàng. Trung tướng David Deptula, giám đốc viện nghiên cứu Mitchell cho biết, mục đích cuối cùng là Mỹ sẽ có một "mạng lưới đám mây", khi tất cả các thiết bị cảm biến của tất cả các máy bay nằm trong mạng lưới sẽ được sử dụng để dễ dàng xác định mục tiêu. Không quân Mỹ hiện đang nghiên cứu chế tạo một hệ thống như vậy.
Sau cùng, mặc dù các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sẽ giúp Mỹ có lợi thế khá lớn về mặt quân sự, Lầu Năm Góc vẫn phải tiếp tục thúc đẩy phát triển thêm những công nghệ mới, bởi theo ông Marosko, "Khoảng cách giữa Mỹ và các đối thủ trực tiếp trên thế giới đang thu hẹp từng ngày".
Theo Infonet
Cận cảnh siêu tiêm kích tàng hình tối tân F-35 Mỹ F-35 được nhận xét là mẫu tiêm kích hiện đại và đắt giá nhất của Mỹ, sở hữu tính năng tàng hình ưu việt cũng như năng lực tấn công mạnh mẽ. Không quân Mỹ hồi đầu tháng thông báo phi đội tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35A Lightning II đã sẵn sàng chiến đấu. Mẫu máy bay một chỗ ngồi, một...