4 thứ đáng sợ nhất trong vũ trụ
Đó là những lỗ đen khổng lồ lớn gấp hàng tỉ lần Mặt trời hay những hành tinh lang thang trôi nổi trong không gian giữa các vì sao.
1. Lỗ đen
Trong thiên văn học, lỗ đen hay hố đen là một vùng trong không gian, thời gian có lực hấp dẫn lớn đến mức không để cho một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng, thoát ra khỏi mặt biên của nó. Với tốc độ cuốn 900 triệu dặm/giờ, lỗ đen có thể nuốt chửng mọi thứ ở khoảng cách gần. Do đó, chúng được mệnh danh là “kẻ giết người vô hình” của vũ trụ.
Video đang HOT
Lỗ đen được phân loại theo nhiều kích thước khác nhau, từ khổng lồ (có khối lượng gấp hàng chục tỉ lần Mặt trời) đến cực nhỏ, siêu nhỏ và vi mô. Theo các nhà khoa học, trong vũ trụ tồn tại vô số các lỗ đen, trong số đó có hai lỗ đen có khả năng chứa đựng khối lượng của 10 tỉ Mặt trời.
2. Hành tinh lang thang
Hành tinh lang thang là những hành tinh tự do, trôi nổi trong không gian giữa các vì sao thay vì ổn định trên quỹ đạo của một vì sao mẹ nào đó. Theo các nhà thiên văn học, số lượng hành tinh lang thang nhiều gấp đôi số sao trong dải Ngân hà. Và chúng có kích thước từ cỡ sao Diêm vương cho tới lớn hơn sao Mộc.
Việc các hành tinh vừa có khối lượng lớn vừa có số lượng nhiều này đi lang thang trong không gian giữa các vì sao, va chạm lẫn nhau có thể phân tán sự sống đến những nơi khác trong vũ trụ, đồng thời cũng có thể kết thúc một sự sống trên vũ trụ, như trên Trái đất của chúng ta chẳng hạn.
3. Hypernova
Hypernova là tên một ngôi sao đặc biệt lớn đã sụp đổ vào cuối tuổi thọ của nó. Về sau, các nhà khoa học đã sử dụng thuật ngữ Hypernova để mô tả các siêu tân tinh của những ngôi sao lớn nhất, các sao cực siêu khổng lồ, có khối lượng gấp 100 đến 300 lần Mặt trời.
Lõi của Hypernova sụp đổ trực tiếp thành một lỗ đen, cùng với hai luồng plasma cực mạnh được phóng ra với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Hai luồng plasma này phát ra các tia gamma mãnh liệt. Bức xạ sinh ra của một Hypernova có thể gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng cho Trái đất nếu ở khoảng cách đủ gần. Theo phỏng đoán, Hypernova chính là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng lớn thứ ba trên Trái Đất cách đây 440 triệu năm.
4. Lỗ đen siêu khổng lồ
Theo lý thuyết, lỗ đen hình thành từ sự suy sụp hấp dẫn của những sao có khối lượng lớn trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa. Sau khi hình thành, chúng tiếp tục “ăn” vật chất xung quanh. Vật chất rơi vào lỗ đen sẽ va chạm và ma sát với nhau trở thành trạng thái plasma phát ra cường độ cực lớn, khiến cho lỗ đen trở thành vật thể sáng nhất vũ trụ.
Gần đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện một lỗ đen siêu khổng lồ, có tỉ trọng tương đương 17 tỉ lần Mặt trời. Hố đen này thuộc chòm sao Anh Tiên, nằm giữa trung tâm của thiên hà NGC1277 và cách Trái đất 220 triệu năm ánh sáng.
Theo iOne