4 thực phẩm và các huyệt đạo giúp dưỡng phế trong ‘gió lạnh đầu mùa’
Thời tiết đã chuyển sang thu, khí hậu sẽ ngày một khô hanh, ảnh hưởng không tốt đến tạng phế (phổi).
Một số thực phẩm và tác động vào huyệt một số huyệt có thể giúp dưỡng phế…
Mùa thu theo văn hóa phương Đông là mùa của sự thu liễm, dương khí sẽ dẫn dần liễm nạp, cây cối dần rụng lá, khí hậu sẽ ngày một khô hanh. Lúc này, làn da sẽ trở nên khô hơn, con người dễ trở nên u sầu và dễ mắc các triệu chứng như cảm lạnh, dị ứng mũi, hen suyễn, dị ứng da. Những triệu chứng này đều là điển hình của mùa thu khô hanh.
Theo Đông y, sự khô hanh mùa thu dễ làm tổn thương đến tạng phế của con người, làm tiêu hao tân dịch, khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng khô như da dẻ khô, nứt nẻ, khô mắt, khô môi, khô miệng, khô mũi…
Ngoài ra còn có các triệu chứng của phế như ho, đau họng… Do đó, trong mùa thu, việc dưỡng sinh cần chú trọng đến dưỡng phế. Đông y có rất nhiều phương pháp để dưỡng khí, dưới đây là 4 loại thực phẩm và 4 huyệt vị trong số đó.
4 thực phẩm dưỡng phế
Đông y có câu “dược bổ bất như thực bổ”, tức là bổ dưỡng bằng thuốc men không bằng bổ dưỡng bằng thực phẩm. Mùa nào thức nấy, mỗi mùa với những đặc trưng về khí hậu lại sản sinh ra những loại thực phẩm phù hợp với tiết trời ấy.
Các thầy thuốc Đông y thường khuyến nghị khi dưỡng phế có thể sử dụng các thực phẩm có màu trắng, vì theo ngũ hành, màu trắng thuộc hành kim sẽ đi vào kinh phế. Có thể ăn một số thực phẩm màu trắng như nấm tuyết, củ mài, củ cải trắng, lê để đạt hiệu quả bổ âm và giữ ẩm.
- Nấm tuyết
Nấm tuyết là tên gọi khác của mộc nhĩ trắng. Theo Đông y, nấm tuyết có vị ngọt, nhạt, tính bình, không có độc, là loại nấm hấp thu được tinh khí của đất trời, có thể dưỡng nhan, làm đẹp, tư bổ giúp thân thể khỏe mạnh.
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong nấm tuyết có chứa nhiều chất sắt, vitamin C, calci, phốt pho… có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đây là loại thực phẩm rất có lợi cho cơ thể giúp dưỡng phế, chống lại sự khô táo của mùa thu.
Sử dụng nấm tuyết có tác dụng dưỡng phế, chống lại sự khô táo trong mùa thu.
Video đang HOT
- Củ mài
Củ mài ở nước ta thường được dùng thay thế cho vị thuốc sơn dược hay hoài sơn. Củ mài ngoài làm thuốc có thể chế biến thành các món ăn rất ngon miệng như nấu chè, nấu cháo, các món hầm…
Theo Đông y, đây là vị thuốc có vị ngọt, tính bình, quy kinh Tỳ, Vị, Phế, Thận. Đối với tạng phế, củ mài có tác dụng bổ ích cho phần âm của phế, sinh tân dịch giúp điều trị các chứng phế âm hư tổn.
Mùa thu, tạng phế dễ bị tổn thương, tân dịch dễ bị hao tổn vì vậy đây là một loại thực phẩm dưỡng sinh rất thích hợp để ăn trong mùa này.
Củ cải trắng được mệnh danh là Nhân sâm trắng, là loại rau rất có lợi đối với sức khỏe con người. Theo Đông y, củ cải trắng có vị cay, tính mát, khi nấu chín sẽ có vị ngọt, tính bình, quy kinh Phế, Vị.
Đây là loại thực phẩm có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp rất tốt, có thể điều trị các trường hợp người mệt mỏi, suy nhược, ho nhiều, ho có đờm, ho ra máu, viêm Phế quản mạn tính ở người cao tuổi…
Củ cải trắng cũng là một lựa chọn giúp dưỡng phế, bổ sung tân dịch cho mùa thu.
- Quả lê
Từ lâu lê đã trở thành một dược liệu thiên nhiên giúp điều trị các bệnh liên quan đến Phế. Theo Đông y, lê có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận phế, giảm ho, sinh tân dịch, thanh nhiệt, tiêu đàm, tiêu độc. Lê và các món ăn chế biến từ lê chính là những thực phẩm vô cùng quý báu trong mùa thu giúp dưỡng phế, chống lại sự khô táo.
Quả lê là dược liệu thiên nhiên giúp dưỡng phế trong mùa thu.
Dưỡng phế mùa thu bằng cách xoa bóp 4 huyệt đạo
Ngoài việc ăn uống, việc xoa bóp các huyệt đạo cũng là một lựa chọn tốt. Dưới đây là 4 huyệt đạo có thể giúp dưỡng phế mùa thu. Mỗi ngày dành thời gian day ấn các huyệt đạo này sau một thời gian tác dụng dưỡng phế sẽ có thể thấy rất rõ.
Vị trí: Nằm ở phía dưới đầu ngoài của xương đòn, trên bờ trên của cơ ngực lớn, tại điểm lõm giữa cơ và xương đòn.
Huyệt vân môn là huyệt trên kinh phế, đây là nơi phát ra mạch khí của kinh phế, có tác dụng khai thông phế khi, giảm ho, long đờm, có tác dụng điều trị nhiều chứng bệnh do phế khí hư nhược gây ra.
Vị trí huyệt vân môn.
- Huyệt trung phủ
Vị trí: Nằm dưới huyệt vân môn 1 thốn (khoảng bề ngang của đốt ngón tay cái).
Cũng giống như huyệt vân môn, trung phủ cũng là một huyệt thuộc kinh phế. Đây là nơi mạch khí của kinh phế hội tụ, có tác dụng sơ điều phế khí chuyên dùng trong điều trị các chứng ho, hen suyễn, viêm khí quản, lao phổi…
- Huyệt ngư tế
Vị trí: Nằm ở lòng bàn tay, tại trung tâm của xương bàn tay của ngón cái (trung tâm ô mô cái).
Đây là huyệt thứ 10 của kinh phế, có các tác dụng điều trị chứng ho, ho ra máu, lao phổi – là một huyệt giúp dưỡng phế trong mùa thu.
- Huyệt tam âm giao
Vị trí: Nằm ở phía trên mắt cá trong của chân, cách mắt cá chân bê ngang của 4 ngón tay.
Tam âm giao là huyệt thường xuyên được dùng trong Đông y. Đây là nơi hội tụ của ba kinh âm ở chân là can, thận và tỳ, là huyệt thứ 6 trên kinh tỳ. Theo Đông y, tỳ thổ sinh phế kim, vì vậy đây đồng thời cũng là một huyệt vị rất hiệu quả trong việc dưỡng phế, dưỡng tân dịch, đặc biệt thích hợp trong mùa thu.
Loại quả vị ngọt lịm có ở Việt Nam là insulin hạ đường huyết tự nhiên, ngăn ngừa ung thư
Đây là loại quả được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là trong mùa hè vì tính giải nhiệt.
Quả lê là một loại trái cây quen thuộc với nhiều người không chỉ vì hương vị ngọt thanh, giòn mát mà còn vì những giá trị dinh dưỡng phong phú mà nó mang lại. Lê thường được bày bán rộng rãi ở các chợ Việt với giá cả phải chăng, trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều người. Đặc biệt, trong những ngày hè oi ả, nó trở thành lựa chọn lý tưởng nhờ tính mát và tác dụng thanh nhiệt hiệu quả.
Lê chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Theo nghiên cứu, mỗi 100g lê cung cấp khoảng 86,5g nước, 1,6g chất xơ, 1g carbohydrate, 0,1g chất béo, 0,2g protein... Bên cạnh đó, nó còn chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, cần thiết cho sức khỏe tổng thể.
Quả lê được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Ảnh minh họa: Internet
Trong y học cổ truyền, quả lê có vị ngọt mát, giúp thanh nhiệt cơ thể, giảm ho, tiêu đờm và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Y học hiện đại cũng công nhận nhiều lợi ích sức khỏe của lê, cho thấy loại trái cây này có khả năng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Một trong những tác dụng to lớn mà loại quả ngọt này mang tới cho sức khỏe là khả năng kiểm soát đường huyết. Mặc dù lê có vị ngọt nhưng đường trong lê được cơ thể hấp thụ chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Hơn nữa, chỉ số đường huyết của loại trái cây này còn ở mức thấp (GI=38) nên không khiến đường trong máu tăng vọt. Vì vậy, đây là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.
Qua nghiên cứu hơn 200.000 người, các nhà khoa học phát hiện ra rằng ăn 5 phần trái cây giàu anthocyanin như lê đỏ mỗi tuần có thể giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II. Chất xơ trong lê cũng làm chậm quá trình tiêu hóa đường và giúp cơ thể hấp thụ chậm hơn, từ đó ổn định đường huyết.
Chất xơ trong lê có khả năng kết hợp với các axit mật thứ cấp khiến chúng bị đào thải ra khỏi cơ thể, giảm thiểu nguy cơ gây hại cho tế bào ruột. Một nghiên cứu trên 478.000 người được đăng tải trên Tạp chí y khoaInternational Journal of Cancer khẳng định rằng việc tiêu thụ táo và lê đều đặn giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư phổi. Các chất chống oxy hóa và chất xơ có trong hai loại quả này được cho là có khả năng bảo vệ tế bào phổi và loại bỏ các chất độc hại, góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh.
Chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đẩy lùi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa: Internet
Lê còn là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, giúp bảo vệ tim mạch khỏi tổn thương. Nó có khả năng ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trong động mạch, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Đây còn được coi là một trong những "thần dược" bổ xương. Lê làmột nguồn cung cấp boron dồi dào, một khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả. Nhờ đó, nó góp phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa loãng xương và các vấn đề về khớp, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Ngoài ra, loại trái cây bình dân nói trên cũng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe đường ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn.
Ăn lê giúp giúp kiểm soát lượng đường trong máu tăng đột biến? Trong số các loại trái cây ngon ngọt mà người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn nhẹ mà không lo lượng đường trong máu vượt quá tầm kiểm soát là quả lê. Không chỉ bệnh tiểu đường, loại quả hình chuông này còn mang đến nhiều tác dụng khác với sức khỏe. Quả lê chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa...