4 thực phẩm cấm kỵ khi uống rượu
Củ cà rốt, bánh đúc đậu xanh, thực phẩm xông khói, đồ nướng ăn cùng rượu sinh ra nhiều độc tố có hại cho cơ thể.
Củ cà rốt
Theo Health Sina, cà rốt là loại củ chứa nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnh song dùng không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ khuyến cáo: “Ăn cà rốt khi uống rượu hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Chất carotene có nhiều trong củ cà rốt khi kết hợp cùng chất cồn của rượu sinh ra độc tố ảnh hưởng xấu đến gan, lâu dài gây các bệnh về gan”.
Tóm lại cà rốt không phải món nhắm rượu thích hợp, không nên dùng các chế phẩm từ cà rốt khi uống rượu. Các chuyên gia khuyên những người từng nhiều lần ăn cà rốt khi uống rượu phải lập tức thay đổi thói quen này. Ngay cả sau khi uống sinh tố cà rốt xong cũng không nên uống rượu ngay để tránh gây hại cho gan.
Không nên ăn cà rốt khi uống rượu. Ảnh: Health Sina.
Bánh đúc đậu xanh
Phèn chua là một trong những phụ gia được cho vào bánh đúc đậu xanh trong quá trình chế biến để giúp bánh giòn và dai. Nghiên cứu cho thấy phèn chua làm giảm tác dụng của nhu động ruột trong dạ dày. Nếu dùng bánh đúc đậu xanh làm mồi nhắm khi uống rượu sẽ khiến chất cồn lưu lại trong dạ dày lâu hơn, vì thế làm tăng hấp thụ cồn trong cơ thể. Phèn chua còn làm gia tăng sự kích thích của cồn đối với dạ dày, làm chậm tốc độ lưu thông máu trong cơ thể, kéo dài thời gian cồn lưu lại trong máu khiến người dùng dễ bị say rượu hủy hoại sức khỏe.
Thực phẩm xông khói
Chất nitrosamine và sắc tố có trong các loại thực phẩm xông khói gây ra phản ứng với cồn trong rượu gây hại cho gan, làm tổn thương khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày, thậm chí gây ung thư.
Đồ nướng
Uống rượu khi ăn cùng đồ nướng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Trong quá trình nướng, thực phẩm không những bị mất đi lượng protein đáng kể mà chất axit nucleic có trong các loại thịt khi chế biến ở nhiệt độ cao sinh ra chất làm đột biến gene là thủ phạm gây bệnh ung thư. Nếu đồng thời uống rượu quá nhiều, hàm lượng chì trong máu tăng cao, các chất có hại vừa sinh ra kết hợp với cồn trong rượu dần dần tạo thành khối u trong đường tiêu hóa.
Video đang HOT
Nhiều nghiên cứu khẳng định thực phẩm nướng thường dễ gây ung thư hơn các loại thực phẩm khác. Vì thế mỗi người không nên ăn đồ nướng quá 2 lần trong một tuần, mỗi lần không nên quá 100 g.
Linh Ngọc
Theo VNE
Thực phẩm 'tốt' và 'xấu' đối với người tiểu đường
Ổn định lượng đường trong máu phụ thuộc vào các loại thực phẩm mà bạn ăn, vì vậy với người bị tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng, theo Msn.
Ăn nhiều thịt bò có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 - Ảnh: Shutterstock
Để có thể sống chung với bệnh tiểu đường, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm sau:
Đồ nướng
Đồ nướng thường chứa chất béo trans, đã được chứng minh làm tăng nguy cơ bệnh tim. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bệnh tiểu đường thường nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh tim.
Thịt bò
Thịt bò đã qua chế biến, xúc xích, thịt xông khói chứa hàm lượng natri cao. Một số nghiên cứu phát hiện ăn nhóm thực phẩm này có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Đồ uống có đường
Các loại đồ uống như nước ngọt, đồ uống năng lượng có hàm carbohydrate nhiều nên nhanh chóng thẩm thấu vào mạch máu, từ đó làm tăng mức đường huyết. Ngoài ra, nước giải khát và đồ uống năng lượng còn chứa lượng calo nhiều hơn là các dinh dưỡng, nên chắc chắn không tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
Ăn nhiều cơm trắng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường - Ảnh: Shutterstock
Bánh mì và gạo trắng
Gạo trắng có rất ít chất xơ, và một nghiên cứu từ Đại học Y Harvard (Mỹ) cho biết ăn cơm trắng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Thay vì gạo trắng, gạo lứt là thay thế tuyệt vời, bởi nó chứa nhiều chất xơ và có thể giữ lượng đường trong máu ổn định.
Tăng cường các loại thực phẩm "tốt"
Ngũ cốc
Đây là nguồn chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm cholesterol. Không chỉ vậy, ngũ cốc cũng chứa nhiều carbohydrate chịu trách nhiệm ổn định đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường.
Đậu
Những người bị tiểu đường có gấp 2-4 lần nguy cơ bị bệnh tim và đậu đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch rất tốt. Các loại đậu cung cấp nguồn chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol. Ngoài ra, đậu cũng là một carbohydrate phức tạp, lại chứa nhiều chất xơ nên có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
Đậu chứa nhiều chất xơ có thể làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu - Ảnh: Shutterstock
Cà phê
Bất chấp những tranh cãi, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cà phê làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2. Lý do, cà phê chứa polyphenol, một chất có đặc tính chống oxy hóa. Thêm nữa, cà phê cũng chứa magiê, và lượng magiê này được liên kết với tác dụng hạ thấp nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Sôcôla đen
Một trong số những lợi ích của sôcôla đen là bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, sôcôla còn chứa các flavanol giúp tăng độ nhạy với insulin. Điều này thật sự quan trọng đối với việc kiểm soát glucose trong máu.
sôcôla chứa các flavanol giúp tăng độ nhạy với insulin - Ảnh: Shutterstock
Các loại hạt
Hướng dương, hạnh nhân, hạt dẻ, bí đỏ... có lợi ích kép cho cả bệnh tim và bệnh tiểu đường. Các loại hạt chứa hàm lượng carbohydrate thấp và chứa chất béo không bão hòa - một loại chất béo có lợi cho tim. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị tiểu đường có thói quen thường xuyên ăn các loại hạt có thể giúp duy trì đường huyết ổn định.
Bột yến mạch
Bột yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ và không có chất béo, rất thích hợp cho những người tiểu đường. Ăn bột yến mạch làm chậm sự hấp thu carbohydrate, cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết, và do có nhiều chất xơ nên bột yến mạch cũng được chứng minh giúp giảm mức độ cholesterol.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
"Kẻ thù giấu mặt" gây nếp nhăn trên da mặt Cuộc sống hiện đại cùng với sự gia tăng của tuổi tác, những nếp nhăn bắt đầu dần dần xuất hiện trên khuôn mặt của bạn. Đây là điều khó tránh khỏi đối với chị em phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây ra nếp nhăn da mặt là gì. Chế độ ăn uống không lành mạnh: Một chế độ ăn nhiều chất béo,...