4 thực phẩm đẩy lùi hàng loạt căn bệnh do nắng nóng gây ra, phòng tránh được đột quỵ do sốc nhiệt
Nắng nóng có thể gây ra hàng loạt những căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, việc phòng ngừa dựa vào chế độ ăn là cách đơn giản mà hiệu quả để giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng lại hợp lý vô cùng, trời càng nóng thì bạn càng nên ăn một số loại thực phẩm có vị đắng, bởi chúng thực sự giúp giải nhiệt, làm dịu cơn khát tốt gấp nhiều lần so với một ly nước ngọt.
Mọi người thường không thích ăn các món có vị đắng, tuy nhiên chất tạo vị đắng này lại rất quan trọng đối với sức khỏe trong mùa hè. Nếu không muốn cơ thể bốc hỏa, gan nóng hay tệ hơn nữa là sốc nhiệt dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, bạn cần phải bổ sung một số loại thực phẩm sau đây vào bữa ăn.
4 loại thực phẩm có vị đắng phổ biến nhất
- Mướp đắng (khổ qua)
Từ lâu mướp đắng nổi tiếng là một loại thực phẩm lành mạnh, an toàn cho sức khỏe và thường được chế biến thành nhiều món ngon. Ăn mướp đắng thường xuyên sẽ giúp cơ thể hạ đường huyết, nuôi dưỡng và trẻ hóa làn da, đặc biệt vào mùa hè nó giúp giải nhiệt rất hiệu quả.
Ăn mướp đắng thường xuyên sẽ giúp cơ thể hạ đường huyết, nuôi dưỡng và trẻ hóa làn da.
Trong mướp đắng còn có chất quinoline, chất này có vị đắng đặc trưng giúp cơ thể kháng khuẩn, chống viêm, thúc đẩy tiêu hóa tốt. Vì vậy, mùa hè là thời điểm thích hợp để ăn nhiều hơn các món ăn chế biến từ mướp đắng.
- Rau tần ô
Rau tần ô (rau cải cúc) trong Y học Trung Quốc được ví như một thần dược, bởi nó có thể điều trị hiệu quả 5 tình trạng bệnh: mệt mỏi, chán ăn, nhẹ cân, khí hư ra nhiều, làm dịu thần kinh. Nó cũng có tác dụng tốt trong việc chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Ít người biết rằng rau tần ô là một trong những loại rau dại được người Trung Quốc phát hiện và ăn sớm nhất. Nó chứa nhiều vitamin, khoáng chất, choline, đường, riboflavin và mannitol, chất làm se…, nếu ăn vào những ngày nóng nực sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, sảng khoái, giảm viêm da hiệu quả.
Video đang HOT
Rau diếp xoăn rất quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Nó có vị đắng nhẹ, không quá khó ăn, thường được làm salad hoặc ăn kèm với các món thịt nướng rất ngon. Trong rau diếp xoăn chứa nhiều carotene, chất xơ, vitamin C, có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt và ngăn ngừa táo bón.
Rau diếp xoăn có nhiều công dụng tốt cho gan. Ảnh: Simplyrecipes
Ngoài ra, rau diếp xoăn còn có tác dụng làm sạch gan, hạ hỏa, làm mát da, phù hợp để ăn nhiều vào mùa hè.
Mặc dù hạt kiều mạch không phải là thực phẩm dễ ăn, bởi có vị đắng đặc trưng, nhưng bù lại nó là loại ngũ cốc cực kỳ tốt cho sức khỏe. Ăn kiều mạch thường xuyên sẽ giúp tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng, giảm khí và mở rộng đường ruột, dạ dày cũng được bảo vệ tốt hơn. Đặc biệt, nó rất tốt trong việc làm giảm 3 cao “đường huyết cao, chất béo cao, huyết áp cao”.
Mặc dù không dễ ăn nhưng hạt kiều mạch có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Freefoodtips
Ngô Trung Siêu, bác sĩ Y học cổ truyền Trung Quốc trong chương trình “Bảo vệ sức khỏe” đã chia sẻ: “ Vào mùa hè, con người nên ăn thêm những thực phẩm đắng, nó có thể ngăn ngừa đột quỵ do sốc nhiệt gây ra“.
Bác sĩ Ngô còn chia sẻ một công thức kết hợp 4 thực phẩm có vị đắng ở trên để tạo ra một loại thức uống tốt cho sức khỏe vào ngày hè.
Nguyên liệu: 3 phần mướp đắng, 2 phần tần ô, 1 phần rau diếp xoăn, 1 lượng kiều mạch thích hợp.
Cách làm khá đơn giản, chỉ cần cho tất cả nguyên liệu vào nồi, nấu sôi và để nguội. Thức uống này đặc biệt tốt cho những người đang bị huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường và táo bón.
Những người cần nên tránh ăn những thực phẩm có vị đắng
Mặc dù thực phẩm có vị đắng tốt cho cơ thể vào những ngày hè nóng nực, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người. Khi ăn quá nhiều thực phẩm này, nó sẽ khiến dạ dày trở nên khó chịu, đồng thời gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn hoặc tiêu chảy. Các bác sĩ khuyên mọi người nên ăn 2 – 3 lần một tuần và không nên ăn lúc bụng đói. Đặc biệt có 3 đối tượng cần đặc biệt tránh, đó là:
Thực phẩm có vị đắng tốt cho sức khỏe nhưng có 3 nhóm người cần tránh.
1. Người có lá lách và dạ dày yếu
Những người này thường có thể trạng cơ thể yếu ớt, tốt nhất là không nên ăn những loại thực phẩm có tính hàn hoặc đắng. Việc tiêu thụ quá mức có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy.
2. Phụ nữ có thai
Bà bầu nên ăn mướp đắng một cách thận trọng, mướp đắng chứa một lượng nhỏ quinine, sẽ không có vấn đề gì nếu ăn ít, nhưng ăn quá nhiều sẽ kích thích co bóp tử cung, có thể gây sảy thai.
3. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ trong thời kỳ có kinh nếu ăn thực phẩm có vị đắng sẽ khiến máu thoát ra ngoài kém, gây ra tình trạng vón cục gây đau bụng kinh. Nếu là người thường xuyên bị đau bụng kinh mỗi khi đến kỳ, ngay cả trong những ngày không có kinh thì vẫn không nên ăn nhiều.
Các loại rau hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp
Chứng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện sốt ho, ho khan, ho cơn, thở mệt ... đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình bệnh chứng Phong ôn Xuân ôn trong Ôn dịch Đông y.
Mướp đắng - Ảnh minh họa
Nguyên nhân phần nhiều vì ngoại tà ôn dịch lây nhiễm, vì nội thương phế âm hư, người gầy yếu vốn đang mắc các bệnh mạn tính, dinh dưỡng kém, ăn uống không phù hợp...
Đông y cho rằng, phế âm hư chủ yếu do tân dịch bị suy giảm khi nhiễm ngoại tà dễ dẫn đến ho khan, ho không có đờm, khi âm càng hư suy không chế ngự được hỏa tà mà tà hỏa càng thịnh càng gây ho, sốt.
Bệnh tật phát sinh từ sự thiếu cân bằng âm dương, nếu trong cơ thể nội nhiệt "nóng" dễ gây tích nhiệt, gây viêm sưng nặng hơn. Bên cạnh dùng thuốc nên phối hợp món ăn bổ mát tiêu đàm hết nóng, giúp ức chế vi khuẩn, virus phát triển mạnh hơn.
Dưới đây là một số món ăn dược thiện bổ mát, giàu vitamin, giúp chữa viêm đường hô hấp và tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.
Rau tần ô (cải cúc): Vị ngọt thơm, tính mát, tác dụng kiện tỳ vị, giáng hỏa, tiêu đàm, giúp chữa ho đàm ho khan, ho đàm nhiệt khó thở, viêm họng. Nấu canh với thịt cá, hoặc luộc ăn cả cái lẫn nước.
Rau má: Vị hơi đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, mát gan, thanh phế dưỡng âm giải độc, lợi tiểu, giúp chữa phế nhiệt ho khan, sốt ho viêm phế quản, viêm họng, mụn nhọt. Dùng bằng cách nấu canh với cá thịt, xay sinh tố đều tốt.
Cải canh (cải cay): Vị cay mát không độc. Tác dụng hóa đàm, thông tiếu, an tỳ thận... giúp chữa ho khan, ho đàm, ho đàm thở dốc, viêm họng phát sốt. Chế biến bằng cách nấu canh với thịt cá, luộc ăn đều tốt.
Củ cải (cải củ): Vị ngọt hơi đắng, không độc. Tác dụng long đờm, tiêu thũng, thông ứ trệ, giúp chữa ho khan, ho tức ngực sườn, bụng đầy chậm tiêu. Chế biến bằng cách hầm thịt cá, nấu canh luộc ăn.
Mướp đắng (khổ qua): Vị đắng, tính hàn không độc. Tác dụng trừ tạng nhiệt, sáng mắt, mát tim, trừ nội nhiệt, bổ hư tổn, giúp chữa ho khan, họng khô, sốt về chiều, ho tức ngực. Chế biến bằng cách nhồi thịt, nấm mèo, đậu hũ nấu canh ăn, hoặc luộc xào ăn đều tốt.
Giá đậu (Giá đậu xanh): Vị ngọt tính mát. Tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, tiêu độc chỉ khát, tiêu thực... giúp chữa đau họng phế nhiệt, ho khan khàn tiếng, bụng đầy, rất tốt với ai bị tiểu đường, tim mạch, huyết áp, cholesterol xấu cao, viêm thanh quản, đau mỏi. Chế biến bằng cách nấu canh chua hoặc luộc, xào, ép nước uống.
Mướp hương: Vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, trừ thấp, tiêu viêm... giúp chữa phế, đại tràng, nhiệt táo, ho, viêm họng, mụn nhọt. Chế biến bằng cách nấu canh với cua hoặc thịt cá đều được.
Bí đao (bí xanh): Vị ngọt, tính hơi hàn, không độc. Tác dụng giải khát, mát tim trừ nóng nhiệt, giảm phù, thông tiểu... giúp chữa nội nhiệt tâm phế nhiệt, ho khan viêm họng, táo bón... Nấu canh cá thịt hoặc luộc ăn đều tốt.
Rau diếp: Vị ngọt hơi đắng, tính hàn, không độc. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc nhuận phế, dễ ngủ, giúp chữa ho, đau họng phát sốt, ho khan ho cơn. Ăn sống, ăn lẩu, sốt cà chua, luộc, xay sinh tố...
Lưu ý: Nếu ho khan, ho cơn, đàm vàng là phế nhiệt, phế hỏa thịnh, ngoài món ăn bài thuốc trên cần tăng cường ăn rau củ quả, nước trái cây tươi bổ mát, có thể dùng nước mía, bột sắn dây, nước mơ, dâu, sơ ri, quít, chanh, bưởi. Nên tránh món ăn khô, cay, nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào khó tiêu. Tuy nhiên sốt lâu, khí huyết đều hư, người sợ lạnh nên ăn bổ, dễ tiêu, tránh thức ăn mát, sống, lạnh, chua đắng quá, các món rau củ trên khi nấu canh, luộc cho thêm gia vị cay ấm như gừng, hành, tỏi. Nếu trẻ em, người già yếu nên ăn lỏng dễ tiêu như món cháo hầm, tốt nhất hầm đậu xanh, đậu đen; ăn canh rau ngót, khoai tím, khoai mỡ, cải soong, rau mầm... Khi ăn uống bổ dưỡng phù hợp giúp cơ thể khỏe mạnh để tăng cường miễn dịch, đồng nghĩa sức đề kháng tốt chống lại tác nhân gây bệnh.
Lương y Nguyễn Minh Phúc - nguyên PCT Hội Đông y TP Vũng Tàu
Những người tuyệt đối không nên ăn mướp đắng Mướp đắng có rất nhiều tác dụng tích cực, thậm chí giúp chữa bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được mướp đắng. Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một loại thực phẩm phổ biến trong bữa cơm hằng ngày. Trong mướp đắng có hàm lượng vitamin cao giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh...